27 November 2011

VÀI NHẬN XÉT VỀ : “THƯ NGỎ GỬI TIẾN SĨ TRẦN CHUNG NGỌC”

VÀI NHẬN XÉT VỀ : 

"THƯ NGỎ GỬI TIẾN SĨ TRẦN CHUNG NGỌC"

Của Chu Tất Tiến

[Đăng trên trang nhà "Tiếng Nói Giáo Dân"

Và Nay Sửa Lại Đăng Trên Ánh Dương]

 

Trần Chung Ngọc

 
 

   Lời Nói Đầu:  Tháng 11 năm 2007 Chu Tất Tiến đã đăng nội dung Thư Ngỏ này lên trang nhà "Tiếng Nói Giáo Dân".  Một người bạn đã chuyển Thư Ngỏ này cho tôi, và tôi đã viết bài phê bình, đăng trên sachhiem.net ngày 7 tháng 12 năm 2007.

   Quý độc giả có thể vào Trang Nhà sachhiem.net, click vào tên Trần Chung Ngọc trong mục tác giả, quý vị sẽ thấy hình và tiểu sử thu gọn của tôi, sau đó kiếm mục Đối Thoại và click vào bài "Về Bức Thư Ngỏ Của Ông Chu Tất Tiến" để đọc bài phê bình đó.

    Nay, một người không quen biết có nhã ý nhờ trang nhà sachhiem.net chuyển cho tôi bức Thư Ngỏ mới của ông Chu Tất Tiến gửi cho tôi, đang được phổ biến trên một số "diễn đàn tự do chửi nhau" và trang nhà "anh duong"

   Đọc bài này tôi mới biết ông Chu Tất Tiến có "edit" lại, sửa lại chút đỉnh bài cũ, bỏ đi vài câu có tính cách nghiện đạo lố bịch, thêm vào một vài đoạn, nhưng đại cương thì nội dung vẫn không thay đổi, và đưa lên lại trên trang nhà "anh duong".  Sau đó có một số người lấy ra phổ biến trên các "diễn đàn tự do chửi nhau" nói trên.  Cuối bức thư ngỏ, ông Chu Tất Tiến ngỏ ý định dịch Thư Ngỏ này của ông sang tiếng Anh để phổ biến cho người Mỹ và Tin Lành biết là tôi đã chống họ như thế nào.  Có người còn đề nghị dịch và đưa Thư Ngỏ này cho FBI để "tống cổ" tôi về Việt Nam. 

   Rất hoan nghênh những ý kiến độc đáo này nhưng tôi có một lời khuyên:  Trước khi đi làm cái việc dại dột vô trí đó và chắc chắn sẽ chỉ làm trò cười cho người Mỹ, cho Tin Lành, và cho FBI, thì hãy đọc kỹ bài này của tôi, đã edit lại chút đỉnh bài cũ.  Hơn nữa, tôi cũng đề nghị ông Chu Tất Tiến gửi cho "Đức Thánh Cha" [sic] của ông là GH Benedict XVI để ông ta biết là tôi đã chống Ca-Tô Giáo Rô-ma như thế nào, vì tôi chống Ca-Tô Giáo Rô-ma nhiều hơn là chống Tin Lành nhiều. 
 

* * *  
 

    Cuối năm 2007, tôi được một người bạn gửi "Thư Ngỏ" của ông Chu Tất Tiến gửi cho tôi, với tính cách thông tin, nói là thấy ở trên trang nhà "Tiếng Nói Giáo Dân" [tiengnoigiaodan.net] và để tôi đọc cho biết.  Ông bạn biết tôi rất ít khi vào đọc "Tiếng Nói Giáo Dân" nên có thể là tôi không biết là có "Thư Ngỏ" này.  Đúng vậy, trong dịp "mùa giáng sinh" này tôi khá bận viết một số bài nên chẳng mấy khi đọc những trang nhà mà nội dung không cần đọc cũng biết.  Và dù thì giờ eo hẹp, tôi cũng đã cố gắng bỏ thì giờ ra đọc "Thư Ngỏ" của ông Chu Tất Tiến và đã viết bài nhận định về "Thư Ngỏ" của ông ta, đăng trên sachhiem.net ngày 7 tháng 12, 2008.   
 

   Rất có thể ông Chu Tất Tiến không biết đến bài nhận định này vì nếu biết thì ông không thể viết lại và phổ biến trên trang nhà "anh duong".  Hoặc giả ông biết nhưng theo sách lược "Tăng Sâm giết người", nghĩa là cứ nói mãi thì cũng có người tin, nhưng ông ta đã lầm vì đánh giá quá thấp trình độ của độc giả Việt Nam ngày nay, ở trong nước cũng như ở hải ngoại. 
 

   Tại sao ông Chu Tất Tiến lại phải edit lại một bài cũ viết đã hơn 9 tháng trước nhưng phần lớn nội dung không thay đổi để phổ biến trên "anh duong" ngày nay.  Tôi đoán chừng vì tôi đã viết vài bài phê bình việc trương cờ vàng vô lối ở Sydney của một số tín đồ Ca-Tô Việt Nam cũng như phê bình những người chống đối vô lý Đại Đức Thích Nhật Từ đến thuyết Pháp ở Chùa Hoa Nghiêm, cho nên ông Chu Tất Tiến lại tung ra bài này với luận điệu xuyên tạc cố hữu với hi vọng kéo một số nghiện đạo và chống Cộng chết bỏ hè nhau chụp đủ thứ mũ để gây thù hận, cùng lúc cố gắng ám sát tư cách cá nhân tôi [character assassination].  Nhưng ông có thành công hay không, chúng ta cần phải xem ông ta đã viết những gì trong Thư Ngỏ. 
 

   Trước khi đưa ra vài nhận xét, không phải là phê bình hay trả lời Thư Ngỏ này, vì không có gì đáng để phê bình hay trả lời, tôi có vài cảm tưởng, đúng hay sai, nhưng đó là những cảm tưởng của tôi, và xin để độc giả phán xét.  Nếu tôi nhớ không lầm thì trước đây có vụ một ông BN587 [ThuyDang] nào đó đã lên án Linh mục Nguyễn Hữu Lễ là vu khống Bùi Đình Thi về tội giết người, và ông Chu Tất Tiến đã viết bài đả kích ông BN587.  Qua bài "Chào nhà văn "40 tuổi viết văn" CHU TẤT TIẾN", ông BN587 đã vạch ra là ông Chu Tất Tiến đã viết láo là "Bùi Đình Thi đã nhận tội giết người trước tòa" và thách ông Tiến đưa ra bằng chứng, nếu không ông Chu Tất Tiến chỉ là, nguyên văn của ông BN587, "một tên viết văn lưu manh di truyền".  Ông Chu Tất Tiến đã không đưa ra được bất cứ một bằng chứng nào nên đã chính thức công nhận mình chính là "một tên viết văn lưu manh di truyền".  Tôi cho rằng điều này không lạ, vì đó hầu như là cái "norm" của các bậc trí thức Ca-tô đã nổi danh trên các diễn đàn truyền thông hải ngoại.  Và thật quả, khi đọc bức Thư Ngỏ mới này của ông Chu Tất Tiến, tôi thấy ông BN587 đã nhận xét rất chính xác về ông nhà văn lưu manh di truyền Chu Tất Tiến.  Thường thường thì tôi không viết vu vơ và bao giờ cũng có những lý luận và bằng chứng để hỗ trợ cho những điều tôi viết.  Và sau đây là những cảm tưởng đầu tiên của tôi về ông Chu Tất Tiến. 
 

   Cảm tưởng của tôi là như thế này.  Có vẻ như "Tiếng Nói Giáo Dân" cũng như ông Chu Tất Tiến theo dõi những bài viết của tôi khá kỹ, nhưng không có chỗ nào có thể phản bác, cho nên sau khi tôi đưa lên bài phê bình "Sản Phẩm Trí Tuệ" của ông Nguyễn Anh Tuấn, một giáo dân đã từng "dùi mài kinh sử về chính trị học và tôn giáo hơn 20 năm qua",  thay mặt Nhóm Chủ Trương Hòa Đồng Tôn Giáo [thực ra là độc tôn tôn giáo qua bản văn của Nguyễn Anh Tuấn] trong đó có vài người nổi danh như Linh Mục Phan Văn Lợi , Luật sư Đoàn Thanh Liêm, Nhà văn Hoàng Quý, và có cả "nhà  bình luận" [sic] Lý Đại Nguyên, để kêu gọi một cuộc "Thánh Chiến" chống Cộng, Chu Tất Tiến bèn ra mặt, có thể tạm coi như là đại diện cho "Tiếng Nói Giáo Dân",  để trả đũa Trần Chung Ngọc.  Nhưng ông Chu Tất Tiến đã tránh né, không đi thẳng vào vấn đề "Sản Phẩm Trí Tuệ" mà lại lôi mấy bài cũ của tôi ra, có bài tôi viết đã 5, 7 năm trước, không phải để phê bình thảo luận, mà để xuyên tạc và tố khổ.  Và ngày nay, họ cũng tránh né, không đi thẳng vào vấn đề cờ vàng hay vấn đề chống đối Đại Đức Thích Nhật Từ, cho nên Chu Tất Tiến lại đóng vai "bộ xương cứu Chúa" sửa lại một bài cũ để lập lại cái mửng xuyên tạc, gây thù hận như trước..  Chắc "Tiếng Nói Giáo Dân" và giới chống Cộng Ca-tô cho rằng Chu Tất Tiến là một đại trí thức Ca-Tô, ít ra cũng cùng cỡ với Nguyễn Anh Tuấn, hay Nguyễn Phúc Liên v..v..cho nên luận cứ của ông ta phải có tính cách thuyết phục, nhưng tất cả đã tính sai một bước, vì bài của Chu Tất Tiến chẳng có gì có thể gọi là trí thức, thuộc lãnh vực học thuật cả, mà tất cả chỉ là những cảm tính cá nhân bắt nguồn từ một số kiến thức không thể gọi là kiến thức, vì chúng quá hẹp hòi,  thiển cận, chưa kể đến loại văn phong xỏ xiên có thể thích hợp trên "Tiếng Nói Giáo Dân" hoặc "anh duong" nhưng không thể thích hợp trên một diễn đàn thông tin điện tử đứng đắn.  Trong toàn bài, Chu Tất Tiến đã để lộ cái bản chất lưu manh của mình ra rất rõ rệt.  Sau đây là phần chứng minh. 
 

   Thật vậy, chúng ta chỉ cần đọc đoạn đầu trong Thư Ngỏ là đủ biết ông ta là hạng người nào khi ông ta bàn về nghĩa của từ "doctor" một cách rất lạc đề.  Bỏ qua tính cách xỏ xiên trong đoạn đó, cái kiến thức của ông ta về cấp bằng Ph.D. là một con số không vĩ đại.  Ông ta viết: ""Philosophy" là Triết học, như vậy, ông [nghĩa là tôi: TCN]  là một nhà Bác Học về Triết học." Như vậy chúng ta thấy ông Chu Tất Tiến giỏi về tra Tự Điển nhưng chưa biết gì về hệ thống giáo dục của Mỹ và những nước nói tiếng Anh.  Vậy thì tôi lại phải giảng cho Chu Tất Tiến biết về văn bằng Ph.D. mà tôi tốt nghiệp từ một đại học lớn, một trong "Big Ten" của Mỹ, đại học Wisconsin ở Madison, từ năm 1972.  Ph.D. (Doctor of Philosophy) không có nghĩa là Bác Học về Triết Học, nó chỉ có nghĩa như vậy khi bằng đó là về Triết Học.  Hơn nữa, thường thì người ta dịch Ph.D. là Tiến Sĩ, còn bác học là để chỉ một người thông thái, hiểu biết rộng rãi, thông kim bác cổ, tiếng Pháp gọi là "savant".  Ông Tiến cũng còn gọi tôi là "Bác sĩ Triết Học" nhưng thường thì từ Bác sĩ là để gọi MD [Medicine Doctor]. 
 

   Theo Wikipedia thì Doctor of Philosophy, ở trong hầu hết các nước nói tiếng Anh, nó là bằng cấp cao nhất mà người ta có thể lấy được và áp dụng cho những người tốt nghiệp trong rất nhiều bộ môn khác nhau trong Khoa Học và Nhân Văn [Doctor of Philosophy, in the English-speaking world, it has become the highest degree one can earn and applies to graduates in a wide array of disciplines in the sciences and humanities.]  Như vậy, cái bằng Ph.D. của tôi về Vật Lý Học (Physics) chẳng dính líu gì đến Triết Học cả.  Viết mà chơi, không tin ông Chu Tất Tiến thử đánh vần 2 chữ "Vật Lý Học" và "Triết Học" xem chúng có phải là như nhau không? 
 

