13 October 2010

Ngô Văn Nam Cứu Bà Con Bị Lụt

 Ngô Văn Nam Cứu Bà Con Bị Lụt


1. Hình ảnh minh họa: Trong khi nhà cầm quyền Hà Nội đốt tiền vào Nghìn Năm Thăng Long (chi phí tổ chức đại lễ tốn đến 4 tỷ rưỡi đô-la hay 10% GDP) thì "Giời" hành cơn lụt khắp nơi, từ Sài Gòn ra Trung. Tỉnh Quảng Bình đứng đầu thiệt hại về nhân mạng với hơn 64 người và toàn bộ tài sản coi như tay trắng. Ngoại trưởng Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton, thay mặt Tổng Thống Obama của đảng Dân Chủ đã gửi điện văn chia buồn, đồng thời chỉ thị cho Đại Sứ quán Mỹ tại Hà Nội tham gia cứu trợ khẩn cấp đến các nạn nhân trong vụ thiên tai hàng năm này. Hiện nay nước đang rút dần, tuy nhiên thiệt hại về vật chất ước tính vào khoảng 2.500 tỉ.

Ghi chú: Một số danh từ như "triều cường",  "rốn lũ"do các nhà báo ở bển xài rất sáng tạo và khó nghe vì  "sốc quá".

2.  Bài đọc suy gẫm: Trong những ngày này, người ta thấy nhửng con số bạc tỷ đồng và những trái tim chì. Xin hãy như Ngô Văn Nam, một thanh niên với tấm lòng nhân ái đã liều mình đi cứu hơn 3 trăm người dân bị kẹt trong cơn lụt..

Cơn lũ đi qua người dân xã Sơn Trạch, Quảng Trạch, Quảng Bình chưa vơi nỗi đau nhưng khi hỏi về 3 người đã liều mình cứu hơn 350 người dân thoát chết trong lũ dữ thì ai cũng biết.

Đó là anh Ngô Văn Nam cùng cha là ông Ngô Tam, chú là Ngô Luật  ở thôn Hạ Vàng, xã Sơn Trạch. Ngôi làng Cư Lạc (Sơn Trạch) cách thôn Hạ Vàng ở bởi con sông Son.

Trốn mẹ, trốn vợ đi cứu người

Từ đường Hồ Chí Minh về thôn Hạ Vàng, bùn đất phủ lên một màu đỏ che lấp xóm làng, nhiều ngôi nhà bị cuốn trôi, sập đổ… người dân đang vật lộn khắc phục hiện ra trước mắt. Con đường độc đạo dẫn vào thôn Hạ Vàng bị sạt lở đất đá làm tắc ngẽn đi lại của người dân.

Nằm bên dòng sông Son là một căn nhà cấp bốn "vườn không nhà trống", nơi ấy bà con làng xóm đến tấp nập đến chia sẻ những mất mát sau lũ, và đặc biệt hơn là  cảm ơn cha con Nam đã dũng cảm cứu người.

Nam không dấu được lòng mình với chúng tôi, trong dòng nước mắt: "Anh ơi! Bao nhiêu của cải của nhà em bị lũ cuốn truôi hết rồi, hiện nhà không còn một vật dụng gì nữa. Nếu đêm đó em không đi cứu người thì gia đình em không đến nỗi này".

Trong ngôi nhà trống trơn chỉ có bùn đất phủ kín nhà, Nam kể cho tôi nghe về việc cứu người. Vào ngày 4/10 nước lũ đùng đùng kéo về và hàng trăm ngôi nhà ở xã Sơn Trạch bị chìm ngập trong nước lũ, cả một vùng quê cây cối xanh tươi biến thành màu đỏ của nước.

Từ 16h đến 18h ngày 4/10 chỉ trong vòng hai tiếng đồng hồ nhưng nước lũ dâng tới hai mét, ở bên kia con sông nghe tiếng khóc não lòng kêu cứu át đi tiếng mưa, nước lũ chảy ầm ầm phát ra: "Cứu với, cứu với… sắp chết cả làng rồi…".

Mỗi lúc tiếng kêu cứu càng to lên và ở bên này sông nghe càng rõ. Nghe thấy, Nam nói với cha mình là ông Ngô Tam (42 tuổi): "Cha con mình trốn mẹ đi cứu người đi, nhà mình ở bên này cao nước không lên đâu. Nghe Nam nói vậy, ông Tam đồng ý liền và rủ thêm người chú là Ngô Luật lặng lẽ ra sông. Thấy chiếc thuyền đang neo đậu không biết của ai làm bằng tôn, chèo  tay và có trọng lượng chở được 7 người. Nam cùng cha mình và người chú đã "ăn trộm" chèo qua bên kia sông.

Sắp chết vì "tham" cứu người

Đúng 19h 30, trời tối om, mưa lớn nhưng cả ba người người chỉ có một cái đèn ắc quy, không nón mũ, áo mưa. Giữa dòng nước lũ chảy xiết đang muốn nuốt chửng mọi thứ, nhưng cả ba người liều chết, vượt dòng lũ dữ qua sông.

Nam kể lại: "Lúc đó, cha em thì chèo thuyền nhưng nước vào thuyền nhiều lắm rứa là chú phải múc nước còn em thì chiếu đèn và dùng sào đẩy gỗ, củi tránh đâm vào thuyền. Mặc dù, quãng sông chưa đến 100m nhưng phải 30 phút vật lộn với nước lũ ba người mới qua được sông và tiếp cận với những người dân ở thôn 1, Cư Lạc".

