28 December 2016

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa

Chuyện dài nông thôn mới người dân còn khổ hơn xưa

Những chuyện cười ra nước mắt của người dân nông thôn ngày nay có hàng trăm thứ khổ, kể hoài kể mãi không bao giờ hết. Mỗi ngày phát hiện ra nhiều kiểu khác nhau. Gần đây nhất là chuyện cây cầu... hơn một gang tay ở xóm Đổi Mới. Việc này được chính đài truyền hình VTV1 của nhà nước phát sóng cho cả nước cùng biết.
Đã có vài trường hợp bị ngã nhưng nhiều em nhỏ vẫn phải liều mình qua cầu vì không muốn đi vòng đường xa.
Mới tuần trước, bản tin thời sự của VTV1 phát bản tin nguyên văn đoạn mở đầu như sau, "Ngày ngày, có hàng trăm người đi qua một cây cầu chỉ còn trơ khung sắt và mặt cầu chỉ lát vài thanh gỗ, rộng chừng hơn gang tay nối liền xóm Đổi Mới và xóm Đá 2, xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc của tỉnh Hòa Bình."

Bản tin khá dài, tôi xin tóm tắt những điểm chính qua những hình ảnh tôi đã xem trên truyền hình của nhà nước và báo chí "chính thống" chứ không phải của "bọn phản động" tung tin láo đâu.

Chuyện cây cầu với những hình ảnh sống động. Những em bé chỉ chừng 7-8 tuổi, thậm chí bé hơn đi qua cây cầu trông bộ khung sắt thì khá lớn nhưng mặt cầu chỉ là vài thanh gỗ rất nhỏ, chỉ đủ cho một bàn chân, một người đi qua và phía dưới là cả lòng suối sâu hun hút.

Ấy thế mà các em học sinh của xã Lỗ Sơn vẫn ngày ngày qua đó. Nhiều em còn không cần vịn vào sợi dây thép mỏng manh, bỏ cả hai tay đi qua, như những diễn viên xiếc lành nghề đang biểu diễn nơi công cộng.

Theo báo chí tường thuật lời ông Bùi Văn Nượm, chủ tịch xã đó thì cây cầu trên đã có từ lâu rồi. Năm 2014, một đoàn kiểm tra của chính quyền tỉnh, huyện Tân Lạc xuống, cho rằng cầu này đã xuống cấp, không đủ điều kiện sử dụng nên đã yêu cầu xã dỡ bỏ mặt sàn và chờ dự án đầu tư.

Nhưng trong hai năm qua, chẳng có dự án mới nào thay thế cả. Người dân hai xóm Đổi Mới và Đá 2 đã không thể chờ đợi, không thể đi đường vòng 4-5 km hay lội suối, nên họ buộc phải đi như xiếc qua cầu. Các em không hề nghĩ chẳng may trượt ngã, thì mùa cạn, bên dưới suối sâu toàn đá, còn mùa mưa thì lại lũ dữ, tính mạng cũng khó mà bảo toàn.
Các vị phụ huynh và học sinh phải men theo những thanh sắt nhỏ trên cầu để đến trường.
Chuyện này đã xảy ra ở nhiều nơi như ở bản Sam Lang, xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên chuyện người lớn đu dây qua sông, chui vào túi bóng để người khác kéo qua sông, qua suối.

Hay tại xã Hòa Lễ, huyện Krông Bông (Đắk Lắk) nằm ở bờ bắc sông Krông Ana, vượt qua sông bằng xuồng rất nguy hiểm, nhất là vào mùa mưa lũ, nên phải nghĩ ra cách "đánh đu" trên lòng sông rộng hơn 50 m.

Trở lại chuyện cây cầu rộng một gang tay. Ai cũng thấy sự quá nguy hiểm cho tính mạng người dân và người dân mong đợi chính quyền lảm cây cầu tạm hoặc sửa sang lại cho bớt hiểm nguy.

Nhưng giải quyết như thế nào?
Cách mà "những người có trách nhiệm" giải quyết vô cùng độc đáo là tháo luôn cầu. Giờ thì người dân Lỗ Sơn chỉ còn cách duy nhất là liều mình băng qua dòng suối. Chắc chính quyền không muốn nghe những lời phàn nàn của người dân nên bỏ tuốt cây cầu cho yên thân.
Đánh đu trên lòng sông rộng hơn 50 m.
Sự chờ đợi của người dân Lỗ Sơn tuyệt vọng tới mức, giờ họ mong nhớ cây cầu rộng một gang tay kia. Họ còn nói rằng giá mà báo chí, truyền hình đừng nhắc gì đến cây cầu thì họ vẫn còn có cái để qua sông.

Sự giải quyết những nguyện vọng chính đáng của người dân thường được các quan địa phương "nhanh gọn" như thế cho đỡ phiền, các quan còn phải đi họp, đi liên hoan, đi lễ Tết… đừng làm phiền đến các ông. Người dân còn hy vọng gì vào các ông lo cho dân nữa, ông lo cho nhà ông chứ tội gì lo việc bá vơ.

Một chuyện khác cũng mới xảy ra gần đây nhất, chuyện các quan ăn chặn ăn bớt của dân, thật ra chuyện không mới nhưng không ngờ đến bây giờ còn xảy ra còn "dã man" hơn.

Nhà nghèo không có quà cứu trợ, xóm trưởng nhận hẳn... 4 phần
Đó là sự việc đang gây phẫn nộ tại xóm 3, xã Hương Đô, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh). Vào sáng ngày 12 tháng 11, một công ty đã về tại UBND huyện Hương Khê trao hơn 300 suất quà, mỗi suất trị giá 500 ngàn đồng, cho bà con bị ảnh hưởng sau trận lũ vừa qua. Hầu hết các nhà dân tại xóm này đều bị ngập lụt, đặc biệt có rất nhiều hoàn cảnh khó khăn, người già neo đơn lại không được nhận quà, trong khi gia đình xóm trưởng lại nhận hẳn... 4 phần quà (!). Còn 46 suất, người dân cho rằng xóm trưởng lập ra danh sách 46 người nhưng thực chất thì trong số đó có nhiều người là vợ chồng.

Cũng theo anh Phương thì đa số những người nhận quà đợt này đều khá giả và có rất nhiều người là anh em với ông xóm trưởng. Người dân còn cho biết:
"Đa số họ là anh em của xóm trưởng. Kinh tế đều thuộc dạng khá giả, có nhà còn có ô tô, trong khi đó nhiều người già neo đơn thì không được," Đến sáng ngày 12/11, các gia đình dân có trong danh sách trên đã lên UBND huyện Hương Khê để nhận quà. Nhưng sau khi về, các hộ dân này khẳng định đã bị xóm trưởng thu lại... 300 ngàn đồng một phần.

Một gia đình cho biết, "Sáng hôm qua tôi được xóm trưởng đến thông báo là hai vợ chồng lên huyện để nhận quà. Danh sách này là xóm lập nên tôi không biết. Sau khi hai vợ chồng chúng tôi nhận về thì xóm trưởng thu về 600 nghìn đồng, vợ chồng tôi chỉ nhận được 400 nghìn đồng."

Thế là quan xã cướp trắng của người dân không cần bóp cổ. Tao là quan mày là dân nên tao có quyền thu phát bao nhiêu là do tao. Cú này nếu tính tất cả dân trong làng lên đến hàng tỉ đồng chứ không ít. Các quan tha hồ chia nhau đi ăn nhậu, đi karaoké với bồ nhí nhé.

Làm quan xã thời nay sướng hơn các ông Lý trưởng thời phong kiến. Các ông Lý trưởng còn sợ ông chánh tổng, nhưng ngày nay quan dưới có phần thì quan trên cũng có phần nên mọi việc đều êm ru bà rù rơi vào yên lặng. Cứ làm anh quan xã là ba đời sung sướng, con cháu cũng có phận nhờ. Mai này bố chết đi lại có các chú các bác "đề bạt" làm ông này bà nọ "theo đúng quy trình" ngồi lên đầu những thằng dân đen. Mọi chuyện đều "hợp pháp, đúng luật."

Ôi, luật lệ do quan đặt ra cái gì cũng đúng hết chỉ có thằng dân là sai. Cái gì cũng sai! Thế nên ở VN "sáng tạo" ra hàng loạt "luật rừng."

Ngoài ra còn chuyện những bất hợp lý trong hỗ trợ xây dựng nhà ở cho gia đình chính sách tại xã An Hữu (Cái Bè, Tiền Giang).

Họ hàng nhà quan chức ưu tiền được nhận tiền hỗ trợ
Người dân cho biết việc ông Nguyễn Văn Phúc (cha ruột ông Nguyễn Lê Sơn, Bí thư Đảng ủy xã An Hữu) được ưu ái nhận phần hỗ trợ nhà tình nghĩa dù gia đình khá giả, nhà ông Phúc không thuộc loại hư hỏng, dột nát theo quy định. Lại thêm ông Lê Hữu Tình (cậu ruột ông Sơn) cũng được ưu tiên hỗ trợ nhà ở chính sách với trị giá 40 triệu đồng ($1,700).
Nhà ông Lê Hữu Tình - cậu ruột bí thư xã - đã hoàn thành trị giá trên nửa tỉ đồng.
Người thân Bí thư Đảng ủy xã nhận suất 40 triệu về xây dinh cơ gần 1 tỷ.
Sau khi nhận hỗ trợ 40 triệu đồng, gia đình ông Tình xây dựng một căn nhà theo kiểu biệt thự "hoành tráng" nhất vùng với hàng rào cao bao quanh, kinh phí gần 1 tỷ đồng ($44,000). Một người dân ở gần đó cho biết, "Gia đình ông Tình thuộc diện giàu có trong vùng, mấy đứa con ông đều có việc làm ổn định. Ông Tình có một căn nhà đang cho thuê ngay tại trung tâm xã, vườn cây ăn trái cũng thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm nhưng vẫn được hỗ trợ nhà ở cho gia đình chính sách khiến ai cũng tức bực."

Tương tự là trường hợp ông Nguyễn Văn Phúc cũng được ưu tiên nhận một suất xây dựng nhà tình nghĩa. Khi nhận một suất hỗ trợ 40 triệu đồng, căn nhà ông Phúc đang xây gần hoàn thành và theo kiểu "biệt thự vườn" với kinh phí hàng trăm triệu đồng cũng rất hoành tráng như nhà ông Tình.

Cách nhà ông Tình, ông Phúc khoảng vài trăm mét là căn nhà gỗ mục nát của ông Nguyễn Văn Bé Tư, SN: 1955 (là cựu chiến binh). Ông Bé Tư mất cách đây gần hai tháng nhưng vẫn chưa được hỗ trợ nhà tình nghĩa. Căn nhà gỗ của ông Bé Tư đã hư hỏng phải dùng cây tràm chống đỡ để khỏi bị sập. Sau khi ông Bé Tư chết, gia đình mới được nhận thông báo sẽ được cấp hỗ trợ 40 triệu đồng để xây dựng nhà tình nghĩa trong năm nay.

Nhưng chờ đến bao giờ chưa biết. Họ hàng hang hốc nhà quan cứ việc lãnh tiền trợ cấp, ăn cướp của dân nghèo xây biệt thự, xây lâu đài cho các bà vợ.

Những chuyện khốn nạn như thế xảy ra thường xuyên ở những nơi khác, chuyện quái đản hơn nữa chuyện xã Viên An Đông, huyện Ngọc Hiển (tỉnh Cà Mau) rất bực tức vì dự án hỗ trợ con giống thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chính quyền địa phương nơi đây lại "ưu ái" dành cho cán bộ và người thân cán bộ, còn dân nghèo thì… đứng ngoài cuộc.