   Nhưng lẽ dĩ nhiên người Ca-Tô viết thì người Ca-Tô phải khen hay, đó là qui luật chung của những người Ca-Tô, bất kể đến nội dung và thực chất của bài viết là như thế nào. Vì vậy người ta đã cố gắng phổ biến rộng rãi trên một số "diễn đàn tự do chửi lộn" như tôi mới được biết gần đây và lẽ dĩ nhiên chưa từng tham gia. Và những nhận xét sau đây về "Thư Ngỏ" của ông Chu Tất Tiến là để chứng minh sự kiện trên về ông Chu Tất Tiến. 
 

   Thật là kỳ lạ, đọc "Thư Ngỏ" của ông Chu Tất Tiến tôi nhớ đến một nhận định của John Remsburg trong cuốn "False Claims", nhận định này vô cùng chính xác khi áp dụng vào con người của Chu Tất Tiến.  Nhận định đó như sau, trang 24: 
 

   "Bây giờ, Giáo hội (Ca-Tô Rô-ma) không giết người được nữa vì không còn quyền lực để mà giết.  Bó củi (để thiêu sống người) và thanh gươm (để giết người) đã bị tước khỏi những bàn tay đẫm máu của Giáo hội, và ngày nay Giáo hội chỉ còn dùng được hai vũ khí: gây thù hận và vu khống"

   [The (Roman Catholic) Church does not kill now because it does not have the power to kill.  The fagot and the sword have been wrested from her bloody hands, and hatred and slander are the only weapons left her now] 
 

   Nếu giáo hội đã như vậy thì con chiên sử dụng hai vũ khí này không phải là chuyện lạ.  Sau đây tôi sẽ chứng minh là mục đích viết "Thư Ngỏ" của ông Chu Tất Tiến không ngoài sự sử dụng hai vũ khí: vu khống để gây thù hận. 
 

      Thật vậy, đọc toàn bài của ông Chu Tất Tiến tôi thấy rõ chủ đích của ông ấy không phải là thảo luận trí thức hay phê bình những bài viết của tôi mà ông ấy nêu lên trong "Thư Ngỏ", một khả năng mà ông ta không thể có.  Vì vậy ông ta không thể vạch ra chỗ nào sai, tất cả chỉ là đưa ra những nhận định xuyên tạc rất tiêu cực theo cảm tính cá nhân, những nhận định hoàn toàn không có một căn bản lý luận trí thức nào. Thủ đoạn vu khống để gây thù hận của ông Chu Tất Tiến có thể nói là khá ấu trĩ, vì rõ ràng là ông ấy không kể gì đến những phần tài liệu tôi dùng trong đó, chỉ lôi ra vài câu lạc lõng ngoài ngữ cảnh (out of context), vài đầu đề của những bài tôi viết, rồi chỉ trích thế này, thế nọ, để đi đến kết luận là tôi "chống Mỹ", "thân Cộng", "gây chia rẽ" v.. v.. mà không cần để ý đến chuyện tại sao tôi lại viết lên những câu như vậy, và xuất xứ những câu đó là từ đâu?   Nhưng nếu ông Chu Tất Tiến tưởng dùng thủ đoạn vu khống để gây thù hận như trên với mục đích ám sát tư cách cá nhân tôi là có thể thành công thì ông đã lầm.  Vì giới độc giả ngày nay tuyệt đại đa số sáng suốt hơn ông tưởng, và nhất là họ không có đầu óc thuộc loại đầu óc của các con chiên. 
 

   Điều sai lầm chính của ông Chu Tất Tiến là lấy cái tâm cảnh của một nô lệ Vatican, đã thấm nhuần giáo lý phải "quên mình trong vâng phục" các "bề trên" ra, phải triệt để tuân theo "đức vâng lời", để cho rằng tôi cũng phải có cái tâm cảnh đó đối với đất nước mà ông ấy cho là tôi đã ăn nhờ ở đậu.  Nhưng ông Chu Tất Tiến đã quên mất một điều quan trọng: tôi là một con người, không phải là một con chiên, và nước Mỹ không phải là Vatican.  Để chứng minh những điều tôi viết ở trên, sau đây tôi sẽ đi vào phần phân tích vài đoạn trong "Thư Ngỏ" của ông Chu Tất Tiến. 
 

   Tôi bỏ qua đoạn đầu ông viết về Tiến sĩ Phật Học Dương Ngọc Dũng, vì Dương Ngọc Dũng không phải là Tiến Sĩ Phật Học.  Tôi cũng bỏ qua đoạn ông viết xỏ xiên về nghĩa của chữ "Doctor" bằng cách tách riêng lạc lõng nó ra trong khi tách riêng như vậy thì nó chẳng liên hệ gì đến cấp bằng hay học vị Ph.D. của các trường đại học. Tôi cũng bỏ qua câu ông lên án tôi là đả kích Công Giáo, và ngụ ý tôi không nên dùng những từ mà ông cho là tôi "đã gọi một cách khinh miệt là Ca-Tô hay Gia Tô" theo "văn chương của tôi" [sic], mà phải dùng từ "Công Giáo".  Vì thực ra ông Chu Tất Tiến không thể ngờ rằng, thật ra đạo của ông không phải là Công Giáo mà là Công Giáo Rô-ma (Roman Catholicism].  Đó là một đạo có xuất xứ từ miền Trung Đông, về sau trở thành một hệ phái thuộc quyền Rô-ma, bởi vậy cho nên mới có tên là Roman Catholicism, và Giáo hoàng mới có danh hiệu là "Giám Mục Thành Rô-ma" (Bishop of Rome).  Tiến sĩ Loraine Boettner trong cuốn "Roman Catholicism",  đã cho rằng hai từ "Roman" và "Catholicism" đi liền với nhau chẳng có nghĩa gì vì chúng mâu thuẫn với nhau.  Thật vậy, người Việt dịch từ "Catholic"  là Công Giáo, cho rằng từ Catholic có nghĩa là phổ quát (universal), chung cho tất cả mọi người, nhưng bỏ quên chữ Roman liên hệ tới một địa danh ở Ý: Rô-ma (Rome).  Đây là một sự nhập nhằng cố ý, vì "Roman" và "Catholic" là hai từ rất mâu thuẫn đối với nhau.   
 

    "Roman" có nghĩa rõ rệt là một "particular"nghĩa là một cái gì chỉ thu hẹp trong một phạm vi liên hệ tới một địa danh, không có tính tổng quát hay phổ quát (not general or universal), trái ngược với từ "catholic" có nghĩa là phổ quát (universal).  Do đó Ca-Tô Giáo Rô-ma (Roman Catholicism) thực ra chỉ có nghĩa là một hệ phái Ki Tô Giáo phổ quát trong phạm vi của đế quốc La Mã. [Tự điển "The American Heritage Dictionary" định nghĩa tĩnh từ "Roman" (viết hoa) như sau: 1. Of, pertaining to, derived from, or characteristic of Rome and its people, esp. ancient Rome. 2. Of, pertaining to, composed in, or characteristic of the Latin language. 3. Of or pertaining to the Roman Catholic Church. 4. Of or designating and architectural style by great round arches and barrel vaults, concrete masory construction, and classical orders as decorative features. 5. roman (không viết hoa) Of, set, or printed in type characterized by upright letters.] Cho nên trên thực tế, Roman Catholicism chẳng có cái gì có thể gọi là phổ quát hay chung cho mọi người trên thế giới, và từ Công Giáo của người Việt, bỏ đi chữ Roman, chẳng qua chỉ là một cưỡng từ vô nghĩa.  Và đạo Ca-Tô ở Việt Nam chẳng qua chỉ là đạo Ki-Tô ở Rô-ma được các thừa sai thực dân mở đường, và rồi theo gót thực dân Pháp, truyền tới Việt Nam. Cho nên chúng ta thường nói đến "Giáo hội Ca-Tô Rô-ma tại Việt Nam", hay quen thuộc hơn, "Giáo Hội Công giáo La-mã tại Việt Nam", nếu ông Chu Tất Tiến muốn dùng từ "công giáo". Nhưng tôi chẳng có chấp nhất về tên gọi mà chỉ để ý đến bản chất của Ca-Tô Giáo mà lịch sử của đạo này đã cho chúng ta biết đó là một đạo bịp với một lịch sử ô nhục đẫm máu lãnh đạo bởi một số Giáo hoàng tự xưng là "đại diện của Chúa trên trần" (Vicars of Christ) nhưng phạm đủ mọi tội ác như giết người, loạn dâm, loạn luân, đồng tình luyến ái v..v…và một số không nhỏ Hồng Y, Giám mục, Linh mục tự xưng là "Chúa thứ hai" (alter Christus) nhưng lại rất vô đạo đức, bất lương trí thức, gian dối v.. v… Điển hình là vụ một số không nhỏ linh mục đã hiếp dâm các "Sơ" trên 23 quốc gia, bắt họ đi phá thai, và nguyên trên nước Mỹ đã có hơn 5000 linh mục bị truy tố ra tòa về tội loạn dâm, cưỡng bức tình dục đám trẻ phụ tế và nữ tín đồ, giáo hội đã phải bỏ ra trên 2 tỷ đô-la để bồi thường cho các nạn nhân tình dục của các "Cha".  Ông Chu Tất Tiến hoặc bất cứ ai muốn phản bác hay phủ nhận những sự kiện lịch sử này xin mời lên tiếng. 
 

   Bây giờ, tôi xin có vài ý kiến về đoạn sau đây của ông Chu Tất Tiến.  Đây là đoạn trong bài cũ của ông Chu Tất Tiến nhưng ông ta đã bỏ đi một câu nặng mùi nghiện đạo: 
 

   Chu Tất Tiến: …  Những điều ông viết chứng tỏ ông là một người Bất Nghĩa tầm thường và tệ hại. Ông đang sống nhờ, ở đậu trong một quốc gia Tự Do, nơi tạo cho ông mọi tiện nghi để Tự Do học, Tự Do làm việc, và Tự Do phát biểu. [Sau đây là 1 câu trong bài cũ mà ông CTT đã bỏ đi, tôi để vào đây cho nó đầy đủ: "Đúng lý ra, nếu chúng ta không thích cám ơn trong ngày "Thanksgiving" thì nên giữ im lặng. Đàng này, ông lại lên án đất nước đã cho ông ngụ cư một cách tệ hại."]  Ông lái xe ngoại quốc, ở nhà xây bằng vật liệu của Mỹ, lãnh tiền đô la xanh, mang thẻ thông hành Mỹ. Vợ con ông, nếu ông có vợ, chắc cũng sống dựa vào những tiện nghi của Mỹ cung cấp. Con ông có thể mang tên Mỹ nữa. Tóm lại, đất nước mà ông đang sống không đối xử với ông một cách phân biệt hay kỳ thị nào, đã tặng cho ông một đời sống đầy đủ những Nhân Quyền căn bản. Vậy mà ông đả kích nước Mỹ một cách kịch liệt… 
 

   Trần Chung Ngọc: Đối với ông Chu Tất Tiến, có vẻ như ông ấy cho rằng, vì ăn nhờ ở đậu trên đất Mỹ nên tôi chỉ có quyền ca tụng Mỹ, giống như một con chiên chỉ có quyền ca tụng "Đức Thánh Cha",  còn viết bất cứ điều gì có vẻ tiêu cực cũng đều là "bất nghĩa".  Đó là quan niệm về "nghĩa" bắt nguồn từ một tâm cảnh quen thuộc của một con chiên Ca-Tô đối với các bề trên, đối với giáo hội, và nhất là đối với giáo hoàng ngồi trong tiểu quốc Vatican, chỉ có quyền cúi mình tuân phục trong đức "vâng lời"..  Nhưng ở trên tôi đã nói rằng tôi là một con người, không phải là một con chiên.  Cho nên tôi có những ý nghĩ và tư cách hoàn toàn khác với ông Chu Tất Tiến.  Trong đoạn trên, ông Chu Tất Tiến viết: "ông và chúng tôi, đang sống ngụ cư trong một quốc gia Tự Do, nơi tạo cho ông mọi tiện nghi để Tự Do học, Tự Do làm việc, và Tự Do phát biểu".  Rồi ông lại hạ một câu hoàn toàn mâu thuẫn với câu trên: "Đúng lý ra, nếu chúng ta không thích cám ơn trong ngày "Thanksgiving" thì nên giữ im lặng. Đàng này, ông lại lên án đất nước đã cho ông ngụ cư một cách tệ hại."