Nam cho biết: ở bên kia con sông nghe tiếng khóc não lòng kêu cứu át đi tiếng mưa, nước lũ chảy ầm ầm phát ra: "Cứu với, cứu với… sắp chết cả làng rồi…".

Hình ảnh đầu tiên mà Nam không cầm được nước mắt là những ngôi nhà chỉ còn 40cm nữa là ngập chìm trong lũ, từ trong đó tiếng trẻ con, người già khóc thê thảm. Lần theo tiếng khóc vô vọng của hàng trăm người dân, ông Tam chèo lái con thuyền, còn Nam gỡ mái ngói đỡ người lên thuyền chở đi đến các nhà cao tầng trong làng để tránh lũ.

Đợt đầu tiên là tại một ngôi nhà có 7 người đang chờ chết, nước dâng gần nóc nhà, tiếng kêu cứu cứ như đang lịm đi. Thuyền của cha con Nam tới kịp gỡ gói cứu thoát 7 người.

Và hết nhà này đến nhà khác, trong đêm khuya mưa to gió lớn từ 20h đêm 4/10 đến 4h ngày 5/20, Nam, ông Tam và anh Luật như con thoi đi hết cả thôn 1 làng Cư Hạ đã đưa được 350 người….

"Em giờ cũng không nhớ trong đêm đó đã chở bao nhiêu chuyến nhưng 7 ngôi nhà hai tầng, cứ mỗi ngôi nhà là có 50 người em chở đến ở. Trong đêm đó, em suýt chết khi đến một nhà gỡ gói đã đưa hết người lên thuyền thì trở lại lên xem có ai nữa không thì bị lũ cuốn sập nhà và bị đè trong đó. Cha và chú Luật nhảy xuống đưa em lên được" –  Nam rùng mình nhớ lại.

Mất của thì làm lại, người chết thì không

Sau khi đưa được hết người dân làng Cư Hạ đến nơi an toàn Nam, ông Tam và anh Luật sức đã kiệt quệ nhưng cố gắng chèo thuyền vượt lũ trở về nhà thì thấy nhà mình chỉ còn chóp nóc. Thấy vậy Nam và ông Tam vội bơi vào để cứu mẹ và hai người em, vì trước khi trốn đi cứu người họ đang còn ở trong nhà, nhưng rất may bà Nguyễn Thị Xuân, mẹ Nam biết bơi đã đưa hai người con của mình lên núi.

Ông Tam nói: "Thấy mọi người sắp chết bỏ không đành nên tôi, thằng Nam, Luật đưa mọi người đến nơi an toàn chứ không nghĩ đến vợ con ở nhà. Mặc cho nước lũ chảy xiết nhưng làm liều chèo thuyền qua sông. Khi về thấy nhà bị ngập chỉ còn lại chóp, tôi lo lắm nhưng rất may biết được vợ tôi đã đưa được hai người con đi lên núi an toàn".

Một số đồng bào trốn bãotrong hang đá trên núi.


 

Đêm đó bao nhiêu của cải trong gia đình Nam bị nước lũ cuốn trôi hết. Gia tài còn lại bây giờ là một bộ bàn ghế và hai cái nồi.

Nam bảo: "Lũ qua rồi nhà em bây giờ không còn gì nữa anh ơi! Rồi không biết những ngày tiếp theo gia đình em sống răng đây, tội lắm. Nhưng em nghĩ mất của làm lại được còn người chết không bao giờ sống lại được".

Nam nói tiếp: "Nếu đêm đó em, cha và chú Luật không đi cứu người thì lũ không bao giờ cướp được tài sản của gia đình em mô. Giờ cả gia đình em lâm vào cảnh khốn khó nhưng em và cha, cùng chú Luật rất hạnh phúc vì cứu được hơn 350 người trong lũ".

Phải sang trái: Nam, ông Tam và những người hàng xóm đến chia sẻ mất mát của gia đình sau cơn lụt.

Do cứu người mà quên "nhiệm vụ" cứu nhà, cơn lũ khiến nhà ông Tam bây giờ thành "vườn không nhà trống". Lúa gạo bị nước lũ cuốn trôi hết, hiện gia đình ông Tam có tới với 5 miệng ăn nhưng ngày 8/10 chỉ có 5 gói mì tôm do xã phát cho.

Ông Tam buồn bã: "Ở xóm tôi mặc dù bị lũ rất nặng nhưng người dân cũng cất trữ được ít đồ, sau đó mới chạy. Trong gia đình, tôi và thằng Nam là trụ cột nhưng đi cứu người rồi không có ai dọn đồ hết. Sau lũ đói quá, tôi lên xin xã thương tâm cho bao gạo về ăn nhưng xã nói là sẽ cấp về thôn sau đó mới phát. Những ngày tháng tiếp theo tôi lấy gì mà nuôi gia đình đây?".

Hình ảnh đặc biệt từ trung tâm Thành Phố Sài Gòn: "Thuyền ra cửa bể" :) Pic by Paltalk Lương Nguyễn

Ghê thiệt! Cặp loa đôi của đảng chả biết đói rét là gì, vẫn" kiên cường "đứng vững trước ngọn "triều cường" hung dữ để hoàn thành tốt, xuất sắc nhiệm vụ thông tin một chiều do đảng giao phó.



--

Người Quốc Gia là những người đặt Tổ Quốc lên bản vị tối cao, tối cao có nghĩa là trên tất cả mọi vật, kể cả tôn giáo, đảng phái, và cả chính bản thân mình.


No comments:

Post a Comment