Người mù cũng biết ký tên
Hầu hết những người được cấp con giống đều là cán bộ và người thân cán bộ. Trong số đó có ông Phan Văn Thiết (cha vợ ông Dương Văn Nguyện-Chủ tịch hội nông dân xã); ông Nguyễn Văn Tánh (anh vợ ông Võ Thành Lĩnh- Phó Chủ tịch UBND xã) và các Bí thư, Trưởng ấp, Chi hội trưởng Hội nông dân các ấp thuộc xã Viên An Đông…

Đặc biệt, có trường hợp hết sức "vô lý" là ông Phạm Đến Tiếp, là Chi hội trưởng Hội Nông dân ấp. Theo người dân cho biết gia đình ông Tiếp chuyên kinh doanh mua bán cua giống, nhưng lại được hỗ trợ cua giống từ chương trình.

Trong các biên bản họp dân tại các ấp để xét chọn đối tượng hỗ trợ gửi về cấp trên, trong số người dân tham gia ký tên có ông Phan Văn Chủ (anh ruột ông Phan Văn Thiết, người được xét chọn). Điều đặc biệt là ông Phan Văn Chủ bị mù, không viết được, nhưng lại có ký tên vào biên bản (?).

Phù phép kiểu này đúng là ngu ngốc nhưng tại sao vẫn qua mặt được quan trên?

Hỏi như thế là đã trả lời rồi. Chuyện nông thôn mới ở VN mà, chuyện "đểu" cỡ nào, chuyện quái quỷ gì cũng có thể xảy ra.

Văn Quang
Viết từ Sài Gòn ngày 26.12.2016

21 December 2016

Những ngôi trường cổ quái ở Việt Nam

Những ngôi trường cổ quái ở Việt Nam

Tôi đã viết về chuyện giáo dục ở VN với khổ nạn của những thầy cô giáo trẻ đẹp phải đi tiếp khách cho các quan, lại phải "đòi nợ thuê" cùng những cảnh khốn khổ của thầy cô giáo. Và đáng chú ý là ông Bộ trưởng Giáo Dục và Đào Tạo Phùng Xuân Nhạ nói rằng mức độ chưa đến nỗi trầm trọng và quan trọng hơn cả nếu các giáo viên ấy có thái độ im lặng đồng tình, không có kiến nghị, phản ứng gì thì trước tiên phải quy trách nhiệm cho các giáo viên này trước xong mới tính chuyện đến người ép buộc.

Ông Bộ trưởng yêu cầu từng cô giáo trước tiên phải nghiêm túc trước đã. Phát ngôn này đã bị đả kích tơi bời vì ông Nhạ đổ lỗi cho các cô giáo trẻ đồng tình chứ không phải tại các quan. Lời phát biểu của ông Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục là một sự sỉ nhục các cô giáo bị cấp dưới của ông "điều động" (có nghĩa là bắt buộc) phải đi tiếp khách cho các quan. Che giấu tội của quan cùng hội cùng thuyền cùng những chuyện quan bịt miệng dân như thế ở VN quá nhiều rồi, tôi không nhắc đến nữa.

Tôi tường thuật chuyên những ngôi trường "cổ quái" ở VN. Tôi gọi là "cổ quái" bởi nó đúng từng chữ, cổ ở đây là xưa cũ, quái ở đây là quái đản. Có những ngôi trường xây dựng cả chục tỷ đồng rồi bỏ hoang. Có hàng trăm công trình xây dựng tốn kém nhiều tỷ đồng của dân rồi để đó cho cỏ mọc, bìm leo. Trong khi có những nơi rất cần một mái trường cho con em theo học. Như ở vùng sâu vùng xa.

Học sinh chỉ ăn cơm nắm với muối chan nước lạnh
Các em học sinh xã Mường Lý phải vượt suối, băng rừng, hàng trăm học sinh huyện vùng cao biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) dựng lều tạm trọ học gần trường với trăm bề thiếu thốn để đeo đuổi việc học, mong học được "cái chữ" sau này sẽ giúp thoát đói nghèo.

Xã Mường Lý hiện có gần 300 học sinh tiểu học và Trung Học Cơ Sở (THCS) phải trọ học tại trường - đông nhất huyện. Bữa ăn trưa của các em Vàng A Sự, Vàng A Tu, Vàng A Mỵ ở căn lều trống hoác cạnh Trường THCS Mường Lý chỉ có cơm với muối trắng, chan nước lạnh.
Trường tiểu học Minh Khai 2 và những dãy nhà cấp 4 được xây dựng từ những năm 70 của thế kỷ trước.
Bữa ăn chỉ có cơm và chan nước lã của học sinh Trường Lồ Sử Thàng.
Các em kể, "Mỗi tháng em phải về nhà hai lần lấy gạo. Tụi em tự kiếm thức ăn, đứa nào nhà khá thì có thêm một, hai chục ngàn mỗi tháng để mua vài con cá khô, đậu phụ thôi. Ở nhà bố mẹ và các em vẫn phải ăn độn ngô, sắn, bạn em nhiều đứa không đủ gạo ăn."

Thầy Nguyễn Văn Hà, Trường THCS Mường Lý, kể, "Cuối tuần, thầy trò chúng tôi lên rừng đào măng, hái rau dại, trứng kiến để các em cải thiện bữa ăn." Sống ở lều tạm, thầy trò ở đây còn lo mùa mưa thì lũ quét, lũ ống hất lều xuống sông Mã, mùa khô thì nguy cơ cháy rình rập, bởi các túp lều làm bằng tre, nứa lợp lá, nằm sát nhau rất dễ bắt lửa.

Trường tiểu học cụm xã Trà Nam nằm sát một ngọn đồi, cạnh đó là dãy nhà tre, vách nứa, che bạt để các em trú ngụ. Có đến 130 học sinh tiểu học và gần 180 học sinh THCS tá túc trong các lều bạt này đã hai năm qua, trong lều là những chiếc giường tre tự làm ọp ẹp.

Đấy chỉ là một trong nhiều trường học ở những nơi xa thành phố. Vậy mà vẫn có những nơi xây trường rôi bỏ hoang, cái nghịch lý ấy chẳng thấy ông hay bà đại biểu Quốc Hội hoặc ông bộ trưởng nào nhắc tới, toàn nói chuyện tranh quyền đoạt chức, chuyện cấm các quan đi tết nhau túi bụi mà thật ra chẳng ông nào dám quên đi chúc tết các quan trên. Chắc chưa có ông bà nào đặt chân tới những nơi học sinh ăn cơm muối uống nước lã này. Có lẽ vì các làng xã ấy chưa có đường xe hơi chạy vào, sức mấy mà các quan chịu đi xe ôm, xe thồ hay lội bộ vào xã. Mặc người dân chịu khổ suốt đời.

Nhưng chưa hết những trường ọp ẹp như thế còn ở ngay trước mắt những thị trấn, tỉnh thành "hoành tráng" nhất nhì tại VN. Tôi chỉ lấy hai thí dụ điển hình.

Ngôi trường cổ quái xây theo kiểu có lối đi hai con dê qua cầu
Trường Tiểu học Minh Khai 2 nằm giữa trung tâm thành phố Thanh Hóa, phường Trường Thi được xây dựng từ những năm 70 của thế kỷ trước hiện đã xuống cấp nghiêm trọng, có nguy cơ ảnh hưởng đến sự an toàn của học sinh và giáo viên.

Bà Nguyễn Thị Hường, Hiệu trưởng Trường Tiểu Học Minh Khai 2 cho biết, đây là ngôi trường cấp 4 được xây dựng từ những năm 70 của thế kỷ 20, gồm 4 dãy nhà, 21 phòng học, mái được lợp bằng tôn.
Trường tiểu học Trần Phú 14 phòng học bị đóng cửa bởi xuống cấp nghiêm trọng.
Các em học sinh đang đánh cược tính mạng trong ngôi trường sập xệ.
Ngôi trường dù đã qua nhiều lần sửa chữa nhưng đến nay đã xuống cấp nghiêm trọng. Mái ngói, tường gạch cũ kĩ luôn trong tình trạng chờ sập. Lớp học nào cũng bị nứt vỡ, dột nát, bờ tường bong tróc, cửa mối mọt rơi xuống bất cứ lúc nào… Đồ dùng học tập, cơ sở vật chất hư hỏng do ẩm thấp.

Đặc biệt, đường xuống các dãy nhà chỉ vỏn vẹn vừa một người đi. "Mỗi giờ vào lớp, học sinh nhốn nháo vì phải chờ đợi đi qua các dãy nhà. Đường đi như kiểu hai con dê qua một cây cầu. Một giáo viên cho biết, "Nhiều hôm trời mưa, học sinh và giáo viên đi qua cửa này quệt phải bờ tường gạch bẩn hết người."

Trường học mà xây theo kiểu hai con dê qua cầu tre để học trò cọ quẹt vào cô giáo, phải gọi là "cổ quái" đúng nghĩa, cổ quái nhất VN và có lẽ nhất thế giới!

Bà Nguyễn Thị Hường, Hiệu trưởng nói thêm, "Sở dĩ trường này không được xây mới hay nâng cấp là do đất của trường thuộc đất nhà thờ. Trước kia, UBND thành phố có ý định chuyển trường đến vị trí mới. Đã có lần chính quyền về đây khảo sát, cho nhà trường đi tham quan mô hình xây dựng của các trường bạn, và đã đặt mũi khoan dự định xây dựng rồi, nhưng không hiểu sao lại thôi."

Bà Hiệu trưởng tế nhị không muốn nói các quan còn bận chuyện vinh thân phì gia nên trường học chẳng là cái quái gì đối với ông. Xây thêm trường ông không được lợi bằng cho doanh nghiệp xây công trình lớn ông kiếm được nhiều hơn. Chuyện hàng ngày ở huyện người dân ai cũng biết nhưng đành ngậm miệng cho êm, nói vô nói ra chưa biết chừng bị trả thù, bị trù ém còn mệt hơn.
Trường THCS Cao Xanh với số vốn đầu tư 10 tỷ đã phải bỏ hoang hai năm nay do lo ngại tình trạng xuống cấp ảnh hưởng đến tính mạng học sinh.
Đường xuống các dãy nhà chỉ vừa vỏn vẹn một người đi.
Một thí dụ điển hình khác.

Trưởng tiểu học Trần Phú 14 phòng học phải đóng cửa
Trường này nằm ở trung tâm thành phố Hà Tĩnh, nhưng cơ sở vật chất của Trường Tiểu Học Trần Phú đang xuống cấp trầm trọng.

Học sinh thiếu phòng học trong khi 14 phòng của trường phải đóng cửa, các lớp học được ngăn ra bởi một tấm phên mỏng, hoặc học ở nhà ăn bán trú. Trường được xây dựng từ năm 1995. Hiện có 730 học sinh từ lớp 1 đến lớp 5. Bề ngoài trông còn đẹp, tuy nhiên, toàn trường chỉ có 12 phòng học đang sử dụng được, còn lại 14 phòng học bị đóng cửa bởi xuống cấp, hỏng nghiêm trọng.

Có những phòng học ngăn nhau bởi tấm phên mỏng, làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh. Nhiều phụ huynh phẫn nộ.

Chị H.N. môt phụ huynh học sinh nói, "Tôi thật sự không hiểu nổi vì sao một trường học ở trung tâm thành phố mà để xuống cấp như vậy. Học sinh không có chỗ học, phải học thay ca. Đặc biệt, lớp học mà ngăn cách nhau bởi tấm phên, lớp bên này học môn âm nhạc, lớp bên kia học toán thì ồn ào sao mà học được? Tôi thật sự lo lắng về chất lượng học tập của con mình."

