26 August 2011

Chiến trường của thế kỷ 21 sẽ diễn ra trên biển

Chiến trường của thế kỷ 21 sẽ diễn ra trên biển


Châu Âu là cảnh tượng trên đất liền còn Đông Á là một cảnh biển. Ở đó có sự khác biệt cơ bản giữa thế kỷ 20 và 21.



Những khu vực giao tranh nhất của toàn cầu trong thế kỷ trước diễn ra trên các vùng đất khô của châu Âu, đặc biệt là ở những miền đất bằng phẳng ở các biên giới phía đông và tây nước Đức. Nhưng trải qua nhiều thập niên, trục nhân khẩu học và kinh tế của Trái Đất đã dịch chuyển về phía cuối lục địa Á Âu, nơi hàng hải chiếm ưu thế trong các không gian giữa những trung tâm dân cư lớn.

Bởi cách giảng giải địa lý học và thiết lập những ưu tiên, nên diễn biến tự nhiên của Đông Á được lý giải là một thế kỷ của hải quân - hải quân ở đây được định nghĩa trong phạm vi rộng bao gồm cả đội hình chiến đấu trên không cũng như trên biển và ngày càng trở nên phức tạp. Vì sao vậy? Ví như Trung Quốc, đặc biệt khi giờ đây các vùng biên giới đất liền được đảm bảo hơn bao giờ hết kể từ thời nhà Thanh cuối thế kỷ 18, đã lao vào cuộc mở rộng sức mạnh hải quân không thể phủ nhận. Đó là sức mạnh biển mà Trung Quốc sẽ xóa bỏ được tâm lý hai thế kỷ bị nước ngoài "làm mưa làm gió" trên lãnh thổ của mình - buộc tất cả các nước xung quanh phản ứng.

Những dính líu quân sự trên đất liền và trên biển là rất khác nhau, với các ảnh hưởng chủ yếu tới các chiến lược lớn cần thiết để chiến thắng hoặc né tránh chúng. Chiến tranh trên đất liền liên quan tới dân thường, nên nhân quyền trở thành yếu tố quan trọng trong nghiên cứu chiến tranh. Cách tiếp cận với một cuộc xung đột trên biển giản đơn hơn, nhằm giảm thiểu hậu quả chiến tranh theo tính toán số học, tương phản rõ rết với những cuộc chiến trí tuệ góp phần định nghĩa các cuộc xung đột trước.

Thế chiến II là cuộc đấu tranh đạo đức chống lại chủ nghĩa phát xít, hệ tư tưởng chịu trách nhiệm về cái chết của hàng chục triệu người không tham chiến. Những cuộc chiến khác xảy ra tiếp theo, rồi gần đây hơn cả một cuộc đấu tranh đạo đức chống lại những phần tử Hồi giáo cực đoan đã thu hút Mỹ tiến sâu vào vùng núi ở biên giới Afghanistan, nơi cách cư xử nhân đạo với hàng triệu dân thường là rất quan trọng với sự thành công của chiến tranh.

Trong mọi nỗ lực ấy, chiến tranh và chính sách ngoại giao trở thành chủ đề không chỉ của riêng binh lính và các nhà ngoại giao, mà còn là của những người theo chủ nghĩa nhân văn và trí tuệ. Thực tế là, chống nổi dậy đại diện cho sự kết hợp đỉnh cao giữa các sĩ quan mang quân phục và những chuyên gia nhân quyền. Đó là kết quả cuối cùng của chiến tranh mặt đất phát triển thành một cuộc chiến tổng lực trong thời hiện đại.