    Như vậy thì quyền tự do phát biểu của tôi ông Chu Tất Tiến vứt đi đâu?  Phải chăng đó chỉ là quyền cám ơn Chúa của ông trong ngày "Thanksgiving" ?  Viết như vậy mà cũng viết lên được thì thật là tài.  Đúng là đầu óc của một con chiên. Nhưng thực ra ông nhìn vấn đề một cách hết sức thiển cận.  Tôi nói cho ông biết tại sao? 
 

   Thứ nhất, tôi và gia đình nhập cư vào Mỹ hợp pháp cũng như hàng triệu người nước ngoài đã nhập cư vào Mỹ..  Điều này có nghĩa là tôi đủ điều kiện để định cư hợp pháp trên nước Mỹ.

   Thứ nhì, tôi đã là công dân Mỹ từ 28 năm nay, đã đi làm trên 20 năm và đóng thuế đầy đủ cho chính phủ.  Một công dân của một nước thì không thể nói là ăn nhờ ở đậu trên chính đất nước của mình.

    Thứ ba, tôi dùng những sản phẩm có bán trên nước Mỹ: xe cộ, nhà cửa v.. v.., và mang sổ thông hành của nước Mỹ vì tôi là một công dân Mỹ, không có gì có thể gọi là ngoại quốc cả, kể cả những sản phẩm đã được nhập cảng từ Việt Nam. 

   Thứ tư, đối với nước Mỹ, tôi đã từng đóng góp kiến thức của tôi trong việc đào tạo sinh viên trong một trường đại học trên 20 năm, đóng thuế đầy đủ, "óc" làm hàm nhai, chưa từng ăn không ngồi rồi để lãnh một xu teng nào tiền trợ cấp của chính phủ Mỹ v.. v.. Vậy nước Mỹ đâu có phải phàn nàn gì về tư cách công dân của tôi.  Tại sao ông Chu Tất Tiến lại đần độn đến độ không hiểu được điều này, mà cứ bắt tôi phải là người Việt Nam ăn nhờ ở đậu nước Mỹ..  Tôi chưa bao giờ có ý nghĩ là đã ăn nhờ ở đậu nước Mỹ, vì tôi đã chính thức là một công dân Mỹ, đã đóng góp cho xã hội Mỹ, có thể nói là nhiều hơn một số không nhỏ những người Mỹ chính gốc.

   Thứ năm, là một công dân Mỹ, tôi có quyền phát biểu ý kiến của tôi về nước Mỹ , hay nói đúng hơn, về chính quyền Mỹ, hay không, hay là theo ông, tôi phải "quên mình trong vâng phục", phải giữ im lặng trước những hành động mang tính đế quốc của nước tôi, hay phải cám ơn [cám ơn ai] trong ngày "Thanksgiving"?  Như vậy là ông chẳng hiểu gì về nước Mỹ cả.  Ông muốn chụp lên đầu tôi cái mũ "chống Mỹ" nhưng chụp trật mất rồi.  Vì tôi không có chống "nước Mỹ", hay người dân Mỹ, mà chỉ chống những hành động của chính quyền Mỹ mà tôi cho là không xứng đáng với địa vị của một cường quốc.

   Thứ sáu, tôi không có một hành động nào phương hại đến an ninh của nước Mỹ, và nhân danh là một công dân, tôi muốn nước Mỹ của tôi, ngoài việc đứng đầu thế giới về kinh tế và quân sự, cũng phải có một vị thế cao trong lãnh vực đạo đức và nhân đạo.

   Cho nên, thứ bảy, tất cả những gì tôi viết phần lớn đều dựa theo các tài liệu đã thành văn, hiện hữu trên nước Mỹ, của các học giả Mỹ viết.  Như vậy tôi chỉ đưa ra những sự thật về nước Mỹ, những sự thật này đã được phổ biến trên đất Mỹ từ lâu. 
 

   Tôi tin chắc rằng, ông Chu Tất Tiến chưa từng đọc Noam Chomsky, chưa từng biết đến những tác phẩm như "Imperial America: The Bush Assault On The World Order" của John Newhouse; "American Politics: The Promise of Disharmony" của Samuel P. Huntington; "Major Problems In American Foreign Policy"  Edited by Thomas G. Paterson; "Endless Enemies: The Making of An Unfriendly World: How America's Worlwide Interventions Destroy Democracy and Free Enterprise and Defeat Our Own Interests" của Jonathan Kwitny; "Global Capitalism Versus Democracy", Edited by Leo Panitch and Colin Leys; đó là chỉ kể vài cuốn điển hình.  Về cuộc chiến ở Việt Nam, tôi chắc ông Chu Tất Tiến cũng chưa bao giờ đọc đến bài: CHỦ NGHĨA KHỦNG BỐ VÀ DIỆT CHỦNG DÂN TỘC VIỆT NAM CỦA MỸ 1945 – 1974 [American Terrorism and Genocide of the Vietnamese People, 1945-1974;

[http://www.intellnet.org/resources/american_terrorism/Vietnamesevictims.html]

và những tội ác của Mỹ đối với dân tộc Việt Nam trong hàng trăm cuốn sách khác. 
 

   Nếu ông Chu Tất Tiến đã biết đến những tài liệu thuộc loại này thì phải thấy rằng những điều tôi viết về nước Mỹ, nhân danh là một công dân Mỹ, thật sự không thấm vào đâu so với những điều mà nhiều học giả Mỹ đã viết về nước Mỹ.  
 

   Sống trong tâm cảnh sợ sệt phục tùng quen thuộc của một con chiên, ông Chu Tất Tiến không thể tưởng là một công dân nào lại có thể viết lên những điều tiêu cực về chính đất nước của mình.  Điều này chứng tỏ ông không hề đọc sách báo trong đó không thiếu gì những người viết rất tiêu cực về nước Mỹ.  Những tác phẩm của Noam Chomsky và nhiều tác giả khác có phải là để lên án nước Mỹ không, hay đó chỉ là những sự thật về đường lối chính trị và quân sự của Mỹ. 
 
 

   Sau đây là một đoạn khác trong "Thư Ngỏ" của ông Chu Tất Tiến.  Tôi sẽ đi vào từng điểm trong đó để vạch trần cái thủ đoạn vu khống để gây thù hận của ông Chu Tất Tiến trên diễn đàn "Tiếng Nói Giáo Dân" và nay trên "anh duong". 
 

   Chu Tất TiếnÔng đả kích luôn cả Thế Giới Tự Do qua bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Ông viết: "Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền là một tài liệu không rõ ràng, không có tính cách bắt buộc pháp lý, nghĩa là các quốc gia không có bổn phận phải thi hành những điều khoản trong Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền."Ông chỉ trích: "Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền trên thường được Tây Phương cưỡng dùng làm thước đo vấn đề nhân quyền trên toàn thể thế giới, một chiêu bài thường được xử dụng để đạt những mục đích chính trị kinh tế của Tây Phương chứ không phải vì tự thân nhân quyền, vì lịch sử thế giới cho biết chính những quốc gia Âu Mỹ là những nước vi phạm nhân quyền nhiều nhất." Ông còn chỉ rõ thêm là "nhân quyền chỉ là một chiêu bài hữu danh vô thực của Mỹ, với hậu thuẫn của bom đạn và ưu thế kinh tế, để ép những tiểu nhược quốc nào có thể ép được phải theo quan niệm về nhân quyền, dân chủ, đường lối chính trị, quyền lợi kinh tế của Mỹ, tạo thuận lợi cho Mỹ bành trướng văn hóa và tôn giáo của Mỹ." Sau khi ông đổ tội cho Mỹ vi phạm nhân quyền rồi, bất ngờ ông chêm vào một câu có tính chất khiêu khích về chiến tranh tôn giáo: "Viện trợ Ki-Tô (Christian aid) đã đổ vào Iraq để mua linh hồn cho Chúa." (Lý luận này xin dành cho phần sau: chia rẽ tôn giáo). 
 

   Đúng là những câu trên có trong những bài của tôi, nhưng thực ra đó không phải là tôi viết mà là những tài liệu tôi trích dẫn.  Ông Chu Tất Tiến đã cố tình bỏ đi phần trích dẫn nguyên văn từ tài liệu gốc, để dựng lên một người rơm rồi tự tay mình quật nó xuống, cố ý làm cho độc giả tưởng rằng chính tôi đã viết ra những câu trên để lên án Mỹ vi phạm nhân quyền và khiêu khích chiến tranh tôn giáo (sic).  Thủ đoạn này không mấy lương thiện.  Tới đây tôi muốn nhắc lại từ đâu mà tôi viết những câu như trên, và ông Chu Tất Tiến đã trích dẫn ngoài ngữ cảnh [out of context] với những khẳng định có tính cách chụp mũ: "ông viết""ông chỉ trích""ông chỉ rõ thêm", "ông đổ tội" .  Rõ ràng là mục đích của ông Chu Tất Tiến là gây thù hận đối với tôi cho những người không đọc sách, đọc báo, nhưng vọng Vatican, vọng Mỹ và chống Việt Nam.  Chứng minh?   
 

   Chu Tất Tiến:  Ông đả kích luôn cả Thế Giới Tự Do qua bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền.  Ông viết: "Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền là một tài liệu không rõ ràng, không có tính cách bắt buộc pháp lý, nghĩa là các quốc gia không có bổn phận phải thi hành những điều khoản trong Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền." 
 

   Trần Chung Ngọc viết: Tháng 12, 1948, Liên Hiệp Quốc tung ra Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, một tài liệu không rõ ràng, không có tính cách bắt buộc pháp lý(Mary E. Williams, Human Rights, p. 16: "declarations are not legally binding"; Robert W. Lee, The United Nations Conspiracy, p.101: "the UN later adopted its vague, non-binding Declaration of Human Rights"), nghĩa là các quốc gia không có bổn phận phải thi hành những điều khoản trong Bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân Quyền. 
 

   Ông Chu Tất Tiến có hiểu phần tiếng Anh mà tôi trích dẫn không hay chỉ đọc được những đoạn tiếng Việt mà tôi dịch?  Nếu ông không đọc được tiếng Anh thì ít ra ông cũng phải đi hỏi các bề trên trong "Giáo Dân" xem tôi chua cái gì ở đàng sau những câu tiếng Việt chứ?  Vả chăng ông đã có thể tra tự điển nghĩa chữ "Philosophy" thì ông cũng có thể tra tự điển xem người ta viết những gì chứ? 
 

   Chu Tất Tiến:  Ông còn chỉ rõ thêm là "nhân quyền chỉ là một chiêu bài hữu danh vô thực của Mỹ, với hậu thuẫn của bom đạn và ưu thế kinh tế, để ép những tiểu nhược quốc nào có thể ép được phải theo quan niệm về nhân quyền, dân chủ, đường lối chính trị, quyền lợi kinh tế của Mỹ, tạo thuận lợi cho Mỹ bành trướng văn hóa và tôn giáo của Mỹ."  
 

    Nhiều sự kiện trên khắp thế giới, thí dụ như những hành động của Mỹ ở Việt Nam, Indonesia, Guatamala, El Salvadore, Nicaragua v..v.. (Xin đọc cuốn 9-11 , Seven Stories Press, New York, 2001, của Noam Chomsky) đã chứng tỏ rằng Nhân Quyền chỉ là một chiêu bài hữu danh vô thực của Mỹ, với hậu thuẫn của bom đạn và ưu thế kinh tế, để ép những tiểu nhược quốc nào có thể ép được phải theo quan niệm về nhân quyền, dân chủ, đường lối chính trị, quyền lợi kinh tế của Mỹ, tạo thuận lợi cho Mỹ bành trướng văn hóa và tôn giáo của Mỹ.  Cuộc xâm chiếm Iraq của chính quyền Bush gần đây đã chứng tỏ rõ ràng hơn hết nhận định trên.  "Viện trợ Ki-Tô" (Christian aid) đã đổ vào Iraq để mua linh hồn cho Chúa.  Nhiều nhà thầu (war contractors) trước đây đã đóng góp cho quỹ tranh cử của Bush, một hình thức hối lộ, nay đã trúng thầu trong những dịch vụ hái ra tiền, những dịch vụ liên quan đến chiến tranh, nghĩa là kiếm lời nhờ chiến tranh.  Đây chính là đường lối tư bản rừng rú cố hữu, không liên quan gì đến nhân quyền.  [Xin đọc bản phúc trình "Windfalls of War: US Contractors in Iraq and Afghanistan" của tổ chức nghiên cứu Center for Public Integrity].  Riêng hãng (Kellogg, Brown & Root (KBR) - khai thác dầu hỏa Halliburton) mà Dick Cheney cai quản trước khi làm Phó Tổng Thống đã "trúng thầu" trị giá 2.3 tỷ đô-la. 
 

