13 December 2011

Chiến tranh Việt Nam - Trung Quốc



Chiến tranh Việt Nam - Trung Quốc

Mạc Vân

Chiến tranh Việt Nam Trung Quốc có thể bùng nỗ ra bất cứ lúc nào và không thể nào tránh khỏi. Đây là một cuộc chiến rất cần thiết trong chiến lược Hán hóa Việt Nam và khai thông cho con đường tiến xuống Đông Nam Á của Trung Quốc. Một chiến lược bằng mọi giá họ phải thực hiện để tiến tới tới bá chủ thế giới. Họ đã suy nghĩ tính toán kỹ lưởng và sẵn sàng chấp nhận mọi hậu quả mà cả thế giới có thể đưa đến cho họ và sẵn sàng hy sinh vài trăm triệu dân để thực hiện ý đồ khủng khiếp này.

Có nhiều người vẫn lạc quan ngây thơ cho rằng chiến tranh Trung Quốc – Việt Nam không thể nào xảy ra. Họ đưa ra nhiều dẫn chứng trong đó có đề cập đến cuộc chiến 79 rằng Trung Quốc đã trả một giá quá đắt, rằng bây giờ TQ không cần động binh vì đã có đảng Cộng sản Việt Nam làm tay sai. Nhìn chung chung thì những lý do này có phần thuyết phục nhưng đó không phải là chiến luợc về lâu về dài mà TQ có thể hoàn tòan dựa vào được.

Bên ngoài thì hai nước coi nhau như: "Môi hở răng lạnh" nhưng sau lưng " Môi bể răng rụng" lại có 16 chữ vàng và bốn tốt thế nhưng anh khổng lồ TQ vẩn coi bọn CSVN là bọn phản phúc ăn cháo đá bát không thể nào tin tưởng được. Trái lại anh CSVN bề ngoài ngậm đắng nuốt cay cũng không tin tưởng gi lắm vào người láng giềng ỷ thế đông dân lấy thịt đè người cho nên cũng ngay ngáy bên lòng lo giữ miếng. Màn bi hài kịch này liệu tồn tại được bao lâu?

Hàng ngày người đàn anh khổng lồ lại tỏ ra bộ mặt tham lam. Hai nước "núi liên núi, sông liền sông, cùng chung một biển Đông" nhưng nay biển Đông lại vào túi người đàn anh còn sông núi thì rỏ ràng là Việt Nam mất ải Nam Quan,thác Bản Giốc và cũng nhiều điểm cao chiến lược ở các tỉnh biên giới và hiện giờ người láng giềng bốn tốt lại thò tay vào vùng Cao Nguyên. Rốt cuộc Việt Nam chỉ còn lại 16 chủ vàng và 4 tốt. Nghe rất hay nhưng khó nuốt quá.

Có những tờ báo Trung Quốc đưa ra nhận định tương tự là Trung Quốc không thể thắng VN . Đây là những tờ báo với những luận điệu nguy hiểm dùng để ru ngủ chúng ta làm cho chúng ta yên tâm mà không đề phòng.

Nên nhớ rằng Trung Quốc dàn hỏa tiễn hướng về Đài Loan và đe dọa sẽ đánh chiếm hải đảo này bằng vũ lực. Đây chỉ là một chiến lược dương Đông kích Tây. Đài Loan chỉ là diện Việt Nam mới là điểm.

Đảng cộng sản VN đã làm hết lòng để thần phục dù phải cắt đất, cắt biển dâng cho Trung Quốc hòng được bền vững lâu dài. Nhưng tham vọng của Trung Quốc không phải ngừng lại đó. Dưới cái nhìn cuả đế quốc Trung Quốc thì đảng Công sản Việt Nam chỉ là bọn làm tay sai đắc lực cho đến khi họ đã hoàn thành những mưu đồ thì cũng bị bỏ vào thùng rác. Mồi đã bắt được thì chó săn sẽ bị giết, cung nỏ sẽ bị bẻ gãy chẳng chút tiếc thương. Không ai thích chiến tranh, nhưng chiến tranh vẫn xảy ra và xảy ra một cách rất bất ngờ.

"Muốn có hòa bình phải chuận bị chiến tránh..."

Đó là tư tưởng của các chiến lược gia từ cổ chí kim từ "Tôn Tử, Von Clausewitz cho đến Alfred Mahan, Groshkov v..v..". Như vậy rõ ràng là ta phải mạnh mới khỏi bị uy hiếp. Ta không thể ngây ngô quỳ gối lạy kẻ thù để xin làm hòa với họ được ... Chưa gì mà Trung Quốc đe dọa Việt Nam phải sẵn sàng để nghe đại bác. Những lời đe dọa phách lối này của Trung Quốc phải xuất phát vào những yếu kém của Việt Nam mà họ đã nắm được tẩy .