Đông Á, hay chính xác hơn là Tây Thái Bình Dương, đang nhanh chóng trở thành trung tâm mới của các hoạt động hải quân thế giới, đã báo trước một động lực khác biệt về căn bản. Nó dường như sẽ ít tạo ra tình huống khó xử về mặt đạo đức giống như những gì xảy ra trong thế kỷ 20 và đầu 21, với ngoại lệ là một cuộc chiến mặt đất trên bán đảo Triều Tiên. Tây Thái Bình Dương sẽ hoàn trả các vấn đề quân sự về địa hạt hẹp của các chuyên gia quốc phòng. Nó không đơn thuần là bởi chúng ta đang đối diện với một địa hạt hải quân, nơi dân thường không hiện diện. Nó còn là bởi bản chất của chính các quốc gia ở Đông Á, trong đó có Trung Quốc.

Cuộc tranh giành ưu thế ở Tây Thái Bình Dương sẽ không nhất thiết dính líu đến chiến tranh; phần lớn những gì xảy ra sẽ diễn ra khá lặng lẽ và trong không gian biển trống, ở một nhịp độ chậm, ổn định thích nghi với ưu thế sức mạnh quân sự và kinh tế mà các quốc gia có được trong suốt lịch sử.

Đông Á là khu vực rộng lớn, trải dài gần như từ Bắc Cực tới Nam Cực - từ quần đảo Kuril tới New Zealand và đặc trưng bởi những bờ biển và quần đảo cách biệt. Biển tự nó giống như một rào cản trước hành động xâm lược, hay ít nhất ở mức độ mà đất liền không có. Biển không giống như đất liền, có thể tạo ra những biên giới xác định rõ ràng và có khả năng giảm nguy cơ xung đột.

Ở đây tính tới yếu tố tốc độ. Thậm chí những tàu chiến nhanh nhất cũng di chuyển tương đối chậm, nên sẽ gảim bớt nguy cơ hiểu nhầm và tạo thêm nhiều thời gian cho các nhà ngoại giao để xem xét lại những quyết định. Các lực lượng hải quân và không quân đơn giản không thể chiếm giữ lãnh thổ theo cách làm của bộ binh. Vì các vùng biển bao quanh Đông Á - trung tâm sản xuất toàn cầu cũng như là nơi hoạt động mua sắm quân sự ngày càng tăng - nên thế kỷ 21 sẽ là cơ hội tốt hơn so với thế kỷ 20 để tránh những cuộc xung đột quân sự lớn.

Tất nhiên, Đông Á đã chứng kiến những cuộc đối đầu quân sự lớn trong thế kỷ 20, nơi biển không thể ngăn chặn: Chiến tranh Nga - Nhật; gần một nửa thế kỷ nội chiến ở Trung Quốc với sự sụp đổ dần dần của triều đại nhà Thanh; những cuộc chinh phục của đế quốc Nhật Bản và tiếp theo là Thế chiến II ở Thái Bình Dương; Chiến tranh Triều Tiên; kháng chiến chống Pháp và Mỹ ở Việt Nam... Thực tế là, đặc điểm địa lý của Đông Á với hàng hải là chủ yếu có rất ít ảnh hưởng tới những cuộc chiến này - với cốt lõi là những xung đột của thống nhất quốc gia hay đấu tranh giải phóng. Nhưng thời của những cuộc chiến ấy đã lùi xa. Các quân đội Đông Á, thay vì việc tập trung vào bộ binh trong nước công nghệ thấp, đang tập trung hướng ra bên ngoài với lực lượng hải quân và không quân công nghệ cao.

Nếu so sánh giữa Trung Quốc ngày nay với Đức vào đêm trước Thế chiến I sẽ có nhiều điểm khập khiễng. Đức là cường quốc trên đất liền, do vị trí địa lý của châu Âu còn Trung Quốc trước hết sẽ là cường quốc hải quân, do đặc điểm địa lý của Đông Á.


Còn tiếp
Tác giả Robert D. Kaplan là chuyên gia cao cấp thuộc Trung tâm An ninh Mỹ Mới, đồng thời là thành viên của Ủy ban Chính sách Quốc phòng thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ.
Nguyễn Huy dịch từ Forein policy

No comments:

Post a Comment