   Nhưng không phải chỉ có vậy.  Vì còn nhiều tài liệu khác chứng tỏ câu tôi viết ở trên không sai. Ông Chu Tất Tiến đã đọc những bài viết của tôi chắc chắn là còn nhớ đến những tài liệu như sau. 
 

Trần Chung Ngọc viết: 
 

   1.  Có hai điều rất căn bản mà chúng ta cần biết là: thứ nhất, khi Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ra đời thì  Mỹ và đồng minh vừa đánh bại Đức Quốc Xã, Nhật Bản và ảnh hưởng của Nga Sô đang bành trướng trên nửa hoàn cầu.  Khi đó Mỹ ở thế mạnh nhất về chính trị, kinh tế, và quân sự.  Anh và Pháp đang lo củng cố hoặc tái lập quyền cai trị ở các thuộc địa.  6 nước trong khối Nga Sô, Saudi Arabia và Nam Phi vắng mặt, không ký bản Tuyên Ngôn.  Thứ nhì, bản Tuyên Ngôn không có giá trị công pháp quốc tế (legally non-binding), vì không có một định nghĩa rõ ràng thế nào là nhân quyền, chỉ đưa ra một số điều khoản mà Liên Hiệp Quốc, dưới sự chi phối của vài cường quốc, cho đó là nhân quyền, do đó, theo nguyên tắc, không nước nào, cơ quan nào có thể dựa vào Bản Tuyên Ngôn để ép buộc bất cứ quốc gia nào phải thi hành những điều khoản trong bản Tuyên Ngôn.  Bởi vậy cho nên khi Pháp công khai mở cuộc tái xâm lược Đông Dương với 80% quân phí do Mỹ đài thọ, hòng tái lập thuộc địa ở Việt, Mên, Lào, một hành động vi phạm trắng trợn mọi nhân quyền của người dân Việt Nam, những quyền ghi trong Bản Tuyên Ngôn, mà không có sự phản đối của Liên Hiệp Quốc.  Và, việc Mỹ đơn phương tạo nên cuộc chiến Quốc Cộng ở Việt Nam, đơn phương xóa bỏ hiệp định Geneva, nuốt lời tuyên bố của chính phủ Mỹ (tuy không ký vào bản Hiệp Định Geneva nhưng sẽ không can thiệp vào quyền tự quyết (self-determination) của các dân tộc), đổ quân và vũ khí vào miền Nam, ném bom tàn phá ruộng nương, nhà thờ, trường học, nhà thương, chùa chiền v..v.. trên toàn đất nước Việt Nam, trải thuốc khai quang Agent Orange v..v.., để lại nhiều di hại cho người dân Việt Nam cho tới tận ngày nay, không đếm xỉa gì tới nhân quyền và lòng khao khát hòa bình của người dân Việt, muốn sống tự do và bình đẳng theo lý trí và lương tri của mình trong cộng đồng quốc tế, cũng không có sự chống đối nào của Liên Hiệp Quốc. 

      Những sự kiện trên chứng tỏ rằng Nhân Quyền chỉ là một chiêu bài hữu danh vô thực của một số cường quốc Âu Mỹ, với hậu thuẫn của bom đạn và ưu thế kinh tế, để ép những tiểu nhược quốc nào có thể ép được phải theo quan niệm về nhân quyền, dân chủ, đường lối chính trị, quyền lợi kinh tế của Tây phương với Mỹ đương nhiên đứng đầu.    
 

   2.  Chúng ta cũng nên nhớ rằng, Uỷ Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, trong cuộc họp khai mạc cuối tháng 3, 1999, Tổng Thư Ký Hội Ân Xá Quốc Tế, Pierre Sane, thay vì thường tố cáo Trung Quốc, đã tố cáo Hoa Kỳ vẫn tiếp tục vi phạm nhân quyền một cách đại quy mô đối với các dân thiểu số ngay trong nước Mỹ (As the UN Human Rights Commission opened its annual session Monday, Amnesty International departed from its traditional criticism of China and instead denounced the US: "Human Rights violations in the US of America are persistent, widespread and appear to disproportionately affect people of racial or ethnic minority backgrounds," said Amnesty's secretary general, Pierre Sane.), và khuyến cáo Uỷ Ban Liên Hiệp Quốc hãy chú ý đến những vi phạm nhân quyền ở Sudan, Turkey, Algeria, Cambodia, Rwanda, Burundi, và Congo (Không có Việt Nam trong danh sách này).

   Walter J. Rockler, nguyên công tố viên tòa án xử tội phạm chiến tranh Nuremberg, đã viết như sau về quan niệm nhân quyền của Mỹ:

   "Cái mà chúng ta gọi là quan tâm đến nhân quyền thật là lố bịch.  Chúng ta đã thả xuống Việt Nam một số lượng bom gấp đôi số lượng bom mà các quốc gia liên hệ đến cuộc Đệ Nhị Thế Chiến thả lên đầu nhau.  Trong cuộc chiến này, chúng ta đã giết hàng trăm ngàn thường dân.  Ngay gần đây, chúng ta bảo trợ, huấn luyện và ủng hộ những đoàn quân địa phương của Guatamala, El Salvadore, và Nicaragua Contras ở Trung Mỹ, trong sự tàn sát ít nhất là 200 ngàn người..."

   (Our alleged concern with human rights borders on the ludicrous.  We dropped twice as many bombs on Vietnam as all the countries involved in World War II dropped on each other.  We killed hundreds of thousands of civilians in the course of that war.  Very recently, in Central America, we sponsored, trained, and endorsed the local armies - Guatemalan, Salvadoran, and Nicaraguan Contras - in the killing of at least 200000 people.) 
 

   Và Robert Scheer cũng viết như sau trên tờ Times:

  "Chẳng phải là chúng ta có một lịch sử "diệt chủng" hay sao, mới đầu là thổ dân Mỹ, và sau là ở Việt Nam, khi quân đội Hoa Kỳ lùa những dân làng trung thành, hầu hết là Công Giáo, vào sống an toàn trong những Ấp Chiến Lược,  trong khi biến những vùng Phật Giáo ở thôn quê Nam Việt Nam thành những vùng tự do thả bom một cách toàn diện?"

   (Don't we have our own history of "ethnic cleansing", first of the Native American population and later in Vietnam, when U.S. troops herded loyal, mostly Catholic villagers into so-called "strategic hammers" for safety while turning the mostly Buddhist countryside of South Vietnam into a saturation bombing zone?) 
 

   3. -  Một số lãnh tụ ở Á Châu, thí dụ như Thủ Tướng Mã Lai Mahathir Mohamad, đã cho rằng Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền là sản phẩm của những quốc gia Tây phương [không hiểu gì về các xã hội Đông phương], chỉ là sự xâm lược văn hóa của chính sách đế quốc Tây phương (Some Asian leaders, like Malaysian Prime Minister Mahathir Mohamad, denounce it (the Declaration) as Western cultural imperialism), và đề nghị phải duyệt lại bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền này. 

-  Thủ Tướng Lý Quang Diệu của Singapore cũng cho rằng "Những bài thuyết giảng về nhân quyền [của Mỹ] chỉ là những vận dụng của thái độ kiêu căng Tây phương, sẽ không có ảnh hưởng gì đến Bắc Kinh" (Newsweek, Nov. 29, 1993: "Human-rights lectures, says Lee, are exercices in Western arrogance that will not influence Beijing.")

-  Và Thủ Tướng Nhật Hosokawa cũng tuyên bố "Những quan niệm về nhân quyền của Tây Phương không thể áp dụng một cách mù quáng vào Á Châu" (New York Times, May 2, 1994: Japan's Prime Minister Hosokawa: "Western human rights concepts could not be "blindly applied" to Asia")

- Cách đây ít năm, những quốc gia Á Châu đã họp ở Bangkok và chấp thuận một bản tuyên ngôn nhấn mạnh rằng nhân quyền phải được xét đến "trong bối cảnh của những cá biệt quốc gia và địa phương, và những nền tảng lịch sử văn hóa tôn giáo khác nhau" (human rights must be considered in the context of national and regional particularities and various historical religious and cultural backgrounds), và rằng "theo dõi vấn đề nhân quyền là vi phạm chủ quyền quốc gia" (that human rights monitoring violated state sovereignty) và sau cùng "viện trợ kinh tế với điều kiện, dựa trên tiêu chuẩn nhân quyền [trong khi thực sự không quan tâm đến nhân quyền, theo như nhận định của Noam Chomsky]  là đối ngược với quyền phát triển" (and that conditioning economic assistance on human rights performance was contrary to the right of development).

-  Noam Chomsky, một học giả lừng danh của Mỹ, đã viết rõ về chính sách ngoại giao của Mỹ:

    "Thật ra chính sách ngoại giao của Mỹ là đặt căn bản trên nguyên tắc không liên quan gì đến nhân quyền, mà là liên quan nhiều đến sự tạo ra một bầu không khí thuận lợi cho ngoại thương" 

    (James Speck, Editor, The Chomsky Reader, p. 331:  U.S. foreign policy is in fact based on the principle that human rights are irrelevant, but that improving the climate for foreign business operations is highly relevant.) 
 

   Tất cả những sự kiện trên đều chứng tỏ rằng Nhân Quyền chỉ là một chiêu bài hữu danh vô thực của Mỹ, với hậu thuẫn của bom đạn và ưu thế kinh tế, để ép những tiểu nhược quốc nào có thể ép được phải theo đường lối chính trị của Mỹ.   Và những người có tâm cảnh Trần Ích Tắc tin rằng Mỹ thực sự quan tâm đến vấn đề nhân quyền ở Việt Nam thật ra chỉ sống trong ảo tưởng. 
 

   Như vậy, kết luận của tôi như trên là dựa trên những sự kiện lịch sử và những tài liệu rõ ràng, chứ không phải là tôi "bất nghĩa" (sic) viết để chống Mỹ hay bênh Cộng.  Ông Chu Tất Tiến không đọc sách báo Mỹ cho nên dựa theo cảm tính cá nhân, dùng thủ đoạn trích dẫn lạc lõng vài câu của tôi để mà đặt câu hỏi tại sao tôi lại viết lên những điều thiếu nghĩa lý như thế.  Thiếu nghĩa lý là đối với cá nhân ông, phù hợp với trình độ kiến thức, với đầu óc con chiên của ông, chứ không phải là thiếu nghĩa lý đối với giới độc giả hiểu biết, vì tất cả đều có những tài liệu dẫn chứng rõ ràng. 
 

   Chu Tất Tiến:  Sau khi ông đổ tội cho Mỹ vi phạm nhân quyền rồi, bất ngờ ông chêm vào một câu có tính chất khiêu khích về chiến tranh tôn giáo: "Viện trợ Ki-Tô (Christian aid) đã đổ vào Iraq để mua linh hồn cho Chúa." (Lý luận này xin dành cho phần sau: chia rẽ tôn giáo)  
 

    Ông Chu tất Tiến không nên viết ẩu, cho rằng tôi "đổ tội cho Mỹ vi phạm nhân quyền".  Hồ sơ vi phạm nhân quyền có đầy trên Internet, và tôi chỉ dùng có một phần nhỏ mà thôi.  Trong phần sau tôi sẽ nhắc lại vài tài liệu về vấn đề nhân quyền của Mỹ.  Ở đây tôi chỉ muốn nêu vài tài liệu về vấn đề "Viện trợ Ki-Tô".  Vấn đề "viện trợ Ki-Tô" đổ vào Iraq để mua linh hồn cho Chúa đã được đăng và bình luận nhiều trên báo chí và Internet, ông không đọc nên không biết, nhưng tại sao ông lại cho câu trên là một câu có tính chất khiêu khích về chiến tranh tôn giáo. 

   Sau đây là vài tài liệu ngắn bằng tiếng Anh về vụ "viện trợ Ki Tô" ở trên Internet.  Tôi để nguyên tiếng Anh, nếu ông không đọc được thì có thể nhờ "Tiếng Nói Giáo Dân" dịch giùm. 
 

1. Now that the United States has won the physical war in Iraq, should American Christian missionaries join a spiritual one there?  Soon after the end of major hostilities in Iraq, American Christian groups announced their desire to enter the country to spread humanitarian aid and — eventually -- the gospel. [viện trợ nhân đạo đi liền với việc truyền bá Phúc Âm]

 

2.  Private Christian aid groups got a boost last week when the White House announced it would not interfere with proselytizing in Iraq. Now evangelical charities are readying their literature--albeit cautiously, given the PR hazard of appearing to be "Christian crusaders." The International Bible Society has already sent 10,000 booklets created for Iraqis to the Mideast ("Christ has brought peace!" they say in Arabic). The society plans to produce at least 40,000 more copies in May. 
 