Đối với 14 phòng học có nguy cơ sập, rạn nứt, nhà trường đã rào các lớp học này lại bằng những tấm lưới thép đề phòng tai nạn xảy ra bất cứ lúc nào.

Tại các phòng học này, trần nhà và hành lang bong tróc từng mảng lớn, hệ thống cột chịu lực đã hư hỏng nặng, nứt nẻ không bảo đảm an toàn cho việc dạy học.

Cô Nguyễn Thị Hoa, Phó hiệu trưởng Trường Tiểu Học Trần Phú cho biết, "Hơn 20 năm rồi nên hệ thống phòng học bị xuống cấp. Nhà trường đã tận dụng nhà ăn bán trú và một số phòng chức năng để sắp xếp phòng học cho 20 lớp, và phải học 2 ca - buổi sáng khối lớp 3, 4, 5 và buổi chiều khối lớp 1, 2."

Năm nào cũng đóng tiền xây dựng trường
Được biết, những năm về trước, khi học sinh đang ngồi học có tình trạng vữa xi măng trên trần nhà rơi xuống, khiến cô trò hoang mang lo lắng.

Phòng học lớp 3A và lớp 3B được ngăn cách bởi tấm phên mỏng. Em Đặng Ngọc L. học sinh lớp 3A cho biết, "Lớp học bọn em rất ồn ào, em cũng thấy khó chịu."

Trong khi đó, một phụ huynh thông tin, "Năm nào chúng tôi cũng đóng tiền xây dựng trường, trung bình mỗi năm nhà trường thu về hơn 400 triệu đồng, thì thử hỏi số tiền đó dùng để làm gì?"

Giải thích về điều này, cô Hoa cho biết nhà trường sẽ "khắc phục" điều này. "Sắp tới chúng tôi sẽ cho xử lý bằng tấm cách âm để bảo đảm việc học tập của các em". Cô cho biết thêm, "Năm nay chúng tôi thu mỗi em 600 nghìn đồng tiền xây dựng, chủ yếu là để tu bổ khu vực phía ngoài, bổ sung thiết bị dạy học cho giáo viên, ví dụ như ti vi để kết nối. Hiện trường đã gửi tờ trình lên UBTP về việc xin hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng công trình nhà học 3 tầng, 18 phòng để phục vụ công tác dạy học. Hy vọng trường sớm được xây dựng để đảm bảo chất lượng dạy và học của cô trò."

Năm trước thu được hơn 400 triệu đồng các ông bà Hiệu Trưởng dùng để làm gì bà Hiệu trưởng không trả lời được. Tại sao không thông báo rành mạch cho các phụ huynh biết? Năm nay lại thu thêm mỗi em 600 ngàn đồng nữa. Số tiền đó là quá lớn với những gia đình bình thường chưa nói đến những gia đình nghèo. Họ lấy tiền đâu mà đóng tiền xây trường? Lo ăn từng bữa còn chưa đủ, ốm đau không có tiền đi bệnh viện, đành nằm chờ chết. Nên nhiều phụ huynh đành cho các con nghỉ học về chăn trâu cắt cỏ, mất hết tương lai.

Trong khi đó nhiều ngôi trường xây dựng xong bỏ hoang. Còn những chuyện kỳ quái hơn như tình Sơn La là tỉnh nghèo mà xây dựng tượng đài với tổng vốn đầu tư đến 1,400 tỉ đồng ($60 triệu đô). Đây có thể xem là tượng đài quy mô nhất tại Việt Nam từ trước đến nay.

Cũng như ga Cái Lân bắt đầu hoạt động năm 2014, ga Cái Lân khai thác được một lô hàng duy nhất 10,000 tấn thép từ Thái Nguyên về, rồi đến nay chưa đón thêm chuyến hàng nào khác. Đến nay vẫn bỏ không. Chính phủ bỏ ra tổng vốn hơn $30 triệu Mỹ kim, và đó là tiền thuế của dân.

Tỉnh nghèo, dân đói mà các quan tiêu tiền như rác để đẹp mặt các quan thì đúng là lũ bất nhân. Trường học là tương lai của thể hệ trẻ không được ai đoái hoài tới.

Một cậu bé học sinh lớp 8 tên Vũ Thạch Tường Minh mới 14 tuổi học tại trường Armsterdam đã có những lời nói khiến cho nhiều người lớn phải giật mình, "Con không có tính từ nào khác nên con phải dùng tính từ này, là giáo dục Việt Nam bây giờ con thấy là quá thối nát rồi."

Đó là lý do trả lời câu nói nền giáo dục VN bây giờ "hết thuốc chữa rồi, đang suy sụp toàn diện."

Văn Quang
Viết từ Sài Gòn ngày 19.12.2016

20 December 2016

VC... VC

VC... VC

Hai tiếng này, tôi không hiểu sao, cho đến ngày nay, nó trở thành hai tiếng xấu xa, kinh tởm nhất trong số những danh từ để ám chỉ những hạng người mà ai ai cũng oán ghét, hận thù và muốn xa lánh. Nhưng hai tiếng Việt Cộng nguyên thủy đâu có gì là xấu xa, nó chỉ là một danh từ ghép thường thôi, như rừng núi, biển khơi, đồng áng… nhưng theo thời gian biến đổi, nó trở thành một danh từ ghê tởm và rùng rợn lúc nào chúng ta không hay.

Nếu ai chỉ một tên nào đó mà nói " Mầy là thằng Việt Cộng" thì có nghĩa người đó là một người xấu xa nhất trong xã hội hiện nay. Chẳng thà chửi cha người ta, người ta không giận bằng chủi "Mầy là thằng Việt Cộng". Như vậy đủ biết hai chữ Việt Cộng bị người đời thù ghét như thế nào rồi. Mà nghĩ cũng đúng thôi.

Nhớ lúc tôi còn nhỏ, năm tôi 11 tuổi, còn học ở trường Tiểu học Vĩnh Lợi, cách làng Vĩnh Hựu của tôi chừng ba cây số. Mỗi sáng thứ hai đầu tuần, mẹ tôi phải đưa tôi đến trường và tôi lưu trú tại nhà dì tôi cho đến cuối tuần mới trở về Vĩnh Hựu. Một buổi sáng thứ hai đầu tuần, cũng như mọi khi, mẹ tôi xếp đâu 2 chục trứng gà vào một cái giỏ để khi đưa tôi đến trường xong là mẹ tôi ra chơ bán 2 chục trứng gà đó, lấy tiền mua các thức ăn khô khác. Hai mẹ con đang đi, độ còn nửa đường là tới làng Vĩnh Lợi, thình lình trong một bụi cây rậm rạp, có một người mặc đồ đen, tay cầm khẩu súng ngắn sáng loáng, nhảy ra chận mẹ con tôi lại, quát to: Đứng lại! Anh ta đưa họng súng ngay truớc trán mẹ tôi, rồi đưa sang qua tôi, quơ qua quơ lại trên đầu tôi, hỏi mẹ con tôi có phải đem trứng ra chợ để bán cho Tây không? (Lúc đó, ở tại chợ Vĩnh Lợi, ngay phía bên kia đầu cầu sắt, có một cái đồn của người Pháp đóng tại đó). Mẹ tôi run run nói:
- Dạ thưa ông, đâu phải, tôi đem trứng này ra chợ bán để lấy tiền mua thức ăn.
- Chứ không phải mẹ con bà đem lương thực cung cấp cho Tây sao?
- Dạ thưa ông, đâu có phải như vậy.
- Thôi lần này tôi tha cho mẹ con bà đó, nhưng giỏ trứng thì bị Ủy ban tịch thu. Nhớ lần sau, còn gặp mẹ con bà đem trứng ra chợ như vậy nữa là tôi sẽ bắn bỏ.
- Dạ mẹ con tôi đội ơn ông.

Thật hú hồn hú vía. Lần đầu tiên trong đời, tôi mới nhìn thấy khẩu súng lục. Sao nó uy dũng, hiên ngang, trông rất dễ sợ. Và cũng lần đầu tiên trong đời tôi mới biết đó là những kẻ gọi là Việt Minh, những người mặc đồ đen, đầu quấn khăn rằn, rồi sau này trở thành Việt Cộng và hai chữ Việt Cộng đã ám ảnh tôi từ suốt thời bé thơ cho đến khi khôn lớn.

Nếu không có lần bị đón đường, bị đe dọa bắn bỏ hôm đó, tôi đã trở thành một tên Việt Minh từ thời trẻ dại này rồi. Tôi còn nhớ rất rõ, ở tuổi 11, 12, tôi say mê những bài hát êm đềm, như:
" Còn đâu trên chiến khu trong rừng chiều
Bên đèo lắng suối reo, ngàn thông reo
Còn đâu trên chiến khu trong rừng chiều
Bên đèo đoàn quân réo, đạn bay vèo…"

Hay hùng dũng, như:
" Mùa thu rồi ngày hăm ba, ta ra đi theo tiếng gọi sơn hà nguy biến…"

Hoặc:
"Đoàn giải phóng quân một lòng ra đi
Nào có sá chi đâu ngày trở về…"

Và còn nữa:
"Nào anh em ta cùng nhau xông pha lên đàng
Kiếm nguồn tươi sáng…"

Hay là những bài thơ mà giờ đây hơn 60 năm qua, tôi vẫn còn nguyên trong trí nhớ:
"Tôi muốn tôi là một cứu thương
Cạnh theo chiến sĩ đến sa trường
Nằm lăn trên lá hay rơm ủ
Băng trắng đầu mình những vết thương"

Thật là lãng mạn, thât là dễ thương. Làm sao mà tôi không bị quyến rũ bởi nét nhạc, lời thơ như vậy được. Cho nên tôi có ý nghĩ là mình sẽ phải theo mấy anh lớn để được vào bưng, được nghe tiếng suối reo, ngàn thông reo, được nằm lăn trên lá hay rơm ủ, được nữ y tá săn sóc vết thương… Rồi một ngày nọ, tôi được theo đoàn biểu tình đi bộ từ làng Vĩnh Hựu của tôi lên tới tỉnh Gò Công, cách xa làng tôi 14 cây số, để gọi là… ủng hộ Việt Minh. Thức dậy từ 3 giờ khuya, chuẩn bị cơm vắt muối mè, tập hợp lại rồi tháp tùng đoàn người, đi theo nhịp trống quân hành "rập rập thùng, rập rập thùng"… lội bộ suốt 14 cây số, nhờ vừa đi vừa hát "Nào anh em ta cùng nhau xông pha lên đàng", cho nên thằng con nít 11 tuổi như tôi, khi đến nơi, nào có thấy chút mệt mỏi gì đâu? Nhưng sau lần gặp gã Việt Minh với khẩu súng giết người đó, tôi đã bừng tỉnh giấc mơ bỏ học, trốn cha mẹ để ra bưng biền.

Việt Cộng! Chỉ hai tiếng thôi, nhưng sao thiên hạ hoảng hốt, kinh hoàng khi nghe đến nó.