Bây giờ Trung Quốc thỉnh thoảng lại tập trận gần biên giới hai nước có ý nhắn Việt Nam là họ sẵn sàng bất cứ lúc nào cũng có thể xua quân qua dạy VN thêm một bài học mới..

Báo Trung Quốc đưa ra chiến lược đánh Việt Nam trong vòng 30 ngày. Chúng ta đừng coi thường nếu có chiến tranh xảy ra chắc họ sẽ áp dụng những chiến lược này.

Cuộc chiến mới này sẽ dựa theo chiến lược đánh chớp nhoáng theo chiến thuật "Blitzkrieg" tập trung hỏa lực đặc biệt là không quân và chiến xa kèm theo bộ binh mà Đức quốc xã đã áp dụng trong đệ nhị thế chiến đã từng làm cho liên quân Anh Pháp và cả Liên xô không kịp trở tay.

Chiến trường sẽ được quyết định trong 48 tiếng đồng hồ đầu tiên

Không quân Trung Quốc sẽ tập trung ồ ạt dội bom vào các phi truờng VN từ Bắc chí Nam mục đích là làm tê liệt không quân VN ngay dưới đất khi chưa có thì giờ cất cánh.

Kế tiếp Không Quân Trung Quốc sẽ tiêu diệt các dàn hỏa tiễn Bastion, phá hủy các kho đạn dược xăng dầu. Trung Quôc đã điều nghiên kỹ lưỡng những vị trí chiến lược từ trước và nhờ sự hướng dẫn dưới đất do bọn quân nhân Trung Quốc trá hình làm công nhân nên cuộc tập kích rất chính xác. Kết quả là những mục tiêu bị hư hại nặng.

Song song với cuộc không tập, bộ binh Trung Quốc đã dàn ở biên giới it nhất là 50 sư đoàn tức là trên dưới 500 ngàn quân và ít nhất là cả ngàn chiến xa và cả ngàn khẩu đại pháo. Bộ binh Trung Quốc chỉ sẵn sàng vượt biên giới khi có lệnh để dứt điểm lần cuối hòng xóa bản đồ Việt Nam.

Trong lúc bộ binh Trung Quốc dàn sẵn ở biên giới thì một sư đoàn dù đã nhảy xuống Lâm Đồng nơi họ đang khai thác beauxite họp cùng đám quân nhân trá hình ở đây làm đầu tàu cho một cuộc tập quân lớn ở vùng Cao nguyên chiến lược này.

Hải quân Trung Quốc đổ bộ Thủy Quân Lục Chiến lên các bờ biển Thanh Hóa, Đà nẵng, Cam ranh và Vũng Tàu. Đồng thời những chiến hạm Trung Quốc bắn phá các căn cứ hải quân Việt Nam ven bờ duyên hải. Lợi dụng tình hình Việt Nam đang rối rắm Trung Quốc sẽ đánh chiếm Truờng Sa như họ đã chiếm Hoàng Sa vào năm 1974.

Việt Nam hiện giờ có 400 ngàn quân chính quy và 5 triệu dân quân. Vũ khí trang bị từ thời 70 nay dã trở thành củ kỹ không hiện đại hóa nhất là lực lượng thiết giáp, Không Quân và Hải Quân. Chỉ có một một phi đội Su 30 mua của Nga là máy bay chiến đấu hiện đại nhất.

Sau cuộc tập kích chớp nhoáng của Trung Quốc bộ đội Việt Nam những phút đầu đã bị đánh bất ngờ và không được điều động kịp thời để ngăn được quân Trung Quốc ồ ạt tràn qua biên giới như nước vở bờ. Lực lượng dân quân đã mãnh liệt chống trả nhưng không thể nào ngăn nổi bước tiến cuả đại quân Trung Quốc như cuộc chiến 79.

Một số phi cơ còn lại của Việt Nam đặc biệt là phi đội Su 30 đã anh dũng lên ngăn chiến và đã hạ đuợc rất nhiều phi cơ địch. Cuộc không chiến bất ngờ này đã làm cho các phi công Trung Quốc khiếp đảm.

Đó là dấu hiệu đầu tiên sự hồi sinh của quân đội Việt Nam và là một ánh lửa bừng sáng trong lòng người dân Việt vốn đã có sự thù hận truyền kiếp của kẻ thù phương Bắc. Đây là một sức mạnh vô biên của lòng dân mà không một kẻ thù nào uy hiếp được.