3.  When President Bush called his war on terrorism a "crusade," he backtracked quickly in the face of intense reaction at home and abroad. [Nguyễn Anh Tuấn và Chu Tấn nên đọc câu này] Now many people are worried that, in the case of Iraq, that inopportune choice of words may turn out to hold more than a modicum of truth. As Christianrelief agencies prepare to enter Iraq, some have announced their intent to combine aid with evangelization. They include groups whose leaders have proclaimed harshly negative views of Islam.  
 

   Đây là cuộc xâm lăng văn hóa của Ki Tô Giáo ở bất cứ nơi nào mà họ có thể, dùng mồi vật chất qua viện trợ nhân đạo" (sic) để truyền đạo.  Vấn đề đã rõ như ban ngày mà ông Chu Tất Tiến còn cho đó là một luận điệu khiêu khích chiến tranh tôn giáo.  Khi dùng từ "Thánh Chiến", chính tập đoàn Ca-Tô mà người thay mặt là Nguyễn Anh Tuấn hô hào tổ chức mới có thể coi là có mục đích khiêu khích chiến tranh tôn giáo. 
 

   Hơn nữa, trong "Thư Ngỏ", chính ông Chu Tất Tiến mới là người khiêu khích chiến tranh tôn giáo khi viết ra một câu hoàn toàn bịa đặt và sai sự thực như sau: 
 

   Chu Tất Tiến viết:   Không một người nào có học qua lịch sử thế giới không biết rằng các cuộc chiến tranh tôn giáo thì đẫm máu kinh hoàng nhất, vì dầu cho không có nhiều súng đạn, nhưng lại cứ dây dưa qua nhiều thế kỷ, và đây đây đó đó, không biết nơi nào an toàn. Từ các cuộc thánh chiến của người Hồi giáo chống Kytô Giáo thời Trung Cổ, rồi Công giáo chống người Hồi ở Trung Ðông, La mã tiêu diệt Công giáo thời sơ khai, Ấn Giáo và Hồi Giáo giết qua giết lại, Shiai và Sunni ở Iraq,  Phật Giáo và Hồi Giáo ở Thái lan, Phật Giáo bách hại ["giết hại" trong bài cũ] Công giáo ở Việt nam thời đầu triều Nguyễn...  
 

   Ông Chu Tất Tiến bẻ queo lịch sử, hoặc có thể được "bề trên" dạy cho như vậy, rằng các cuộc Thánh Chiến trong thời Trung Cổ là do Hồi Giáo chống Ki-Tô-Giáo, trong khi lịch sử đã ghi rõ là 8 cuộc Thánh chiến đều do các Giáo Hoàng của Ca-Tô Giáo Rô-ma phát động, khuyến khích giáo dân đi giết người, để thực hiện "Ý Chúa".  Xin mời ông Chu Tất Tiến và các tín đồ Ca-Tô Việt Nam hãy đọc bài nghiên cứu sau đây: 3.2. NÚI TỘI ÁC THỨ HAI CỦA CÔNG GIÁO: NHỮNG CUỘC THẬP ÁC CHINH MANG TÊN "THÁNH CHIẾN" [http://sachhiem.net/TCNtg/CGchinhsu/CGCS3.phpđể biết chi tiết về những cuộc "Thánh Chiến" của Ca-Tô Giáo Rô-ma

   Mặt khác, Phật Giáo nào giết [bách] hại Công Giáo ở Việt Nam thời đầu triều Nguyễn?  Ông Chu Tất Tiến lấy tài liệu ở đâu hay được ai dạy để viết bậy như vậy? Công Giáo theo Tây phản quốc, triều đình đưa ra những biện pháp trừng phạt chứ Phật Giáo nào, ở đâu, mà giết hại Công Giáo?  Công giáo có theo Tây phản quốc không?   Chúng ta hãy đọc vài tài liệu trong số hàng trăm tài liệu tương tự.

   Trong cuốn The Vietnam Response to French Intervention, 1862-1874 của  Mark W. McLeod, chúng ta có thể đọc được những đoạn sau đây:

   Trang 45: Khi nghe tin thành Saigon thất thủ, những tín đồ Ca-Tô Việt Nam ở miền Nam đã lợi dụng tình thế để khủng bố người "lương" hay "tốt" (nghĩa là, người phi- Ca-Tô) và đi làm "tay sai và mật thám cho Tây Dương "

   (..upon hearing of the fall of Saigon citadel, the Vietnamese Catholics of the South were taking advantage of the situation in order to terrorize the "luong" or "good" (that is non-Catholics) people and to serve as "lackeys and spies for the Westerners)

   Trang 114:  Sự phân tích những hành động này cho thấy, trong những cuộc tấn công vào những cứ điểm của chính quyền Việt Nam, quân đội Pháp đã nhận được một mức độ hỗ trợ rất đáng kể từ những thừa sai và những tín đồ Ca Tô Việt Nam.  Hơn nữa, những phương pháp mà các sĩ quan Pháp và những cộng tác viên Ca-Tô dùng tuyệt đối không thể coi là có đạo đức cao theo những tiêu chuẩn đương thời của ngay chính họ, vì những phái bộ truyền giáo Ca Tô đã dùng sức lao động (của tín đồ Ca Tô bản xứ; TCN), tài nguyên, và tin tức tình báo, đổi lấy hậu thuẫn của Pháp để thực hiện sự tàn sát liên miên người "lương", mạo phạm những công trình xây dựng của Phật Giáo, thiêu hủy những làng mạc phi-Ca-Tô, và cướp bóc những thành phố của nhà Vua.  Sự cộng tác với chủ nghĩa đế quốc Pháp của những tín đồ Ca Tô thường không được các sử gia nhận biết đầy đủ, nhưng đó chính là một yếu tố đáng kể góp phần thắng lợi cho Pháp ở Bắc Kỳ."

    [The analysis reveals that the French were far from alone in their attacks on the loci of Vietnamese authority because the invaders received a significant level of support from the missionaries and the Vietnamese Catholics. Moreover, the methods of the French officers and their Catholic collaborators could hardly be considered as evidence of a superior morality even by their own contemporary standards, for the Catholic Missions exchanged labor, resources, and information in return for French assistance in perpetuating summary executions, desecreations of Buddhist religious edifices, burning of non-Catholic villages, and pillaging of imperial citadels. This Catholic collaboration with French imperialism has not been adequately recognized by historians, but it was a significant contributing factor to the French success in Tonkin.] 
 

   Vậy thì Công Giáo bám theo gót thực dân Pháp để tàn sát liên miên người lương, mạo phạm những công trình xây dựng của Phật Giáo, thiêu hủy những làng mạc phi-Ca-Tô, và cướp bóc những thành phố của nhà Vua  v.. v.. chứ Phật Giáo nào giết hại Công Giáo? Ông Chu Tất Tiến có liêm sỉ hay không mà định xuyên tạc lịch sử để gây thù hận giữa Công Giáo và Phật Giáo?  Những hành động phản quốc của Công Giáo trong thời đầu triều Nguyễn đã là những sự kiện lịch sử và là nguyên nhân đưa đến sự nghi kỵ và chia rẽ trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.  Bởi vậy mà Linh mục Lương Kim Định mới phải thành thực thú nhận và viết trong cuốn Cẩm Nang Triết Việt  như sau:  
 

    "Sự truyền đạo Thiên Chúa vào Việt Nam đã đưa đến sự chia khối dân tộc đang thống nhất thành hai phe Lương, Giáo làm cho sự liên lạc giữa đôi bên trở nên nhức nhối đầy e dè nghi kỵ.  Đấy là một tai nạn lịch sử mà thời gian tuy có làm giảm đi nhưng xem ra không sao  xóa sạch được." 
 

   Lương là những người Việt không theo Ca-Tô Giáo Rô-ma chứ không phải đều là Phật tử.  Với những tài liệu lịch sử rõ ràng như trên mà ngày nay ông Chu Tất Tiến còn dám viết lếu láo là: Phật Giáo giết hại Công giáo ở Việt nam thời đầu triều Nguyễn.  Vậy mà "Tiếng Nói Giáo Dân" và "Ánh Dương" cũng đăng lên được thì phải nói là, cái gốc phản bội quốc gia, vu khống, vẫn còn y nguyên trong đám người Ca-Tô vô trí. 
 

   Chu Tất Tiến: Với trình độ Bác Sĩ [sic] về Triết Lý [sic], ông đã đưa thêm một nhận định gay gắt: "Những người dựa hơi Mỹ lại không biết rằng chính cái bộ mặt nhân quyền của Mỹ lại là một bộ mặt lem luốc mà cả thế giới đã biết. Ðó là cái nhục của những kẻ làm tay sai cho một ông chủ, hay dựa hơi một ông chủ mà mình không biết rõ, mà không biết đến bản chất và thực chất của chính ông chủ mình." Ðoạn, ông chứng minh: "Hoa Kỳ có một thành tích khủng khiếp về nhân quyền. Ngoài chuyện hàng ngày áp bức chính dân của mình, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục vi phạm nhân quyền ở các nơi như Vieques (Porto Rico) bằng hải quân Hoa Kỳ, và ở quanh thế giới trong những xí nghiệp bóc lột nhân công tàn tệ (sweatshops) cho những xí nghiệp Hoa Kỳ, và điều có lẽ đáng lo ngại nhất là, giết hại hơn 1 triệu dân Iraq trong chiêu bài trừng phạt." Ðể kết luận, ông viết: "Với thành tích vi phạm nhân quyền như vậy, tôi nghĩ rằng Mỹ không đủ tư cách nói về nhân quyền và quốc hội Mỹ không đủ tư cách hay quyền hạn để ra một đạo luật nhân quyền cho bất cứ quốc gia nào khác"…

      Hơn nữa, xin hỏi ông, viết như thế, ông đứng vào lập trường chính trị nào vậy? Hiện nay, chế độ Cộng Sản Việt Nam vẫn phản đối rằng Mỹ can thiệp thô bạo vào vấn đề nhân quyền của Việt Nam. Tôi thấy lý luận của ông có điểm thuận lợi cho chế độ đó lắm lắm. Trên hết, ông đã để lộ ra con  người thực của ông: một Trần Chung Ngọc Bất Nghĩa.  
 

   Tôi thấy đối thoại với những người trình độ thấp kém như ông Chu Tất Tiến thật quả là vô vị.  Vậy thì ông Chu Tất Tiến đừng coi đây là đối thoại mà coi đây là những bài học giáo khoa sơ đẳng về những chủ đề ông nêu lên.  Nếu ông muốn biết tại sao tôi, mà thực ra không phải tôi vì đó chỉ là những tài liệu, viết như trên thì ông cần phải trở lại một sự kiện, đó là: 
 

   Đầu tháng 5, 2001, Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu hất Mỹ ra khỏi Ủy Ban Nhân Quyền Quốc Tế trong đó Mỹ liên tục là một thành viên từ năm 1948, trong khi Trung Quốc, Việt Nam, Cuba đều được bầu làm thành viên.  Tại sao?  Theo dõi tình hình quốc tế về nhân quyền chúng ta thấy ảnh hưởng của Mỹ đã suy sụp đến mức tệ hại, và bộ mặt thực của Mỹ, muốn thống trị LHQ như đã từng thống trị trong vài thập niên, đã để lộ ra trong biến cố trên.  Điều này làm chính quyền Mỹ nổi giận và dùng áp lực tiền bạc, giở trò hăm dọa (bullying) Liên Hiệp Quốc.  Hội Ân Xá Quốc Tế của Hoa Kỳ (Amnesty International USA) lên án, lẽ dĩ nhiên, sự đuổi Mỹ ra khỏi Ủy Ban Quốc tế Nhân Quyền.  Và Quốc Hội  Hoa Kỳ đã bỏ phiếu sẽ không trả Liên Hiệp Quốc số tiền Hoa Kỳ nợ là 582 triệu đô-la mà Hoa Kỳ hứa sẽ trả trong năm nay, nếu Liên Hiệp Quốc không theo những điều kiện Hoa Kỳ đặt ra.  Những biện pháp có tính cách  hăm dọa du đãng này đã gây nên nhiều phản ứng trong giới các nhà ngoại giao và bình luận gia.  Phần lớn đều cho rằng đó là những hành động kiêu căng vô lối, thí dụ như lời phát biểu của dân biểu Tom Lantos ở California: "Điều này (không trả nợ) sẽ dạy cho các quốc gia một bài học. Nếu họ muốn số tiền nợ này, họ sẽ phải bỏ phiếu cho Mỹ trở lại Ủy Ban Nhân Quyền" (This will teach countries a lesson.  If they would like to get this payment, they will vote the US back on the commission).   Một nhà ngoại giao Âu Châu ở Liên Hiệp Quốc phê bình: "Cố đòi cho được loại điều kiện trên, nói thẳng ra, đó là tống tiền" (To insist on that sort of conditionality – frankly, that's blackmail, said one European diplomat at the UN).  David Malone, cựu đại sứ tại Liên Hiệp Quốc của Canada phát biểu: "Liên Hiệp Quốc đã chán ngấy tiến trình nội bộ của Mỹ về vấn đề trả nợ" (People in the UN system are fairly fed up with the US domestic process on the payment of dues).  Lee Hamilton, một cựu dân biểu ở Indiana nói: "Từ chối không trả nợ rồi chỉ trả với điều kiện, Hoa Kỳ đã tạo ra sự bực tức to lớn cho mọi người vì sự kiêu căng của chúng ta" (The US already created enormous resentment for our arrogance by refusing to pay its dues and then only doing so with significant conditions attached). 
 