Năm 1954, gần một triệu đồng bào miền Bắc, cũng vì hai tiếng này mà phải bỏ hết của cải, quê hương, làng xóm, mồ mả ông bà để chạy vô miền Nam xa lắc xa lơ, trốn khỏi bè lũ Việt Cộng. Năm 1975 cũng vậy, vì hai tiếng này mà hơn hai triệu người dân miền Nam phải liều chết, bằng đủ mọi cách để lánh xa loài quỷ dữ. Ở thôn quê miền Nam, khi nghe mấy tiếng "Việt Cộng về" hay "Mấy ổng về" là bà con gồng gánh, già trẻ, bé lớn chạy trối chết về phía thành phố để trốn khỏi bọn Việt Cộng. Rồi nào Việt Cộng pháo kích vào thành phố, vào quận lỵ giết hại dân lành, giết hại trẻ thơ nơi trường học. Việt Cộng đào lộ, đấp mô, đặt mìn, phá cầu… Còn Việt Cộng ngày nay thì ngoài tham nhũng còn tôi bán nước, buôn dân, bàn tay chúng phạm trăm ngàn thứ tội ác. Việt Cộng ngày nay bán rừng, bán biển, bán giang sơn cha ông cho Tàu, Việt Cộng ngày nay độc ác, tàn nhẫn với dân chúng, nhưng co ro, cúm rúm trước thằng Tàu như sợ ông nội, ông cố của chúng, bắt dân bỏ tù nếu dân đứng lên yêu nước chống lại lũ Hán xâm lăng.

Rồi tôi miên man suy gẫm, không biết những tên như Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng nghĩ sao - nhưng không biết những tên này có biết suy nghĩ không – chúng có thấy rằng sao mình đi đến đâu, thiên hạ bỏ chạy hết vậy? Mình giành được phân nửa xứ sở miền Bắc, đáng lẽ dân chúng phải ở lại với mình để kiến thiết xứ sở chứ, sao gần cả triệu người lại bỏ chạy vào Nam. Rồi mình cướp được luôn phân nửa miền Nam còn lại, thiên hạ lại ùn ùn bò chạy nữa, cả hơn hai triệu người xa lánh mình. Tại sao và tại sao? Chúng không tự đặt câu hỏi đó với chính chúng sao? Mình đi đến đâu thì người ta chạy trối chết khỏi nơi đó. Mình là thứ gì vậy? Nhìn hình ảnh cuộc di cư năm 1954, trên những chiếc tàu há mồm, nhìn những gương mặt hớt hơ hớt hãi, mất hồn, chạy đôn chạy đáo để rời khỏi Saigon tháng tư năm 1975, rồi nhìn những cảnh liều chết vượt biên lên đến cao điểm, từ năm 1975- 1980, nếu chúng là người, chúng phải suy nghĩ chứ? Mình cũng là người như họ, đầu, mắt tay chân cũng đầy đủ như họ, tại sao họ sợ mình mà chạy hết như thế? Mình có phải là quỷ dữ hay ác thú gì đâu?

Nhưng tôi nghĩ, Việt Cộng còn đáng sợ hơn là quỷ dữ nữa. Nhìn lại, từ cái thời bé thơ, thuở mà mẹ con tôi đem hai chục trứng gà ra chợ bán để có tiền mua thức ăn cho gia đình, đến ngày nay, đã hơn 60 năm trôi qua, tôi cảm thấy rùng mình, ghê sợ. Từ những việc bắt người cho mò tôm, thả xác trôi sông thuở đó, cho đến những vụ lường gạt, gian dối cướp giật của Việt Cộng ngày nay, nhìn sự dã man tàn ác của Việt Cộng đối với người dân cùng chung máu mủ … thật không thể nào tưởng tượng nổi. Quỷ chỉ nhát, chỉ hù người ta thôi, chứ không hại người ta, mà nếu quỷ có hại thì chỉ hại một người thôi. Còn Việt Cộng hại cả một dân tộc, tiệu diệt tất cả, đất đai, sông biển, núi rừng không còn, nhưng đó là nói về mặt những gì còn nhìn thấy được. Còn về mặt không nhìn thấy được thì là Việt Cộng tàn phá cả đạo đức, dung dưỡng tội ác, giết chết sự trong trắng trong lòng trẻ thơ, đưa nhiều thế hệ con em chúng ta vào vòng tối ám, dạy chúng dối trá, dạy chúng tội ác…

Nhưng như vậy cũng chưa đủ. Những nguời đã quá sợ chúng mà bỏ xứ ra đi, để xứ cho chúng ở cũng chưa được yên thân. Chúng còn cho tay chân bộ hạ, núp bóng dưới danh nghĩa này, danh nghĩa nọ, chạy theo ra ngọai quốc để quyết hành hạ những người tỵ nạn Cộng sản này cho đủ… 36 kiểu của chúng. Thật trời không dung, đất không tha. Ngày xưa, chúng đã chiếm được phân nửa nước Việt Nam, tưởng đâu rằng chúng cùng miền Nam thi đua làm cho dân giàu nước mạnh, nhưng như chúng ta đã biết, Việt Cộng cho đến 1975, còn chưa thấy cái thang máy "biết tàng hình" là gì, chưa được nhìn chiếc đồng hồ "12 trụ, 2 cửa sổ, không người lái" là gì, không hiểu cái bồn cầu "để rửa rau" hay để làm gì, trong khi miến Nam lúc đó đã là một trong những quốc gia tân tiến ở Đông Nam Á châu. Rồi lòng tham vô đáy, thực hành chủ nghĩa Cộng sản toàn cầu của chúng, chúng cướp luôn miền Nam. Thiên hạ lại bỏ chạy, chúng rượt theo ra đến ngọai quốc để áp dụng… 36 kiểu lên đầu lên cổ người đã sợ chúng mà bỏ chạy 36 năm trước.

Nếu tôi có làm anh muôn vàn bực tức, xin anh cứ chửi tôi là thằng mất dạy, thằng láu cá, thằng bỉ ổi, thằng đê tiện, thằng vô học, thằng… thằng gì cũng được, hay bảo tôi là thằng không cha không mẹ, hay là thằng do… con gì sanh ra cũng được nốt, nhưng xin đừng bảo tôi là Việt Cộng. Mầy là thằng "Việt Cộng", hai tiếng này nặng lắm, anh biết không? Nói như thế là anh chửi tôi đấy, mà chửi tôi thât nặng, đó là tiếng chửi ghê gớm nhất, đáng sợ nhất trong những tiêng chửi đương thời. Vì hai tiếng này đồng nghĩa với ác nhân, hung đảng, ác quỷ, ác tinh, man di, mọi rợ, lưu manh, gian xảo, côn đồ, thảo khấu… , lọai quỷ quái tinh ma, nghĩa là bọn trời đánh thánh đâm, trời trời tru đất diệt...

Lê Dinh

Nhật Ký Biển Đông: Thế Giới Bất Ổn, Mỹ Thay Đổi Chính Sách Ngoại Giao

Nhật Ký Biển Đông: Thế Giới Bất Ổn, Mỹ Thay Đổi Chính Sách Ngoại Giao

Bầu cử tổng thống Hoa Kỳ đã qua đi hơn một tháng. Ô. Obama nói rằng cuộc bầu cử diễn ra tốt đẹp và Ô. Trump là tổng thống tân cử của Mỹ rồi tiếp đón ông tại Tòa Bạch Ốc, chuẩn bị bàn giao quyền hành. Còn Bà Clinton đọc diễn văn chấp nhận thua cuộc và chúc mừng Ô. Trump. Nhưng nay, không hiểu vì lý do gì, theo lệnh của Ô. Obama, CIA đưa ra báo cáo nói rằng Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử để giúp Ô. Trump vào Tòa Bạch Ốc và điều đó không chỉ làm sút giảm tính khả tín của hệ thống bầu cử mà thôi. (Reuters) Việc làm của Ô. Obama hoàn toàn trái ngược với lời tuyên bố của ông khi nghe tin Ô. Trump đắc cử.

Được Ô. Obama và CIA bật đèn xanh, Dân Biểu David Cicilline thuộc Đảng Dân Chủ ở Tiểu Bang Rhode Island nói rằng vì Nga can thiệp vào cuộc bầu cử cho nên cử tri đoàn có quyền xét lại và không bầu cho Ô. Trump trong đại hội tổ chức vào 19/12/2016. Nếu không bầu cho Ô. Trump theo hiến pháp và theo truyền thống 200 năm nay thì bầu ai? Bầu Bà Clinton hay bầu cử lại? Như vậy nước Mỹ sẽ đại loạn. Trong thời gian đó ai là tổng thống? Ai lãnh đạo đất nước Hoa Kỳ? Hay Ô. Obama xé bỏ hiến pháp ở lại thêm nửa năm hay một năm nữa để tổ chức bầu cử ? Hay Ô. Paul Ryan - Chủ Tịch Hạ Viện sẽ xử lý thường vụ chức vụ tổng thống? Nếu hành động như vậy thì nền chính trị Hoa Kỳ cũng giống như Thái Lan hay một số quốc gia Phi Châu "không ăn được thỉ đạp đổ, đảo chính hay lập một chính phủ thứ hai".

Ô. Trump phản ứng lại bằng cách nói với tuần báo Time rằng ông không tin Nga can thiệp vào chuyện bầu cử. Nó trở thành chuyện khôi hài chứ không phải chuyện cần bàn cãi. Mỗi khi tôi làm chuyện gì thì họ (Đảng Dân Chủ) đều nói là có sự can dự của Nga. Còn bộ tham mưu của Ô. Trump chế riễu CIA và nói rằng những nhân viên CIA ngày hôm nay cũng chính là những nhân viên đưa tin về vụ Saddam Hussein cất chứa một kho vũ khí giết người hàng loạt khổng lồ. Còn Bà Bác Sĩ Jill Stein - ứng cử viên tổng thống của Đảng Xanh Lục (Green Party) về chót trong tất cả các tiểu bang, cũng đã thu góp được 7 triệu đô-la để yêu cầu kiểm phiếu lại tại ba tiểu bang Wisconsin, Michigan và Pennsylvania để ủng hộ Bà Clinton cho dù các giới chức bầu cử nói rằng dù có tái kiểm phiếu cũng không làm thay đổi kết quả.

Ô. Obama, Bà Clinton và Bà Bác Sĩ Jill đều là những nhân vật tiêu biểu của nước Mỹ…nay thua rồi vẫn còn cay cú, ăn không được thì phá cho hôi. Ông Obama - tổng thống Hoa Kỳ- là tổng chỉ huy tối cao (Commander in Chief) điều khiển 17 cơ quan tình báo được coi như tinh hoa của nhân loại, thế mà không bảo vệ được mạng lưới điện tử của đất nước, thì ông phải công khai xin lỗi quốc dân về khả năng lãnh đạo yếu kém của mình chứ không thể đổ vấy cho Nga để chạy tội. Hơn thế nữa cả ngàn năm nay, nước nào mà chẳng rình mò nước nào? Mỹ còn nghe lén cả các đồng minh như Pháp, Đức, Nhật Bản, mướn cả tình báo Tân Tây Lan nghe lén Việt Nam và Úc Đại Lợi nghe lén Nam Dương. Tình báo thua thì ráng chịu và tự xử chứ đừng oán trách kẻ thù. Hơn thế nữa, vụ "hacking" nếu có xảy ra thì đã xảy ra trong thời gian tranh cử. Tại sao với tư cách tư lệnh tối cao ông không tiến hành những biện pháp ngăn chặn để cho cuộc bầu cử tiến hành không bị ảnh hưởng bởi ngoại bang? Ông nín thinh và cả bộ tham mưu của ông cũng nín thinh, rồi hai vợ chổng ông đi khắp nơi, cộng với hai ông Phó Tổng Thống Al Gore và Joe Biden vận động cho Bà Clinton. Nay bầu cử xong, Bà Clinton thua đau... ông mới lên tiếng tố cáo Nga can thiệp... để làm gì đây? Ngoài ra người ta còn đặt câu hỏi, giả thử Bà Clinton thắng cử, liệu ông có làm lớn chuyện "hacking" để lật đổ Bà Clinton không?

Xin nhớ cho vợ chồng Ô. Obama khoảng 10 giờ tối trước ngày bầu cử vài tiếng đồng hồ, vẫn còn vận động cho Bà Clinton tại Tiểu Bang Florida bằng chương trình ca nhạc khổng lồ với những ca sĩ Da Đen hàng đầu như Beyoncé… thế mà Bà Clinton thua thê thảm ở Florida. Thế mới hay mất quyền lực, tranh cử tổng thống thua, cũng như bị phụ tình, tuy miệng nói "chúc mừng" nhưng "Hận này mang xuống tuyền đài chưa tan". Những hành động này chỉ làm "mưng mủ vết thương", chia rẽ và phá tan đất nước cho tham vọng cá nhân chứ người dân chẳng hưởng được lợi ích gì. Thống kê mới nhất của Đài CNBC phổ biến ngày 10/12/2016 cho thấy 56% cử tri độc lập và 25% cử tri Dân Chủ đã bỏ phiếu cho Ô. Trump chỉ vì Ô. Trump cam kết không cho công ăn việc làm của Mỹ trốn chạy ra nước ngoài. Như vậy chính công ăn việc làm, miếng cơm manh áo của người dân Mỹ đã giúp Ô. Trump đắc cử chứ chẳng có ông Nga nào can dự vào đây. Cơ quan FBI cũng không đồng ý với báo cáo của CIA về sự can thiệp của Nga trong cuộc bầu cử. Còn các giới chức của Office of the Director of National Intelligence là cơ quan giám sát 17 tổ chức tình báo Hoa Kỳ nói rằng họ không tranh luận với báo cáo của CIA nhưng họ không hậu thuẫn cho báo cáo này vì thiếu bằng thuyết phục chứng tỏ Nga can thiệp để giúp cho Ô. Trump đánh bại Bà Clinton (…lack of conclusive evidence that Moscow intended to boost Trump over Democratic opponent Hillary Clinton.) Còn phát ngôn viên của Tổng Thống Putin nói rằng, "Bản báo cáo của CIA hoàn toàn không có cơ sở và tay mơ /không chuyên nghiệp… việc CIA gán cho Nga âm mưu làm thay đổi cuộc bầu cử là xa rời thực tế." (Vladimir Putin, categorized the assessments of the CIA as "unfounded and unprofessional. CIAs suggestion that Russia attempted to tip the balance of the elections has "nothing to do with reality.)

Đảng Dân Chủ nên ngừng tay lại. Thua rồi xin nhận mình thua, chấn chỉnh lại nội bộ, vạch ra một chương trình ích nước lợi dân, bốn năm nữa Ô. Trump và Đảng Cộng Hòa không làm nên cơm cháo gì thì người dân lại trao Tòa Bạch Ốc cho Đảng Dân Chủ thôi. Trước ngày bầu cử, truyền thông ác độc và thiên vị đã tiên đoán ngày tàn của Đảng Cộng Hòa. Thế nhưng với kết quả bầu cử, Cộng Hòa không những lấy ghế tổng thống mà còn chiếm luôn lưỡng viện quốc hội. Và nếu mai đây, Ô. Trump đem lại kinh tế phồn thịnh, hãng xưởng chịu ở Mỹ mà không chạy qua Mễ Tây Cơ thì bốn năm nữa Dân Chủ khó lòng vào được Tòa Bạch Ốc và có thể đó là hồi chuông báo tử của Đảng Dân Chủ không biết chừng. "Thuận thiên giả tồn. Nghịch thiên giả vong" tức thuận với ý Trời thì còn. Nghịch ý Trời thì mất. Mà ý dân đây chính là ý Trởi. Đảng Cộng Hòa mất ghế tổng thống tám năm mà nay họ sống mạnh, sống hùng cũng là nhờ Ô. Trump đắc cử. Vậy bốn năm nữa, nếu Dân Chủ tạo được một "con gà" thật ngon ra hạ Ô. Trump hay Ô. Pence thì Dân Chủ lại "lên hương" thôi. Có chi mà âu với sầu, cay cú? Đất nước này có thuộc riêng đảng nào đâu. Đảng nào làm đúng lòng dân thì ngồi ghế lãnh đạo. Đảng nào xa rời lòng dân thì về vườn… ngồi rình chờ cơ hội. Chu kỳ này lập đi lập lại đã 200 năm rồi, sao các ông bà không biết?

Trong lúc nội tình chính trị Hoa Kỳ hận thù, chia rẽ và rối beng như vậy, Nhật Ký Biển Đông hai tuần đầu Tháng Mười Hai ghi nhận những biến chuyển quan trọng như sau:

Tình hình thế giới:
- Good Morning America ngày 1/12/2016: "Một phụ nữ Gia Nã Đại đã mua một con tôm hùm (lobster) có tuổi thọ 100 năm, nặng 23 cân Anh, đặt tên cho nó là King Louie rồi thả về với đời sống tự nhiên." Đây là một cử chỉ rất đẹp và cũng là tục lệ phóng sinh đã có cả ngàn năm nay của người Việt Nam. Thế nhưng ngày nay thói quen ăn thịt chó đã làm hoen ố hình ảnh của người Việt. Không biết tới bao giờ người Việt mới bỏ được "thú" ăn uống tệ hại này? Hiện nay có một số người sống bằng nghề trộm chó rồi bán cho các quán nhậu, cho dù bị giết, hay bị dân làng đánh nhừ tử vẫn không bỏ nghề. Đúng là nghiệp chướng! Thói quen ăn thịt chó có thể giải thích là do nghèo đói. Thế nhưng Nam Hàn và Trung Quốc lại là hai quốc gia ăn thịt chó khủng khiếp nhất thế giới. Có thể tại các quốc gia này họ thiếu giáo dục gia đình, học đường và sự thuyết giảng của các giáo sĩ về tính cách dã man của việc ăn thịt chó, hoặc không ban hành một đạo luật cấm hành hạ chó, giết chó và ăn thịt chó. Thế nhưng trớ trêu thay! Tại các quốc gia này, có thể các ông lãnh đạo chính quyền và cả hàng giáo sĩ nữa lại "mê" món giồi chó chỉ vì "Sống trên đời ăn miếng giồi chó. Chết xuống Âm Phủ biết có hay không". Thế mới hay, một câu nói nhảm nhí, một lời đồn đại, một lời sấm truyền vu vơ nếu được phổ biến rộng rãi trong dân gian có thể gây tác hại cả ngàn năm. Một dân tộc còn tệ nạn ăn thịt chó thì khó lòng chinh phục được cảm tình của thế giới cho dù nền kinh tế có là Con Rồng hay Con Cọp.

Rõ ràng Ô. Tập Cận Bình đang lo ngại Ô. Trump sẽ có những biện pháp mạnh với Hoa Lục chứ không "xìu xìu ển ển" như Ô. Obama cho nên đã níu lấy Ô. Kissinger để mong đâu "con cáo già ngoại giao" này sẽ đem "miệng lưỡi Tô Tần" để thuyết phục Ô. Trump. Chưa biết Ô. Trump sẽ nghe Ô. Kissinger tới mức nào dù Ô. Trump rất tâm đắc với Ô. Kissinger về nhiều vấn đề quốc tế. Chẳng hạn như Ô. Obama và Bà Clinton nhất định dùng phe nổi dậy Syria để lật đổ Tổng Thống Assad để đuổi Nga ra khỏi căn cứ hải quân Tartus, còn chuyện tiêu diệt Nhà Nước Hồi Giáo tính sau. Còn Henry Kissinger cho rằng Nhà Nước Hồi Giáo nguy hiểm hơn chế độ độc tài Assad, cho nên phải hợp tác với Nga để tiêu diệt Nhà Nước Hồi Giáo trước rồi tính chuyện Assad sau. Còn vấn đề Ukraina, Kissinger ngay từ đầu cho rằng phải "Phần Lan hóa" tức trung lập hóa Ukraine mới giải quyết tận gốc vấn đề bởi vì Ukraina là vùng trái độn, bằng mọi giá Nga sẽ không để Kiev ngả theo Tây Phương. Còn Ô. Obama và Bà Clinton chụp lấy cơ hội Nga thôn tính Crimea/Crưm, đem quân sát biên giới và tiến hành cấm vận để cô lập và làm suy yếu Nga. Nếu cô lập và làm suy yếu Nga là chiến lược lâu dài và sinh tử của Mỹ thì kế sách của Ô. Obama và Bà Clinton đúng. Nhưng kế sách này cũng sẽ đem lại tai họa là Nga sẽ liên kết với Hoa Lục để chống Mỹ. Theo Kissinger "hai đánh một, chẳng chột cũng què" cho nên phải tách đối phương ra, tức hòa dịu với Nga chỉ để chi phải đối phó với Trung Quốc mà thôi.
- AP ngày 1/1/2/2016: "Thượng Viện Mỹ đã dứt khoát biểu quyết tái cấm vận Ba Tư, một đạo luật đã có từ nhiều thập niên mà các nhà lập pháp cho rằng sẽ giúp cho Hoa Kỳ thế mạnh để trừng phạt Ba Tư nếu Ba Tư không tuân thủ những điều khoản của thỏa hiệp hạt nhân. Đạo luật cho phép kéo dài cấm vận Ba Tư thêm 10 năm, sẽ được gửi tới Tổng Thống Obama ký ban hành." Theo Reuters ngày 2/12/2016, Ba Tư nói rằng đạo luật này vi phạm thỏa hiệp hạt nhân ký kết dưới sự đỡ đầu của sáu cường quốc theo đó Ba Tư sẽ hạn chế các hoạt động nhạy cảm về nguyên tử để đổi lấy việc quốc tế gỡ bỏ cấm vận làm tổn hại tới nền kinh tế. Và nếu Hoa Kỳ thi hành luật cấm vận này, Ba Tư sẽ có hành động trả đũa. Cũng theo AP ngày 5/12/2016: "Bộ trưởng ngoại giao Ba Tư và Trung Quốc cùng thúc giục các chính quyền không nên vi phạm thỏa hiệp giới hạn hạt nhân ký kết với Ba Tư để đổi lấy việc tháo gỡ cấm vận, một lời tuyên bố rõ ràng nhắm vào Tổng Thống Tân Cử Donald Trump." Trong khi đó Thủ Tướng Do Thái Benjamin Netanyahu nói rằng ông sẽ làm việc với Ô. Trump để sửa chữa thỏa hiệp tệ hại này. Thế nhưng vào ngày 11/12/2016, theo AFP, Ba Tư và Boeing vừa ký kết hợp đồng mua bán 80 máy bay dân sự trị giá 16.6 tỉ đô-la. Hãng Boeing nói rằng hợp đồng sẽ tạo ra khoảng 100,000 công ăn việc làm trong lãnh vực hàng không của Hoa Kỳ. Với lập trường cứng rắn của Ô. Trump đối với Ba Tư, không biết hành pháp có ngăn cản việc mua bán này không. Hợp đồng sẽ đặt Ô. Trump vào thế khó xử vì ông tuyên bố tạo 100 triệu việc làm cho dân chúng Hoa Kỳ. Nếu ngăn cấm việc mua bán thì kế hoạch tạo công ăn việc làm của Ô. Trump khó lòng thực hiện. Thế mới hay chính trị và kinh tế không thể tách rời. Làm chính trị mà để kinh tế suy xụp thì lãnh đạo chết. Do đó người xưa nói rằng "Kinh bang tế thế" tức phải phát triển thương mại, đất nước giàu lên thì mới cứu đời được. Xin nhớ cho không thể cứu đời bằng chủ nghĩa hay lý tưởng xa vời.