   Dư luận báo chí Mỹ cho thấy người dân cũng không lấy gì làm hãnh diện về những hành động vô lối của chính phủ mình.  Mike Giocondo viết trong tờ Chicago Tribune như sau, với nhan đề: Hoa Kỳ Như Là Kẻ Đi Hà Hiếp (US As Bully) (theo nghĩa ỷ mạnh hiếp yếu, bất kể đến luật pháp): 
 

   "Trong đời tôi, tôi không thể tin rằng Quốc Hội lại bỏ phiếu không trả nợ cho LHQ chỉ vì Hoa Kỳ mất đi ghế ngồi trong Ủy Ban Quốc Tế Nhân Quyền.

   Trong con giận dữ, Quốc Hội phản ứng và bỏ phiếu cho biện pháp là chúng ta không nên tiếp tục trả một món tiền nợ mà chúng ta đã thỏa thuận trả cho cơ quan quốc tế.

   Thật là đáng buồn khi phải nói rằng đây không phải là lần đầu tiên Hoa Kỳ đã giữ lại không trả tiền vì Hoa Kỳ không đồng ý với những hành động của LHQ.

   Tôi nghĩ rằng, Hoa Kỳ, như là một quốc gia hội viên, hãy ngưng xử sự như một đứa trẻ hư, lấy lại trái  banh  đi  về nhà và chỉ chơi  lại khi  mọi người khác chơi theo luật của nó...

   Đâu là một thế giới, tình lân bang giữa các quốc gia mà LHQ đặt nền tảng trên đó?

   Có nhiều đường lối ngoại giao khác mà Hoa Kỳ có thể theo thay vì treo sức toàn năng của đô-la trên LHQ.

   Hoa Kỳ, như là một quốc gia lãnh đạo, một lần nữa lại dùng thái độ của một đứa trẻ chuyên đi hà hiếp bắt nạt làm gương cho các quốc gia khác khi nó không đồng ý với việc làm của LHQ."

   (I can't for the life of me believe that Congress voted to stop payment to the UN just because the US lost its seat on the UN Human Rights Commission.

   In some fit of anger, Congress reacted and voted that we should not continue to pay an agreed amount of past-due money to the world body.

   It is sad to say it is not the first time the US has held back money because it doesn't agree with UN actions at times.

   One would think the US, as a member nation, would stop behaving like a spoiled child who wants to take his ball and go home and won't play until everyone plays by his rules.

   Where is the one world, the neighborhood of nations, the UN is founded on?

   There are other diplomatic courses the US can take than hang the almighty dollar over the UN.

   The US, as the world leader, once again has set a bully-boy example to other nations when it doesn't like what the UN does.) 
 

    Một bài khác với cùng một nhan đề "US As Bully" của Joseph Schumann trên tờ Chicago Tribune cho cho chúng ta thấy tác giả viết: 
 

   "Khi mọi người đều nói anh là một cái gì ngu đần, có hai cách để đối phó.

   Anh có thể lắng tai nghe với sự tôn trọng và xét lại những việc của mình, hoặc anh cố bám vào quan điểm của anh và kết luận rằng mọi người khác đều ngu đần.

   Khi anh có thể nhìn được một quan điểm khác, mọi sự đều trở nên tốt đẹp hơn.  Khi anh bác bỏ quan điểm của mọi người khác, anh tự giam anh trong thế kẹt.

   Bằng cách bỏ phiếu loại Hoa Kỳ ra khỏi Ủy Ban Quốc tế Nhân Quyền, cộng đồng quốc tế đã nhắc lại cho chúng ta nhiều vấn đề – từ vấn đề địa cầu ngày càng trở nên nóng hơn, kế hoạch gia đình và chương trình Star Wars (Hỏa tiễn chống hỏa tiễn từ ngoài địa phận quốc gia) cho đến sự bao vây Cuba – trong những vấn đề này lập trường của Hoa Kỳ đứng ngoài lập trường của toàn thể thế giới.  Nếu chúng ta quan tâm và chịu học hỏi, chúng ta có thể trở thành những lãnh đạo về đạo đức mà chúng ta thường thích tự coi chúng ta như vậy.  Nhưng nếu chúng ta cứ tự bảo chúng ta rằng, bất cứ ai không đồng ý với chúng ta đều phải ngu đần hoặc xấu xa, thì những kẻ chê bai chúng ta sẽ coi chúng ta như  là loại chuyên đi hà hiếp."

   (When everybody says you're something stupid, there are two ways to respond.

   You can listen with respect and rethink things, or you can stick to your story and conclude that everybody else is stupid.

   When you can see a different point of view, things get better.  When you dismiss everybody else's opinion, you stay tuck.

   By voting the US off the UN Commission on Human Rights, the International community was reminding us of the host of the issues – from the global warming, family planning and Star Wars through the blockade of Cuba – where the US position is out of line with the rest of the world.  If we pay attention and learn, we may become the moral leaders we like to see ourselves.  But if we tell ourselves that anybody who disagrees with us must be ignorant or wicked, we will instead be the bully our detractor see in us.)

 

   Tom Doody viết một bài dưới nhan đề "Hoa Kỳ đạo đức giả" (Hypocritical US) một cách khá châm biếm như sau: 
 

   Trước thái độ tham lam và tự tôn của chúng ta." "Tôi ăn mừng bài học về dân chủ tuyên bố bởi sự khôn ngoan và nhìn xa của những cha chú về chính trị của chúng ta (những người trong Quốc Hội) trong cuộc bỏ phiếu giữ lại không trả nợ LHQ để phản đối kết quả tuyển chọn của LHQ gần đây đã làm cho Hoa Kỳ mất những ghế ngồi trong các Ủy Ban về Ma Túy và Nhân Quyền.  Tôi đặc biệt hồ hởi vì hành động này có vẻ như đã đặt ra một tiền lệ vững chắc không thể chối cãi được là cho phép người dân giữ lại tiền phải đóng thuế và đe dọa rút ra khỏi chính sách thuế má của nhà nước để phản đối kết quả bầu cử không làm cho chúng ta hài lòng.

   Cách đối phó này của những đại biểu của nền dân chủ của chúng ta, luôn luôn tự cho là mình đúng, thật là lố bịch. Nó chính là lý do mà nhiều đồng minh của chúng ta đã bỏ phiếu như vậy để trừng phạt sự kiêu căng và hành động hà hiếp thế giới của chúng ta.

   Sự đạo đức giả đã ngự trị trên miền đất mà những kẻ mị dân thường hay phản ứng và đe dọa thay vì xem xét nguyên nhân sự bất mãn của thế giới

   (I celebrate the lesson in democracy delivered by our wise and visionary political fathers in voting to withhold United Nations dues to protest the result of UN elections that recently resulted in the US loosing chairs on narcotics and human rights committees.  I'm particularly excited because this action would seem to set a strong and undeniable precedent allowing citizens to withhold tax dollars and threaten withdrawal from the process to protest election results that displease us.

   This response by the ever so self-righteous representatives of our democracy is ironic.  It soundly emphasizes the very reason that many of our allies cast such votes to punish our arrogance and global bullying.

   Hypocrisy reigns supreme in a land where demagogues would prefer to react and threaten rather than examine the cause of the world's displeasure with our greedy, self-absorbed behavior.) 
 

  Và Vince Hayner viết với nhan đề "Những Vi Phạm Của Hoa Kỳ" (US Violations) như sau: 
 

   "Sự loại Hoa Kỳ ra khỏi Ủy Ban Nhân Quyền là một bất ngờ cần được hoan nghênh.  Trong khi các chính trị gia, ký giả và dân thường hỏi tại sao, câu trả lời ở ngay trước mắt chúng ta.

   Hoa Kỳ có một thành tích khủng khiếp về nhân quyền. Ngoài chuyện hàng ngày áp bức chính dân của mình, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục vi phạm nhân quyền ở các nơi như Vieques (Porto Rico) bằng Hải Quân Hoa Kỳ, và ở quanh thế giới trong những xí nghiệp bóc lột nhân công tàn tệ (sweatshops) cho những xí nghiệp Hoa Kỳ, và điều có lẽ đáng lo ngại nhất là, giết hại hơn 1 triệu dân Iraq trong chiêu bài trừng phạt, đó là chỉ kể vài sự kiện.

   Hi vọng rằng sự loại Hoa Kỳ ra khỏi Ủy Ban Nhân Quyền là một dấu hiệu mà các thành viên khác của LHQ sẽ không dung dưỡng cho những hành động không hề thay đổi, đơn phương tấn công nhân quyền của Hoa Kỳ."

   (The ejection of the US from the UN Human Rights Committee is a welcome surprise.  While politicians, journalists and everyday people ask why, the answer is right in front of us.

   The US has a horrible human rights record.  Besides the daily oppression of its own citizens, the US continues to violate human rights in place like Vieques with the US Navy, around the world in sweatshops for US corporations and, perhaps most alarming, with the killing of more than 1 million Iraqi people via sanctions, just to name a few.

   It is hoped that this ejection comes as a sign that the other members of the UN will not tolerate the consistent unilateral assaults on human dignity by the US.) 
 

   Vậy thì bây giờ ông Chu tất Tiến đã biết tại sao tôi lại viết như trên và đã viết dựa theo những tài liệu nào chưa?  Nhưng thủ đoạn hạ cấp để gây thù hận của ông là ông đã bỏ đi những tài liệu gốc mà tôi dùng, để cho độc giả có cảm tưởng đó chính là những ý kiến của tôi viết ra để "chống Mỹ", và ông cũng đã thành công phần nào, vì có độc giả đã đòi phải dịch Thư Ngỏ của ông để đưa cho FBI để "tống cổ" tôi về Việt Nam.  Độc giả này chẳng biết gì về nước Mỹ, tưởng rằng Mỹ muốn tống cổ ai ra khỏi nước cũng được.  [Những kẻ ngu đần cũng còn đòi tống cổ Đại Đức Thích Nhật Từ, trên nguyên tắc ngoại giao, là khách của nước Mỹ như bất cứ người nào được Visa nhập cảnh Mỹ, về Việt Nam].

   Tôi có cảm tưởng ông Chu Tất Tiến là người nghiện đạo, ngoài cuốn Thánh Kinh ra không còn biết gì hơn, mà cũng chỉ biết láo lếu bậy bạ về cuốn đó, cho nên bất cứ điều gì ông viết cũng phản ảnh trình độ kiến thức rất tệ hại của ông.  Qua những tài liệu dẫn chứng ở trên nay tôi có thể trả lời câu hỏi của ông về cá nhân tôi:  Hơn nữa, xin hỏi ông, viết như thế, ông đứng vào lập trường chính trị nào vậy? Hiện nay, chế độ Cộng Sản Việt Nam vẫn phản đối rằng Mỹ can thiệp thô bạo vào vấn đề nhân quyền của Việt Nam. Tôi thấy lý luận của ông có điểm thuận lợi cho chế độ đó lắm lắm. Trên hết, ông đã để lộ ra con  người thực của ông: một Trần Chung Ngọc Bất Nghĩa. 
 