- Bloomberg News ngày 2/12/2016: Đã đi một bài báo với tựa đề, "Trung Quốc đang chật vật với Trump, bèn níu lấy Kissinger- người bạn cũ" (China, Grappling With Trump, Turns to Old Friend Kissinger). Khi tiếp Henry Kissinger- con cáo già ngoại giao- tại Nhân Dân Đại Sảnh ở Bắc Kinh, Ô. Tập Cận Bình đã nói rằng, "Chúng ta đang ở vào giờ phút quyết định. Về phía Trung Quốc, chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ tình hình. Thưa Tiến Sĩ, tôi đã nghe rõ tất cả những gì ngài nói về tình hình thế giới hiện tại và sự phát triển trong tương lai của mối bang giao Hoa-Mỹ và mong muốn một mối quan hệ ổn định với Mỹ."

Rõ ràng Ô. Tập Cận Bình đang lo ngại Ô. Trump sẽ có những biện pháp mạnh với Hoa Lục chứ không "xìu xìu ển ển" như Ô. Obama cho nên đã níu lấy Ô. Kissinger để mong đâu "con cáo già ngoại giao" này sẽ đem "miệng lưỡi Tô Tần" để thuyết phục Ô. Trump. Chưa biết Ô. Trump sẽ nghe Ô. Kissinger tới mức nào dù Ô. Trump rất tâm đắc với Ô. Kissinger về nhiều vấn đề quốc tế. Chẳng hạn như Ô. Obama và Bà Clinton nhất định dùng phe nổi dậy Syria để lật đổ Tổng Thống Assad để đuổi Nga ra khỏi căn cứ hải quân Tartus, còn chuyện tiêu diệt Nhà Nước Hồi Giáo tính sau. Còn Henry Kissinger cho rằng Nhà Nước Hồi Giáo nguy hiểm hơn chế độ độc tài Assad, cho nên phải hợp tác với Nga để tiêu diệt Nhà Nước Hồi Giáo trước rồi tính chuyện Assad sau. Còn vấn đề Ukraina, Kissinger ngay từ đầu cho rằng phải "Phần Lan hóa" tức trung lập hóa Ukraine mới giải quyết tận gốc vấn đề bởi vì Ukraina là vùng trái độn, bằng mọi giá Nga sẽ không để Kiev ngả theo Tây Phương. Còn Ô. Obama và Bà Clinton chụp lấy cơ hội Nga thôn tính Crimea/Crưm, đem quân sát biên giới và tiến hành cấm vận để cô lập và làm suy yếu Nga. Nếu cô lập và làm suy yếu Nga là chiến lược lâu dài và sinh tử của Mỹ thì kế sách của Ô. Obama và Bà Clinton đúng. Nhưng kế sách này cũng sẽ đem lại tai họa là Nga sẽ liên kết với Hoa Lục để chống Mỹ. Theo Kissinger "hai đánh một, chẳng chột cũng què" cho nên phải tách đối phương ra, tức hòa dịu với Nga chỉ để chi phải đối phó với Trung Quốc mà thôi. Hơn thế nữa ảnh hưởng của Nga ngày nay lan rộng toàn cầu. Tại Âu Châu có Hy Lạp, Serbia, Hung Gia Lợi. Tại Trung Đông có Ba Tư, Iraq, Ai Cập. Tại Đông Nam Á có Việt Nam, Miến Điện rồi nay là Phi Luật Tân. Nga đang là đồng minh chí cốt của một số quốc gia Nam Mỹ như Cuba, Nicaragua. Ngoài ra, Mỹ cũng cần Nga trong một số vấn đề quốc tế như thỏa hiệp hạt nhân Ba Tư và kiềm chế Bắc Hàn. Do đó không thể phớt lờ ảnh hưởng của Nga trên vũ đài chính trị quốc tế. Có thể đó là chiều hướng đối ngoại của Ô. Trump trong những ngày tháng sắp tới.

- ABC News ngày 2/12/2016: "Vào ngày hôm nay, Tổng Thống Tân Cử Donald Trump đã nói chuyện với tổng thống Đài Loan, một hành động đã gây tức giận cho Hoa Lục. Thật là điều bất thường, có lẽ là tiền lệ chưa từng có của một tổng thống vừa đắc cử của Hoa Kỳ nói chuyện trực tiếp với nhà lãnh đạo Đài Loan- một hòn đảo tự trị mà Hoa Kỳ cắt đứt bang giao vào năm 1979 (Jimmy Carter). Hoa Thịnh Đốn đã theo đuổi chính sách một nước Trung Hoa từ năm đó khi công nhận chính quyền lục địa cộng sản thay vì chính quyền quốc gia Đài Loan như trước đây. Theo chính sách này, Hoa Kỳ công nhận Bắc Kinh là đại diện duy nhất cho nước Trung Hoa, nhưng vẫn duy trì quan hệ không chính thức với Đài Loan."

Với hành động này, có thể Ô. Trump tùy hứng và không biết gì về chính sách ngoại giao "Một nước Trung Hoa" mà Hoa Kỳ theo đuổi đã 37 năm nay, hay ông công khai phá bỏ chính sách đó và công nhận Đài Loan như một quốc gia độc lập, tách khỏi Hoa Lục. Đây là một thắng lợi về mặt chính trị cho Bà Thái Anh Văn để tuyên bố độc lập, nhưng cũng có thể tạo ra một tình thế hỗn loạn tại Eo Biển Đài Loan.

Theo Hong Kongs Phoenix TV, Ngoại Trưởng Vương Nghị đã giảm nhẹ biến cố và coi đây chỉ là tiểu sảo (small trick) của Đài Loan và ông tin rằng không có sự thay đổi trong chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Hoa. Theo Reuters ngày 4/12//2016: "Tờ Nhân Dân Nhật Báo của Trung Quốc ấn bản tiếng Anh nói rằng cuộc điện đàm 10 phút (giữa Ô. Trump và Bà Thái Anh Văn) bộc lộ cho thấy không gì khác hơn là Ô. Trump và cả nhóm tiếp nhận Tòa Bạch Ốc của Ô. Trump không có kinh nghiệm về ngoại giao. Hành động xảy ra là do thiếu hiểu biết về những điểu tế nhị trong quan hệ Mỹ-Hoa và vấn đề Eo Biển Đài Loan." Còn Ô. Pence- Phó Tổng Thống Tân Cử thì nói rằng cuộc điện đàm chỉ là phép lịch sự (khi người ta chúc mừng mình). Nhưng phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc nói rằng Ô. Trump phá vỡ đường lối ngoại giao được lưỡng đảng tuân thủ trong 40 năm qua. Tin tức mới nhất cho biết Hoa Lục đã cho oanh tạc cơ bay quanh Đảo Đài Loan để thị uy trước khi có cuộc điện đàm Trump - Thái Anh Văn. Và ngày hôm nay 5/12/2016 Trung Quốc thúc ép Hoa Kỳ không cho phi cơ chở Bà Thái Anh Văn bay qua không phận trên đường tới Guatemala vào tháng tới. Dường như Hoa Kỳ bác bỏ yêu sách này.

- Reuters ngày 4/12/2016: "Trong cuộc Hội Thảo Reagan Về Quốc Phòng Thường Niên tại California, Bộ Trưởng Quốc Phòng Na Uy Ine Eriksen Soereide thúc giục Tổng Thống Tân Cử Donad Trump nói ra một chính sách rõ ràng và có thể tiên đoán được về Nga càng sớm càng tốt giữa những lo lắng gia tăng từ Oslo về việc Nga gia tăng những hoạt động quân sự tại Vùng Bắc Cực."

Hiện nay do sự bùng nổ của kỷ nguyên thông tin toàn cầu, mỗi cá nhân, vì không chịu một sự kiểm duyệt nào, ngoại trừ lương tâm, có thể tự do loan truyền các tin tức giả tạo, hình ảnh giả tạo. Đây là một hành vi vô cùng xấu xa khiến Giáo Hoàng phải lên án. Truyền thông đại chúng là phương tiện giáo dục quần chúng tốt nhất, nhưng nó lại là khí cụ để tuyên truyền, kích động hận thù, dâm ô, chia rẽ và loan tin bịa đặt để đạt một mục tiêu nào đó. Thế mới hay "Thuốc nào cũng là thuốc độc" giống như lời của một vị thiền sư đã nói. Theo một cuộc nghiên cứu của Wall Street Journal, đa số học sinh Mỹ không phân biệt được thế nào là tin giả và thế nào là tin thật. (Study: Most Students Cannot Distinguish Fake and Real News). Tin vào tin tức giả tạo, hình ảnh giả tạo giống như người mộng du, sống trong mơ …vì đang sống trong một thế giới thực nhưng lại suy nghĩ và hành động như trong một thế giới ảo. Thật tội nghiệp! Họ hành động giống như một người mất trí hay một người mê sảng! Nói khác đi, họ là các âm binh bị phù thủy sai khiến. Loan truyền tin tức giả tạo, hình ảnh giả tạo là một trọng tội (sin).
Chưa nhậm chức, chỉ mới chuẩn bị thôi mà đã nhức đầu vì tình hình thế giới giữa lúc cuộc chiến để không cho các công ty Hoa Kỳ bỏ Mỹ di chuyển qua Mễ Tây Cơ vô cùng căng thẳng. Ngoài truyền thông nghiêng về Đảng Dân Chủ, ông Trump đang bị công đoàn tại Indiana chống đối. Thế mới hay, nhiều khi đối phó với tư bản Mỹ, với truyền thông còn khó hơn là đối phó với kẻ thù. Chỉ vài tháng nữa thôi, tóc Ô. Trump sẽ bạc trắng chứ không còn màu tơ vàng như ngày hôm nay. Việc Nhật Bản vừa phê chuẩn thỏa hiệp Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ đặt Ô. Trump vào thế khó xử chứ không phải chơi. Ông trước (Obama) đi khắp thế giới thúc giục người ta phê chuẩn đi. Ông sau (Trump) lại dẹp bỏ thì ai còn tin vào Mỹ nữa? Ông Trump có thể điều chỉnh lại một số điều khoản cho rằng bất lợi cho Hoa Kỳ. Nhưng hủy bỏ TPP là việc làm thiếu tính chiến lược và đầy Đông Nam Á vào tay Hoa Lục. Đầy ASEAN vào tay Trung Quốc thì làm sao có thể "Make America Great Again"? Do đó cũng đừng trách Ô. Duterte bỏ Mỹ theo Trung Quốc vì theo Mỹ cả trăm năm cũng chẳng được gì cả. Các nước nhỏ nên làm bạn với Mỹ nhưng vẫn phải tự lực tự cường để vươn lên. Nếu cứ ỷ lại vào "viện trợ" ngồi đó ăn bám, thì muôn đời vẫn là nhược tiểu, yếu hèn.

- Reuters ngày 4/12/2016: "Tổng Thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan từng bước cho phép thương mại giữa Trung Quốc, Nga và Ba Tư được thanh toán bằng tiền tệ của khu vực (thay vì dùng Mỹ Kim, Anh Kim, Euro...) trong một nỗ lực chống đỡ cho đồng lira (tiền của Thổ). Hiện nay Trung Quốc, Úc Đại Lợi và Tân Gia Ba đã dùng tiền của nhau để thanh toán các thương vụ thay vì dùng Mỹ Kim.

- Business Insider ngày 4/12/2016: "Tướng bốn sao Petraeus - cựu Giám Đốc CIA thú nhận rằng ông đã phạm phải lỗi lầm nghiêm trọng cách đây năm năm khi ông chia xẻ tin tức tình báo với cựu nhiếp ảnh viên và cũng là người tình bé nhỏ của ông."

Từ sự kiện này chúng ta thấy nữ sắc có thể xuyên thủng bất cứ mạng lưới an ninh nào. Dù là một ông tướng bốn sao đã được tôi luyện gần như suốt đời trong kỷ luật sắt của quân đội, chưa chắc đã giữ được bí mật quốc gia. Vấn đề là tùy theo người chứ không phải dân sự hay nhà binh. Theo Edward Snowden hiện đang sống lưu vong tại Nga, "Tướng Petraus còn tiết lộ tài liệu mật nhiều hơn cả tôi." (Snowden says Petraeus disclosed far more highly classified secrets than I ever did). Do đó trong Tam Thập Lục Kế, "Mỹ Nhân Kế" là kế độc muôn đời đắc dụng. Còn Bà Paula Broadwell - một sĩ quan tình báo quân đội kiêm nhiếp ảnh gia, đã có chồng con, lại ngoại tình với Ô. Petraeus, đáng lý ra phải biết tự xử, dù được ông chồng tha thứ, nay lại nhảy ra tuyên bố này nọ thì tôi không hiểu căn bản đạo đức của phụ nữ Hoa Kỳ như thế nào?

- Washington Post ngày 5/1/2/016: "Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ cùng Tổng Thống Obama viếng thăm Trân Châu Cảng (Pearl Harbor) vào cuối tháng này và trở thành nhà lãnh đạo Nhật Bản đầu tiên viếng thăm một địa danh của Hạ Uy Di mà Nhật Bản đã tấn công 75 năm trước đây trong Đệ II Thế Chiến."

Chuyện này không có gì ngạc nhiên. Nó chỉ là việc quên đi quá khứ để nhìn về tương lai cũng giống như Tổng Thống Pháp Francois Mitterrand vào năm 1993 đã viếng thăm Điện Biên Phủ - nơi mà một đạo quân nhà nghề hùng mạnh nhất nhì thế giới bị đánh bại và đã đứng trên hầm chỉ huy của Tướng De Castrie- người đã ra lệnh đầu hàng để cứu sống 11,000 lính Pháp còn bị kẹt trong địa ngục trần gian này. Lịch sử thì không thể thay đổi, nhưng chính sách ngoai giao có thể thay đổi cho phủ hợp với quyền lợi của đất nước.

- Reuters (Vatican City) ngày 7/12/2016: "Trong một cuộc phỏng vấn được phổ biến hôm nay, Giáo Hoàng Francis nói rằng truyền thông tập trung vào những vụ tai tiếng và loan truyền tin tức giả tạo để bôi bẩn các chính trị gia thì có thể trở thành những người có đam mê xấu xa như phân /chất bài tiết trong cơ thể con người vậy. GH Francis nói với tuần báo Belgian Catholic Tertio rằng qua việc loan truyền tin tức giả tạo, truyền thông có thể gây tác hại lớn nhất và sử dụng những phương tiện thông tin cho mục đích này hơn là giáo dục công chúng…khiến có thể cấu thành trọng tội." (Media that focus on scandals and spread fake news to smear politicians risk becoming like people who have a morbid fascination with excrement, Pope Francis said in an interview published on Wednesday. Francis told the Belgian Catholic weekly "Tertio" that spreading disinformation was "probably the greatest damage that the media can do" and using communications for this rather than to educate the public amounted to a sin.)

Hiện nay do sự bùng nổ của kỷ nguyên thông tin toàn cầu, mỗi cá nhân, vì không chịu một sự kiểm duyệt nào, ngoại trừ lương tâm, có thể tự do loan truyền các tin tức giả tạo, hình ảnh giả tạo. Đây là một hành vi vô cùng xấu xa khiến Giáo Hoàng phải lên án. Truyền thông đại chúng là phương tiện giáo dục quần chúng tốt nhất, nhưng nó lại là khí cụ để tuyên truyền, kích động hận thù, dâm ô, chia rẽ và loan tin bịa đặt để đạt một mục tiêu nào đó. Thế mới hay "Thuốc nào cũng là thuốc độc" giống như lời của một vị thiền sư đã nói. Theo một cuộc nghiên cứu của Wall Street Journal, đa số học sinh Mỹ không phân biệt được thế nào là tin giả và thế nào là tin thật. (Study: Most Students Cannot Distinguish Fake and Real News). Tin vào tin tức giả tạo, hình ảnh giả tạo giống như người mộng du, sống trong mơ …vì đang sống trong một thế giới thực nhưng lại suy nghĩ và hành động như trong một thế giới ảo. Thật tội nghiệp! Họ hành động giống như một người mất trí hay một người mê sảng! Nói khác đi, họ là các âm binh bị phù thủy sai khiến. Loan truyền tin tức giả tạo, hình ảnh giả tạo là một trọng tội (sin).

- Newsmax ngày 8/12/2016: "Các giới chức A Phú Hãn và Hoa Kỳ lo lắng về mối liên hệ xâu rộng của Nga với Taliban là lực lượng đang chiến đấu để lật đổ chính quyền Kabul, có thể làm phức tạp và tạo hiểm nguy cho tình hình. Các giới chức Nga phủ nhận việc họ đã trợ giúp cho phe nổi dậy đang tranh giành một vùng đất rộng lớn và tạo nhiều thương vong cho quân chính phủ, và nói rằng sự tiếp xúc có giới hạn với Taliban nhằm đưa Taliban vào bàn hội nghị." Vào ngày hôm nay 9/12/2016, Bộ Trưởng Quốc Phòng Carter đã bất ngờ tới Kabul gặp gỡ Tổng Thống A Phú Hãn Ashraf Ghani, cam kết Hoa Kỳ vẫn gắn bó với A Phú Hãn trong những năm tới trong một cuộc chiến kéo dài đã 15 năm lấy đi sinh mệnh của 2200 lính Mỹ và tiêu tốn hàng ngàn tỉ đô-la mà vẫn chưa kết thúc.

- AP ngày 9/12/2016: "Quốc Hội Nam Hàn do phe đối lập kiểm soát đã biểu quyết truất quyền Bà Phác Cận Huệ. Quyết định được gửi tới Viện Bảo Hiến xét xem có chính thức truất phế bà hay không. Trong khi chờ đợi, đất nước được điều hành bởi thủ tướng. Bà Phác Cận Huệ vẫn sống tại Dinh Tổng Thống (The Blue House), lãnh lương, được mật vụ bảo vệ nhưng chỉ ngồi đọc báo, xem truyền hình, nghe nhạc hay đi quanh quẩn trong nhà hoặc leo núi, câu cá giống như Tổng Thống Roh Moo-hyun năm 2004."

Thế là trong vòng vài tháng nay, thế giới có hai nữ tổng thống bị truất phế, đó là Bà Dilma Rousseff của Ba Tây và nay Bà Phác Cận Huệ. Trước đây khi còn trẻ tôi vẫn nghĩ đàn bà như mẹ hiền, nếu lãnh đạo đất nước sẽ vỗ yên trăm họ và hy sinh cuộc sống riêng tư của mình để lo cho dân chúng giống như lo cho chồng cho con vậy. Thế nhưng lịch sử cho thấy, đàn bà khi có quyền hoặc chồng, anh chị em nắm quyền, cũng lộng quyền, tham nhũng, bè phái như các Bà Võ Tắc Thiên, Bà Marie Antoinett (hoàng hậu nước Pháp),Từ Hy Thái Hậu, Giang Thanh, chị em bà Tống Mỹ Linh, Bà Bhutto của Hồi Quốc, Bà Marcos của Phi Luật Tân và ngày nay tới Bà Phác Cận Huệ và Bà Dilma Rousseff.

Các chiến lược gia Hoa Kỳ đang đứng trước ngã ba đường là phải lựa chọn một trong hai giải pháp: Đối đầu với Nga và Trung Quốc cùng lúc, hay lựa chọn kẻ thù nguy hiểm nhất để đối phó và tạm thời hòa hoãn với kẻ thù ít nguy hiểm hơn. Trong chiến lược giữ nước, muốn có quyết định sáng suốt thì phải gạt qua một bên quá khứ và mặc cảm thương-ghét. Chẳng hạn, nếu cứ ôm lấy quá khứ thì không thể có "liên minh Mỹ-Nhật" và "hợp tác toàn diện Việt-Mỹ". Ô. Trump là con người thay đổi cho nên ông sẽ không nhìn Nga là kẻ thù vĩnh viễn và chắc chắn cũng sẽ không coi Nga là người bạn vĩnh viễn. Việc bổ nhiệm Ô. Tillerson- Giám Đốc Điều Hành ExxonMobil có mối liên hệ thương mại thân thiết với Ô. Putin làm bộ trưởng ngoại giao cho thấy Ô. Trump muốn cải thiện bang giao với Nga. Theo Politico, Ô. Trump sẽ không bác bỏ chuyện gỡ bỏ cấm vận Nga. Trong một cuộc phỏng vấn dành cho AP ngày 13/12/2016, cựu Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Nga Gorbachev (85 tuổi) nói, "Tôi hy vọng Nga và Hoa Kỳ sẽ làm tốt hơn để làm dịu tình hình căng thẳng với nhiệm kỳ tổng thống của Ô. Donald Trump."
- International Business Times (Úc Châu) ngày 9/12/2016: "Theo bản tường trình của các cơ quan tình báo Hoa Kỳ, Nga đã tiến hành một cuộc thử nghiệm mang tính "cách mạng" về tàu ngầm không người lái có thể mang vũ khí nguyên tử khiến đe dọa các hải cảng và bến đậu của Mỹ."

Có thể việc phát triển tàu ngầm không người lái của Nga là một "bước ngoặt" làm thay đổi sức mạnh hải quân trên biển chăng? Cũng như máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 đã khiến Mỹ bá chủ bầu trời. Dù chúng ta có ca ngợi sức mạnh quân sự của Mỹ như thế nào đi nữa thì Nga vẫn là địch thủ đáng ngại của Mỹ.

- Reuters ngày 10/12/2016: "Thủ Tướng Robert Fico của Slovakia cho biết đất nước Slovakia mà đa số là Thiên Chúa Giáo đã thông qua đạo luật có hiệu lực vào ngày 30/11/2016 ngăn cấm Hồi Giáo và không công nhận Hồi Giáo là tôn giáo chính thống và đạo luật cũng ngăn chặn sự trợ giúp của chính phủ cho việc học hành của con em Hồi Giáo. Ông Robert Fico nói thêm rằng chúng ta sẽ nỗ lực để không một nhà thờ Hồi Giáo nào có thể xây thêm ở Slovakia."

Hoa Kỳ và Âu Châu là quán quân trong việc bảo vệ tự do tôn giáo. Quốc gia nào vi phạm lý tưởng này đều bị Hoa Kỳ và Âu Châu lên án, cấm vận, cô lập. Nhưng nay chính Hoa Kỳ và Âu Châu đang phải đối phó với thảm họa Hồi Giáo, do đó không biết lý tưởng "tự do tôn giáo" có còn được Hoa Kỳ và Âu Châu tôn trọng nguyên vẹn hay không? Đây là đạo luật kỳ thị tôn giáo của Slovakia theo quan niệm của Tây Phương hay đây là sự bảo vệ giá trị cổ truyền của Slovakia mà tôn giáo là cột trụ? Hiện nay Miến Điện cũng đang phải chật vật đối phó với vấn nạn Hồi Giáo của sắc tộc Rohingya hay còn gọi là Bengali. Trong khi đó Brunei - quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á lại tuyên bố Hồi Giáo là "quốc giáo" điều đó có nghĩa là Thiên Chúa Giáo, Tin Lành và Phật Giáo không được công nhận tại đây. Có thể rồi đây tôn giáo quá khích sẽ là thảm họa cho nhân loại. Mà tôn giáo cực đoan chính là tôn giáo muốn nắm lấy chính quyền, khống chế chính quyền, khư khư cho rằng giáo lý của mình là tối thượng, tuyệt vời, niềm tin của mình là đúng nhất…còn những ai không tin như mình đều là "ngoại đạo/không tin đạo" (infidels) cần phải tiêu diệt.