    Lập trường chính trị của tôi là lập trường của một người nghiên cứu lịch sử, tôn trọng sự thật lịch sử.  Việt Nam phản đối Mỹ can thiệp thô bạo vào vấn đề nhân quyền của Việt Nam là đúng vì chuyện nội bộ của Việt Nam thì để cho Việt Nam lo. Mỹ không phải và không bao giờ nên làm một Cảnh Sát Quốc tế.  Ông phải biết năm ngoái Mỹ chỉ trích vấn đề nhân quyền của Trung Quốc, Trung Quốc tung ra một tài liệu dài khá đầy đủ về những vi phạm nhân quyền của Mỹ và Mỹ yên lặng luôn.  Tại sao Mỹ lại phải lép vế đối với Trung Quốc?  Vì Trung Quốc là một nước lớn, mạnh về quân sự và kinh tế nên Mỹ không thể can thiệp vào nội bộ của Trung Quốc, khác với Việt Nam, vì là một nước nhỏ yếu kém về quân sự và kinh tế nên vẫn bị Mỹ tự cho mình là có quyền xía vào chuyện nội bộ của Việt Nam.  Việt Nam ở thế yếu nên chỉ có thể phản đối chứ không trả đũa Mỹ như Anh Ba.  Vấn đề không phải là lý luận của tôi có điểm thuận lợi cho chế độ ở Việt Nam mà là những lý luận của tôi đúng hay sai, đặt trên những cơ sở nào.  Quan niệm "bất nghĩa" của ông là quan niệm của một con chiên, cúi đầu trước đức "vâng lời".  Tôi xin khẳng định một lần nữa: tôi là một con người, không phải là một con chiên. 
 

      Chu Tất Tiến viết:  Vậy mà, bây giờ, ông cũng đang làm cái công việc bất nhân ấy, xúi bẩy người ta giết nhau, đánh phá nhau, tạo rối loạn, phá bình yên bằng những bài báo, sách, tiểu luận công kích Công Giáo, đề cao Phật Giáo. Hãy đọc sách của "Giao Ðiểm".  
 

    Lập trường của tôi đã được minh định nhiều lần rất rõ ràng: đưa ra những sự kiện lịch sử về Ca-Tô Giáo Rô Ma và Lịch sử Ca-Tô Giáo Rô-ma ở Việt Nam với mục đích giáo dục để giải hoặc Ki Tô Giáo.  Đây là một công việc làm trí thức trong lãnh vực học thuật mà người Tây phương đã làm cả trăm năm nay rồi, cho nên không thể nói là để xúi bẩy người ta giết nhau, đánh phá nhau, tạo rối loạn, phá bình yên như ông Chu Tất Tiến vu khống để gây thù hận.  Những tài liệu mà tôi dùng toàn là của các học giả Tây Phương, kể cả của những bậc lãnh đạo trong Ca-Tô Giáo Rô-ma, không có một tài liệu nào mà tôi bịa ra.  Khi ông chụp mấy cái mũ trên lên đầu tôi vô căn cứ, chỉ viết bừa như vậy thì chính ông mới là kẻ có mục đích gây thù hận.  Ông không ở trong giới trí thức và nhất là không ở trong giới nghiên cứu, nên chỉ viết theo cảm tính, không hiểu được những công việc làm có giá trị trí thức và giáo dục trong thế giới Tây phương.

   Chu tất Tiến:  Trong 37 cuốn sách và tiểu luận, có 26 cuốn sách và tiểu luận của ông đả kích và bôi lọ Công Giáo mà ông gọi một cách khinh miệt là Gia Tô, theo cách xướng âm của trăm năm trước đây. Trong số 18 bài viết của "Ðạo Phật Ngày Nay", ông chiếm 7 bài. Những đề tài chia rẽ và mạ lỵ tôn giáo một cách kinh dị, chỉ có những con người Bất Nhân mới có thể viết được trong thế kỷ 21 này: Giêsu là ai? Bí Quyết Chống Satăng, John Paull II & Teresa: từ huyền thoại đến thực chất, Vài cảm nghĩ về vụ giáo hoàng xưng thú 7 núi tội lỗi, Phật và Giêsu...  Bên cạnh những câu bôi lọ Công Giáo như "những sự thực về Giáo Hội Công giáo ô nhục, đẫm máu trong lịch sử loài người", ông chỉ trích Giáo Hoàng John Paull II như là một thứ ma quỷ còn ác hơn cả Adoft Hitler.

   Nếu ông Chu Tất Tiến có thể trích ra trong những cuốn sách, tiểu luận đó những chỗ nào tôi đả kích hay bôi lọ Công Giáo thì tôi rất cám ơn. Nhưng nếu tất cả chỉ là những tài liệu lịch sử thì ông Chu Tất Tiến nghĩ sao?  Ông không đọc sách nhưng tôi thì tôi đọc nhiều sách, kể cả cuốn Thánh Kinh của Ki Tô Giáo. Những đề tài mà ông cho là chia rẽ và mạ lỵ tôn giáo một các kinh dị thật ra chỉ là những đề tài đã được nghiên cứu và phổ biến rộng rãi trong thế giới Tây Phương bởi vô số các học giả ở trong cũng như ở ngoài các giáo hội Ki-tô.  Có vẻ như ông sống ở trong những "ốc đảo Công Giáo ngu dốt" [từ của LM Trần Tam Tĩnh] nên không biết gì về nền học thuật Ki-tô [Christian scholarship].   Đề tàiGiêsu là ai? đã được rất nhiều học giả ở trong cũng như ở ngoài các giáo hội Ki Tô nghiên cứu, thí dụ như Colin Cross với cuốn Who Was Jesus?; Linh mục John Dominic Crossan với cuốn Who Is Jesus? và các nhà thần học như Mục sư Ernie Bringas, Giám mục John Shelby Spong, Nữ Giáo sư Thần Học Ca-Tô Uta Ranke-Heinemann v.. v.. Vậy phải chăng họ đều là kẻ "Bất Nhân"?  Ông có hiểu "Nhân" là gì không? Nếu ông đọc cuốn Giê-su Là Ai? của tôi thì ông phải biết rằng, tất cả những gì tôi viết trong cuốn đó là dùng tài liệu của họ, kể cả cuốn"Giáo Lý Công Giáo" của Công Giáo, không có một tài liệu nào của Phật Giáo hay của Cộng Sản.  Bài Bí Quyết Chống Satăng được viết dựa theo những điều viết trong Tân ước, có chỗ nào không đúng ông chỉ ra coi. Bài nghiên cứu: John Paull II & Teresa: từ huyền thoại đến thực chất là dựa theo tài liệu của Louis Baldwin, Malachi Martin, Avro Manhattan, Joseph L. Daleiden, Madalyn O'Hair, Frank Zindler (về John Paul II), và Christopher Hitchens, Judith Hayes, Ann Sebba, Sister Susan Shields (về Teresa).  Và gần đây nhất có một tài liệu của Sơ Suzan Shields, một người đã từng cộng tác và làm việc dưới quyền bà Teresa trong nhiều năm, trong bài Ngôi Nhà Ảo Tưởng Của Mẹ Teresa: Bà Ta Đã Tác Hại Đến Những Người Giúp Bà Cũng Như Những Người Được Họ Giúp Như Thế Nào [Nguyên tác: "Mother Teresa's House of Illusions: How She Harmed Her Helpers As Well As Those They 'Helped'" by Sister Susan Shields] trong đó Sơ đã vạch ra những điều vô đạo đức và thực sự "bất nhân" của bà Teresa.  Đó là những tài liệu đã được phổ biến rộng rãi trong thế giới.  Ông cũng nên biết rằng những đề tài thuộc loại mà ông cho là chia rẽ và mạ lỵ tôn giáo một cách kinh dị đã được phổ biến cả 200 năm nay trong nước Mỹ, có khoảng 23% theo Ca-Tô Giáo Rô-ma, và ở Âu Châu, trước đây là cái nôi của Ca-Tô Giáo Rô-ma, mà không xẩy ra bất cứ một sự xáo trộn xã hội nào.  Vậy đối với tỷ lệ 7% người Ca-Tô Việt Nam tại sao ông lại cho đó là chia rẽ và mạ lỵ tôn giáo? 
 

   Tôi nghĩ vài điều nhận xét trên cũng đủ để cho chúng ta thấy bộ mặt thực và mục đích của ông Chu Tất Tiến khi viết "Thư Ngỏ Gửi Tiến Sĩ Trần Chung Ngọc".  Nhưng trong những phần tiếp theo, ông Chu Tất Tiến có nhiều chỗ viết rất bậy, cũng lại dùng luận điệu để vu khống và gây thù hận.  Tôi không có thì giờ đi vào chi tiết từng điểm một trong toàn bài mà chỉ có vài nhận xét ngắn bên cạnh  một số luận điệu vu vơ  trong "Thư Ngỏ" mà thôi. 
 

   Những dòng chữ nghiêng là của ông Chu Tất Tiến: 
 

   Bên cạnh những câu bôi lọ Công Giáo như "những sự thực về Giáo Hội Công giáo ô nhục, đẫm máu trong lịch sử loài người"

    [Vậy những cuộc Thánh Chiến, Tòa Hình Án xử dị giáo, săn lùng và thiêu sống phù thủy, bách hại người Do Thái, theo gót thực dân để truyền đạo v..v.. là đẹp đẽ và sạch máu lắm hay sao?],. 
 

   Nhưng Bất Nhân nhất là ông đã dàn dựng ra một cuộc phỏng vấn để trả lời một câu hỏi kinh hoàng, máu lửa nhất của "Đạo Phật Ngày nay": "Trong chiều hướng đó, các tổ chức, giáo hội Phật Giáo và người Phật tử phải làm gì để góp phần đánh bật âm mưu nguy hiểm trên của Ky-tô giáo?"Và ông trả lời đại khái là phải tiêu diệt chúng bằng cách này hay cách khác. Nhưng, thưa ông, tại sao lại phải đánh bật chúng ra khỏi xã hội?

   [Ở đây chúng ta lại thấy thủ đoạn xuyên tạc vấn đề của người viết văn lưu manh Chu Tất Tiến.  Thứ nhất, Đạo Phật Ngày Nay thực sự phỏng vấn tôi qua điện thư chứ không phải tôi dàn dựng, bằng chứng là khi đó ĐPNN không biết rõ bằng cấp của tôi thuộc ngành nào. Tại sao ông Chu Tất Tiến lại dựng đứng ta chuyện là tôi dàn dựng cuộc phỏng vấn để trả lời.  Ông có thể kiểm chứng với Đạo Phật Ngày Nay trước khi đưa ra chuyện bịa đặt như vậy.  Vậy ông có chút lương thiện nào không.  Thứ nhì câu tôi trả lời câu hỏi của ĐPNN ở trên nguyên văn như sau:

   Tuy âm mưu truyền đạo sang các nước Á Châu của Gia Tô Giáo không có mấy hi vọng thành tựu, nhưng chúng ta không thể lơ là, coi thường những thủ đoạn của Giáo hội Gia Tô.  Chúng ta không thể áp dụng hạnh từ bi một cách sai lầm theo nghĩa chỉ biết tụng Kinh niệm Phật và để mặc cho Gia Tô Giáo tự do hoành hành, nô lệ hóa đầu óc người dân Việt.  Từ là cho vui, và Bi là cứu khổ. Khai sáng trí tuệ người dân, chuyển hóa để cho họ thấm nhuần giáo lý nhân bản, thiết thực, hòa bình, vị tha, vô thường, vô ngã v..v.. của Phật Giáo là mang niềm vui đến cho họ.  Cứu họ ra khỏi vô minh, mê tín dị đoan, xiềng xích trí tuệ, tinh thần nô lệ ngoại nhân v..v.., đó chính là cứu khổ.

   Muốn chống lại âm mưu truyền đạo sang Á Châu của Gia Tô Giáo chúng ta cần phải biết tôn giáo này đã thành công và phát triển trên thế giới như thế nào, và tại sao ngày nay các nước văn minh tiến bộ Âu Mỹ lại đang từ bỏ dần dần tôn giáo này để đi tìm những giá trị tâm linh của Á Đông.  Vài tài liệu sau đây hi vọng sẽ cho chúng ta rõ vấn đề….

   Vậy có chỗ nào là tôi đòi hỏi phải "tiêu diệt" Ki-Tô-Giáo?  Và có chỗ nào tôi chủ trương phải đánh bật chúng ra khỏi xã hội.  Cái cần phải đánh bật là âm mưu truyền đạo có tính cách xâm lăng văn hóa của Ca-Tô Giáo Rô-ma chứ không phải là đánh bật người Ca-Tô ra khỏi xã hội.  Và đánh bật bằng văn hóa, bằng những sự thật lịch sử của chính Ca-Tô Giáo Rô-ma. 

   Thủ đoạn gây thù hận của ông Chu tất Tiến đã rõ ràng.  Nhưng ông không thể ngờ là những tài liệu gốc về mọi vấn đề, mọi đề tài, đều còn giữ nguyên trong các trang nhà và trong máy tính của tôi.  Cho nên ông không thể thành công trong việc xuyên tạc vấn đề một cách hạ cấp như trên. 