Tình hình Syria:
- ABC News ngày 11/12/2016: Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Carter loan báo đổ thêm 200 quân vào Syria nâng tổng số lên 500 nói là để huấn luyện và cố vấn cho lực lượng Syria người Kurd dự trù tấn công vào Raqqah - thủ đô trong thực tế của Nhà Nước Hồi Giáo.

- Fox News ngày 12/12/2016: Quân đội Syria hoàn toàn kiểm soát Aleppo- thủ đô trong thực tế của phiến quân, chấm dứt cuộc chiến tranh ủy nhiệm do Mỹ tiến hành để lật đổ Ô. Assad. Tuy nhiên Ô. John Kerry nói rằng dù Aleppo thất thủ nhưng cuộc chiến vẫn chưa chấm dứt. Theo Sputnik News ngày 15/12/2016: "Quân đội đang chuẩn bị dẫn phiến binh ra khỏi phía đông Aleppo. Công việc chuẩn bị được thực hiện theo lệnh của Tổng Thống Nga Vladimir Putin. Những kẻ khủng bố rời khỏi thành phố theo hành lang đặc biệt về hướng Iblib." Bản tin có kèm theo một đoạn thu hình ngắn ghi lại cuộc di tản này.

Tình hình Biển Đông:
- Reuters ngày 2/12/2016: "Tổng Thống Phi Luật Tân cho biết Tổng Thống Tân Cử Donald Trump đã mời ông viếng thăm Tòa Bạch Ốc vào năm tới trong một cuộc điện đàm rất hấp dẫn và sôi nổi, giữa lúc mối liên hệ giữa hai quốc gia bị lung lay. Ông Trump trong cuộc tán chuyện ngắn (chat) với Ô. Duterte - vị tổng thống nóng nảy của Phi -giữa lúc không sao tiên đoán được về lập trường của một trong những đồng minh quan trọng của Mỹ tại Á Châu, đã đốt thêm lửa bởi những lời thù nghịch liên tục đối với Hoa Kỳ và đe dọa cắt đứt liên minh quân sự đã có trong nhiều thập niên. " Theo AFP, Ô. Trump còn nói rằng cuộc chiến chống ma túy của Ô. Duterte là việc làm đúng, khác hẳn Ô. Obama lên án hành động này.

Đây là hành động khôn ngoan của Ô. Trump. Giữ được lý tưởng nhân quyền và mất một đồng minh chiến lược, cái nào lợi hơn cho đất nước? Như tôi đã nói trong những bài viết trước, nếu không khéo xử sự, Hoa Kỳ sẽ đẩy Phi Luật Tân vào tay Hoa Lục. Chiến lược tốt nhất vẫn là hòa dịu với Ô. Duterte để giữ yên khu vực Đông Nam Á mà Phi Luật Tân là trọng điểm chiến lược. Thế nhưng vào ngày 8/12/2016, ABC News cho biết, bộ trưởng quốc phòng Phi Luật Tân nói rằng Phi chưa chắc đã cho phép Hoa Kỳ sử dụng Phi như là nơi xuất phát những cuộc tuần tra tự do hàng hải tại Biển Đông để tránh thù nghịch với Hoa Lục. Ô. Delfin Lorenzana nói tàu chiến và máy bay Mỹ có thể sử dụng các căn cứ ở Guam hay cho máy bay xuất phát từ các hàng không mẫu hạm để thực hiện các vụ tuần tra.

Với quyết định mới nhất này chúng ta có thể thấy Phi Luật Tân đã theo đuổi chính sách trung lập để vừa phát triển đất nước vừa không phải đối đầu với Hoa Lục tại Biển Đông. Chưa biết sách lược này đưa Phi Luật Tân đi về đâu. Và không biết Hoa Kỳ có chấp nhận một Phi Luật Tân trung lập hay không? Vào ngày 11/12/2016 AP đưa tin, "Trong bài diễn văn đọc trước binh sĩ, Tổng Thống Duterte nói ông vừa quyết định chấp nhận một vụ mua bán vũ khí do Trung Quốc đề nghị với điều khoản ưu đãi có thể trả trong 25 năm, một dấu hiệu mới nhất của quan hệ nồng ấm với quốc gia trước đây thù nghịch."

Đây là cái "quả" của hành động quá vội vã của Ô. Obama tuyên bố ngưng cung cấp 25,000 khẩu súng trường cho Phi Luật Tân vì những vi phạm nhân quyền trong chiến dịch chống tội phạm ma túy.

- The Guardian ngày 9/12/2016: "Việt Nam đã nâng cấp Đảo Đá Lát (Ladd Reef) nằm ở bìa tây nam của Quần Đảo Trường Sa hoàn toàn bị ngập khi thủy triều dâng cao nhưng có một ngọn hải đăng và một tiền đồn với một số lượng nhỏ binh sĩ trú đóng tại đây. Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền ở bãi đá ngầm này. Hình ảnh chụp được ngày 30/11/2016 do cơ sở vệ tinh Planet Labs có trụ sở ở Hoa Kỳ cung cấp, cho thấy một vài con tàu ra vào con kênh đào nối liền biển với vũng nước nằm ở bên trong."

Với sự nâng cấp này, vũng nước bên trong sẽ là nơi trú ẩn an toàn và lý tưởng cho tàu bè giữa biển khơi trời nước mênh mông. Nếu củng cố được những hòn đảo ở Quần Đảo Trường Sa – Việt Nam vừa bảo vệ lãnh thổ, tài nguyên thiên nhiên mà còn là những "pháo đài" để che chở cho đất liền.

- CNN ngày 11/12/2016: Trong một cuộc phỏng vấn với Đài Fox News, Ô. Donald Trump nói rằng, "Tôi hiểu rõ chính sách một nước Trung Hoa nhưng tôi không hiểu tại sao chúng ta lại bị trói buộc vào chính sách này trừ phi chúng ta buộc Hoa Lục thương thảo với chúng ta để làm một số việc trong đó có vấn đề ngoại thương. Nhìn xem, tôi muốn nói chúng ta bị tổn hại rất nặng với sự phá giá đồng bạc, họ đánh thuế hàng chúng ta nặng nề trong khi chúng ta thì không, lại với việc xây dựng một pháo đài khổng lồ tại Biển Đông, đáng lý ra họ không nên làm và chẳng giúp gì chúng ta với vấn đề Bắc Hàn." (I fully understand the 'one China' policy, but I don't know why we have to be bound by a 'one China' policy unless we make a deal with China having to do with other things, including trade. I mean, look, we're being hurt very badly by China with devaluation, with taxing us heavy at the borders when we don't tax them, with building a massive fortress in the middle of the South China Sea, which they shouldn't be doing, and frankly with not helping us at all with North Korea," Trump said.)

Với lời tuyên bố này rõ ràng Ô. Trump sẽ mạnh tay với Hoa Lục chứ không xìu xìu ển ển như Ô. Obama. Và sách lược đối ngoại bao quát của ông Trump sẽ là "Đông hòa Tôn Quyền (Nga), bắc địch Tào Tháo (Tàu)" kế sách mà Henry Kissinger mách nước cho ông. Một số "kép độc" trong chính sách ngoại giao của Mỹ cũng nói rằng hợp tác (partner) không có nghĩa là đồng minh (ally) nhưng nhất thời làm việc chung để đạt mục tiêu nào đó như: Mỹ hợp tác với Liên-sô để chống Phát-xít Đức. Nhưng khi Hitler bị diệt rồi thì sự hợp tác đó chấm dứt và Nga-Mỹ lại quay ra choảng nhau như thường. Vậy thì chưa chắc Bà Clinton hay Ô. Obama đã khôn ngoan hơn Ô. Trump.

Nếu Mỹ -Nga đối đầu nhau trong cuộc Chiến Tranh Lạnh Mới thì Việt Nam sẽ vô cùng khó xử vì Nga là đồng minh truyền thống của Việt Nam, trong khi Việt Nam đang "hợp tác toàn diện" với Mỹ. Hơn thế nữa, Cam Ranh ngày nay đã có một quân cảng quốc tế. Theo tôi, trong tương lai, hải quân Mỹ sẽ hiện diện nhiều hơn tại Biển Đông. Nếu Nga-Mỹ hòa hoãn với nhau thì sự ra vào Cam Ranh thường xuyên của các chiến hạm Nga sẽ không gây "khó chịu" cho Mỹ. Một sự hợp tác Nga-Mỹ cũng sẽ giúp Đông Nam Á không lọt trọn vào tay Hoa Lục vì Nga cũng đang triển khai Kế Sách Viễn Đông trong lúc ảnh hưởng của Mỹ tại Đông Nam Á mỗi lúc mỗi sói mòn. Có thể các chiến lược gia đứng sau lưng Ô. Trump đã nhìn thấy vấn đề chăng? Không còn nghi ngờ gì nữa. Hiện nay Hoa Lục đã là siêu cường về kinh tế. Trong một thập niên nữa thôi, Hoa Lục sẽ là siêu cường về quân sự. Trong bản tin mới nhất, CNN cho biết ngân sách quốc phòng của Trung Quốc từ 123 tỉ đô-la sẽ tăng lên 233 tỉ vào năm 2020. Hoa Lục vừa thử nghiệm thành công máy bay ném bom chiến lược tàng hình H-20 (thay thế cho H-6) tương đương với B-2 của Hoa Kỳ và sẽ đưa vào tác chiến năm 2025.

Các chiến lược gia Hoa Kỳ đang đứng trước ngã ba đường là phải lựa chọn một trong hai giải pháp: Đối đầu với Nga và Trung Quốc cùng lúc, hay lựa chọn kẻ thù nguy hiểm nhất để đối phó và tạm thời hòa hoãn với kẻ thù ít nguy hiểm hơn. Trong chiến lược giữ nước, muốn có quyết định sáng suốt thì phải gạt qua một bên quá khứ và mặc cảm thương-ghét. Chẳng hạn, nếu cứ ôm lấy quá khứ thì không thể có "liên minh Mỹ-Nhật" và "hợp tác toàn diện Việt-Mỹ". Ô. Trump là con người thay đổi cho nên ông sẽ không nhìn Nga là kẻ thù vĩnh viễn và chắc chắn cũng sẽ không coi Nga là người bạn vĩnh viễn. Việc bổ nhiệm Ô. Tillerson- Giám Đốc Điều Hành ExxonMobil có mối liên hệ thương mại thân thiết với Ô. Putin làm bộ trưởng ngoại giao cho thấy Ô. Trump muốn cải thiện bang giao với Nga. Theo Politico, Ô. Trump sẽ không bác bỏ chuyện gỡ bỏ cấm vận Nga. Trong một cuộc phỏng vấn dành cho AP ngày 13/12/2016, cựu Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Nga Gorbachev (85 tuổi) nói, "Tôi hy vọng Nga và Hoa Kỳ sẽ làm tốt hơn để làm dịu tình hình căng thẳng với nhiệm kỳ tổng thống của Ô. Donald Trump."

Trong đời sống cá nhân, chúng ta có thể có bạn "nối khố" và kẻ thù "bất cộng đái thiên". Nhưng trong chính trị "kinh bang tế thế", kẻ đại trí và quyền biến là kẻ nhìn thấy "Không có kẻ thù vĩnh viễn và cũng không có đồng minh vĩnh viễn"./.

Đào Văn Bình
(California ngày 15/12/2016)