   Người Công giáo hiện thời có kêu gào chém giết gì ai đâu?

   John Remsburg đã viết:  Người Công Giáo hiện thời không chém giết ai vì không có khả năng để mà chém giết, và vì những thanh gươm để giết người và những bó củi để thiêu sống người đã bị tước ra khỏi những bàn tay đẫm máu của người Công Giáo.  Nhưng chúng ta cũng không nên quên rằng trong thời cận đại, người Công Giáo Hitler đã giết 6 triệu  người Do Thái và Gypsies, chính quyền Công Giáo Palevich ở Croatia đã giết hơn 700000 người Ki-Tô Chính Thống và Gypsies, người Công giáo ở Rwanda đã giết bao trăm ngàn người Tutsi, và ở Việt Nam người Công Giáo ở các khu tự trị Bùi Chu Phát Diệm đã giết bao nhiêu người kháng chiến yêu nước, người Công Giáo Ngô Đình Diệm đã giết mấy trăm ngàn người vô tội nhân danh chống Cộng và để truyền giáo, người Công Giáo Ngô Đình Cẩn đã tra tấn và giết bao nhiêu người để cướp tài sản v…v… 
            

Dù biện luận cách nào chăng nữa, ông đã tự lộ tâm hồn ác độc của mình khi kêu gào các tôn giáo thù hận nhau. Có lẽ chỉ khi nào được nhìn thấy hai tôn giáo giết nhau, máu chẩy đầy đường, ông mới thỏa mãn.

   Đây là một luận điệu vu khống để gây thù hận, có chỗ nào trong các cuốn sách cũng như bài tiểu luận của tôi, tôi kêu gào các tôn giáo thù hận nhau, ông vạch ra cho tôi coi.  Nếu ông không vạch ra được thì ông hiện nguyên hình là "một tên viết văn lưu manh di truyền"theo nhận định của BN587. 

   Ðiều mâu thuẫn là trong hầu hết các cuốn sách, các bài tham luận, ông thường tự tôn mình là một Phật tử chân chính. Trong cuộc phỏng vấn thực hiện bởi "Ðạo Phật Ngày Nay", ông còn kể lại tiểu sử mình nhập vào đạo như thế nào, nhưng, ông không hề lưu ý rằng tất cả những lý luận gây chiến tôn giáo của ông đã hoàn toàn đi ngược lời Ðức Phật dậy. Theo Thượng Tọa Thích Minh Châu, quan điểm của Ðức Phật đối với việc cãi cọ và tranh luận rất rõ ràng. Ngài không có tranh luận gì với thế giới.

   Đúng vậy!  Tôi nhận tôi là một Phật tử nhưng chưa bao giờ tự tôn là một Phật tử chân chính. Và tôi cũng chưa bao giờ đứng trên cương vị của một Phật tử để mà viết về Ca-Tô Giáo Rô-ma.  Phật Pháp không có tranh cãi với các pháp thế gian.  Tôi cũng không có mục đích tranh luận tôn giáo.  Nghiên cứu và đưa ra những sự thật về tôn giáo là có mục đích giáo dục không phải là để tranh luận. Trước những cuốn sách và những bài tiểu luận của tôi, tôi chẳng thấy ai lên tiếng phê bình phân tích, vậy thì tôi cãi cọ tranh luận với ai?  Những người không có can đảm chấp nhận sự thật thường chụp mũ đó là tranh luận hay gây chia rẽ hay chống phá, nhưng không phải.  Tất cả chỉ là vấn đề nghiên cứu trong lãnh vực học thuật (scholarship), và người ta chỉ có thể hoặc chấp nhận, hoặc không, còn nếu muốn phủ bác thì ít ra cũng phải có cùng trình độ nghiên cứu và đưa ra những tài liệu, lý luận, bằng chứng có thể thuyết phục người đọc, chứ không thể cứ lên án chụp mũ vu vơ.  Tôi thành thực nghĩ rằng ông Chu Tất Tiến chưa đủ tư cách để bàn về Phật Giáo nên tôi bỏ qua những đoạn sau của ông viết về một khía cạnh nhỏ trong Phật Giáo. 
 

   Theo thông tục, một người muốn đạt học vị Tiến Sĩ phải làm một luận án với đầy đủ dẫn chứng. Người ta gọi ông là Tiến Sĩ, chắc ông đã phải qua giai đoạn này. Nhưng sao lý luận của ông có vẻ mơ hồ, ngớ ngẩn, thiếu dẫn chứng, câu trên "chửi cha" câu dưới? Khi nói về đạo Công Giáo ở Việt Nam, ông cho rằng sau khi Pháp đổ vào Việt Nam, "đạo Gia Tô đã làm mưa làm gió" rồi lại mâu thuẫn khi kể rằng phải mất 140 năm sau, các thừa sai mới gọi được 60 ngàn người theo đạo, vì "tuyệt đại đa số thuộc thành phần thấp kém nhất trong xã hội Việt Nam!"

   Thứ nhất, ông đã trích dẫn một số câu viết của tôi nhưng đã bỏ đi những tài liệu tôi dẫn chứng như tôi đã chứng minh trong phần trên.  Vậy mà bây giờ ông lại bảo là tôi lý luận ngớ ngẩn, mơ hồ, thiếu dẫn chứng.  Thế là thế nào, ông có chút liêm sỉ và lương thiện trí thức nào không?  Mặt khác, tất cả nhưng điều ông viết về tôi là dựa vào thủ đoạn này và cũng không hề dẫn chứng để chứng minh những cái mũ ông chụp lên đầu tôi.  Ông lên án tôi là kêu gào các tôn giáo thù hận nhau nhưng không hề đưa ra tôi đã kêu gào như vậy từ đâu, từ bài nào, trong câu nào?  Về câu trả lời bài phỏng vấn của Đạo Phật Ngày Nay, ông lên án tôi là chủ trương là phải tiêu diệt chúng [Ki Tô Giáo] bằng cách này hay cách khác nhưng không hề đưa ra bằng chứng tôi đã chủ trương như vậy từ đâu, và tôi đã phải đưa ra toàn bộ câu trả lời của tôi ở trên..  Vậy thì ai là người ngớ ngẩn, mơ hồ, thiếu dẫn chứng ở đây, thưa ông viết văn lưu manh di truyền?

   Có thật là tôi viết câu trên chửi cha câu dưới không?  Ông thử kể ra xem ở đâu mà tôi viết là sau khi Pháp đổ vào Việt Nam,"đạo Gia Tô đã làm mưa làm gió" rồi lại mâu thuẫn khi kể rằng phải mất 140 năm sau, các thừa sai mới gọi được 60 ngàn người theo đạo.  Ông có biết là đạo Gia-Tô đã làm mưa làm gió trên đất nước Việt Nam từ khi nào không và tại sao lại có thể làm mưa làm gió như vậy?  Đó là sau khi Pháp thiết lập được nền đô hộ ở Việt Nam vào cuối thế kỷ 19.  Và từ đó đến nay, 2008, cũng chưa được 140 năm. 60 ngàn người theo đạo là con số mà 140 năm sau khi thừa sai Ca-Tô đầu tiên vào Việt Nam năm 1533.  Ông viết bậy mà không biết mình viết bậy lại còn đổ cho tôi là viết ẩu.  Và sở dĩ đạo Gia Tô có thể làm mưa làm gió trong thời Pháp thuộc là vì đã có công làm Việt gian giúp Pháp xâm chiếm thành công Việt Nam.  Giám Mục Puginier đã phải thú nhận là "Không có giáo dân thì Pháp không thể nào có thể ở Việt Nam được mà phải rời xứ mà đi".  Ông Chu Tất Tiến có dám phủ nhận những sự kiện lịch sử này không?

  Lý luận của ông tới đây là lý luận của học sinh tiểu học: nếu là thành phần thấp kém nhất, thì làm sao làm mưa làm gió được? Chưa kể việc các vua đầu triều Nguyễn đã tìm cách tiêu diệt người Công giáo liên tục trong nhiều năm, thì với con số 60 ngàn người này, bù qua sớt lại, đạo Công Giáo có thể đã biến mất tiêu. Khi ông cho rằng, "từ bao giờ, Gia tô giáo chỉ nẩy nở trong đám dân chúng nghèo khổ và ít học" vì "La Mã chỉ khoái những kẻ thất học. Họ bị thuyết phục quá dễ dàng để đi thiêu sống những kẻ lạc đạo và hôn hít những thánh tích giả mạo", thì tại sao những bậc trí thức đầy mình như ông, đâu cần phải hô hào lo đánh bật chúng?

   Hóa ra ông vẫn chưa hiểu vấn đề.  Chính vì họ là những thành phần thấp kém nhất nên mới dựa hơi thực dân Pháp để làm mưa làm gió.  Ông không đọc lịch sử, vào thời đầu triều Nguyễn thì số giáo dân ít ra là 600000 (sáu trăm ngàn) chứ không phải là 60 ngàn của thời 1670.  Câu "La Mã chỉ khoái những kẻ thất học. Họ bị thuyết phục quá dễ dàng để đi thiêu sống những kẻ lạc đạo và hôn hít những thánh tích giả mạo" không phải là của tôi mà là tôi trích dẫn từ một tài liệu mà ông đã cố tình bỏ đi văn bản gốc mà tôi trích dẫn để phục vụ cho mục đích gây thù hận của ông mà nay đã trở thành rõ ràng qua những phần trên. 
 

   Thật tình tôi cảm thấy chán ngấy về cái thủ đoạn hạ cấp để gây thù hận của ông Chu Tất Tiến rồi.  Và tôi nghĩ tôi viết như vậy cũng đã quá nhiều.  Tôi viết bài này không phải để giáo dục ông Chu Tất Tiến vì một người không có liêm sỉ và bất lương trí thức như ông Chu Tất Tiến thì không còn cách nào có thể giáo dục được nữa.  Tôi chỉ hi vọng độc giả nhận ra bộ mặt thực của con người Chu Tất Tiến, lấy đó làm kinh nghiệm, để nếu có đọc bài nào của đám con chiên Ca-Tô, Thầy Tu hay không, trí thức hay không, thì hãy đọc cho kỹ và nhận xét cho chính xác.

    Ở trên, tôi đã chứng minh rằng, tất cả những điều tôi viết đều có cơ sở, các tài liệu dẫn chứng rõ ràng, chứ không phải viết bừa bãi mà không hề chứng minh bất cứ điều gì như ông Chu Tất Tiến viết trong "Thư Ngỏ".  Để kết luận tôi xin nói đến một sự kiện.  Đó là về số sách Giao Điểm đã xuất bản và những bài tiểu luận của tôi và nhiều tác giả khác về tôn giáo.  Trừ cuốn đầu tiên là cuốn "Đối Thoại Với Giáo Hoàng…" có một vài phản ứng mà phần lớn là để bênh vực, biện hộ cho Giáo hoàng chứ không phải là thảo luận trí thức trên các chủ đề, kể cả bài viết dỏm của ông Dương Ngọc Dũng.  Còn tất cả những cuốn khác và những bài tiểu luận của tôi cũng như của Charlie Nguyễn, Nguyễn Mạnh Quang, Ngô Triệu Lịch v..v… đăng trên Giao Điểm và mới đây trên trang nhà sachhiem.nettuyệt nhiên không có một phê bình phân tích nào từ phía giáo dân, nếu họ cho là không đúng với sự thật về Ca-Tô Giáo Rô-ma. Không phải là phía giáo dân không có người giỏi, người thông minh.  Tại sao vậy.  Vì tất cả đều là những tài liệu nghiên cứu được trích dẫn đầy đủ với tài liệu gốc.  Và những tài liệu này của ai?  Tuyệt đại đa số là của các học giả, giáo sư đại học, chuyên gia nghiên cứu tôn giáo trong đó có các Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục, Linh Mục, Mục sư và các nhà thần học nổi tiếng trên thế giới như Hans Kung, Uata Ranke-Heinemann, Leonardo Boff.  Cho nên muốn bác bỏ những công cuộc nghiên cứu của các học giả cỡ trên không phải ai cũng làm được. Hơn nữa, làm sao mà người ta có thể bác bỏ được những sự thật?.  Cũng vì vậy mà chúng ta hiểu tại sao, nếu có vài phản ứng lạc lõng, chẳng qua chỉ là thuộc loại dùng thủ đoạn xuyên tạc, vu khống để gây thù hận, chứ không phải để phê bình nghiêm chỉnh hay thảo luận trí thức.  Và "Thư Ngỏ" của ông Chu Tất Tiến hiển nhiên thuộc loại này.

No comments:

Post a Comment