Đoàn quân xâm lược đang hướng thẳng Hà Nội thủ đô Việt Nam được tăng cường thêm hàng trăm ngàn lính Trung Quốc trá hình làm Công nhân sẵn ở VN. Một vài vị chỉ huy tướng lãnh cao cấp Việt Nam được bọn Tàu mua chuộc cũng trở cờ theo địch nhưng đã bị các sỉ quan trẻ phản đối và họ sẽ thề chiến đấu đến cùng để bảo vệ tổ quốc mà không cần đảng cộng sản. Chính những cấp chỉ huy can đảm và đầy nhiệt huyết này sẽ cứu nước cứu dân trong cơn nguy biến. Một trong những cấp chỉ huy tài ba này sẽ trở thành một vị siêu anh hùng như Trần hưng Đạo, Lê Lợi, Ngô Quyền đứng lên hiệu triệu tòan dân toàn quân kháng chiến dưới là cờ chính nghĩa. Sau những phút đầu khủng hoảng khiếp sợ người dân Việt Nam đã đứng dậy muôn nguời như một sẵn sàng hy sinh cho tổ quốc được sống. Đây cũng là một cuộc chiến mà người dân Việt Nam chỉ có một lối thoát hoặc thắng hoặc chết không tù binh không nhân nhượng không áp dụng luật quốc tế .

Dân Hà Nội đang gấp rút di tản, trong khi đó có vài vị tai to mặt lớn trong chính phủ tiền bạc ở ngoại quốc đã vội đem vợ con vào các tòa đại sứ Âu Mỹ xin tỵ nạn. Một lọat sóng thuyền nhân mới ồ ạt ra khơi đến ở các nước Đông Nam Á như thời 75.

Nguyễn Chí Vịnh tên tướng theo Tàu đàng sau lưng lại có những tên Lê Chiêu Thống kiểu như Đổ Mười, Lê đức Anh, Lê khả Phiêu, Trần Đức Lương, v..v... làm cố vấn đứng ra hô hào hợp tác với quân Tàu nhưng bị dân chúng tẩy chay. Hàng lọat đảng viên bỏ đảng phản đối.

Trên đường tiến quân người dân không chạy kịp bị tàn sát hảm hiếp, nhà cửa một phần bị đốt phá hoặc bị bọn Tàu di dân qua chiếm ở.

Trung Quốc đã có chủ trương gây ra một cuộc chiến diệt chủng. Chiếm đóng xong là đã có kế hoạch đưa dân Hán lấp vào chỗ trống ngay.

Vòng đai Hà nội được phòng thủ bằng năm sư đoàn chính quy rải rác đóng quân dài thành một vòng cung 30 cây số. Trên đường tiến về thủ đô quân Trung Quốc đã đụng độ rât nhiều trận lẻ tẻ nhưng gây thiệt hại rất đáng kể do dân quân du kích gây ra. Nhờ vào vị trí hiểm trở một phần khác do xa lạ nên quân Tàu đã bị phục kích bị giết rất nhiều, hàng trăm chiến xa rải rác phơi thây dài dài từ biên giới về đến đồng bằng sông Hồng. Cuộc tiến quân về Hà Nội dự trù ăn sáng ở biên giới ăn trưa ở Hà nội đã không xảy ra như ý của các tướng lãnh tư lệnh chiến trường mong muốn.

Càng tiến gần thủ đô Hà Nội quân Trung Quốc mới bắt đầu nếm mùi đụng độ với quân chính quy thiện chiến của Việt Nam.

Những trận chiến nãy lửa đã xãy ra làm quân Trung Quốc khựng lại để chờ tiếp viện.

Các chiến trường khác từ Bắc chí Nam đều trở nên sôi động. Phương tiện giao thông và cầu cống đều bị phá hủy làm cho đòan quân xâm lược rất khó khăn di chuyển. Quân Trung Quốc đi đến đâu đều bị quân dân Việt Nam anh dũng phối hợp chận đánh.

Lịch sử đã tái diễn như ngàn năm xưa với Bà Trưng Bà Triệu, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi Quang Trung. Dòng máu anh hùng của từng lớp trai xông ra chiến trường quyết sống chết với quân thù.

Tin Trung Quốc xâm chiếm Việt Nam làm rúng động thế giới từ Mỹ sang Âu không khác gi tin quân Đức quốc xã của Hitler chiếm đống Ba Lan năm 1939 đã châm ngòi cho đại chiến thứ hai và gây lên một làn sống phản đối mạnh mẽ chưa từng thấy.

Cả thế giới đang chuẩn bị giúp Việt Nam. Trong lúc đó các nước Đông Nam Á run sợ. Họ biết rằng sau Việt Nam là đến họ. Sau Đông Nam Á đến Úc, Tân Tây Lan, Nhât Bản, Đại Hàn và đến lượt cuối cùng là Nga, Mỹ và Âu châu.

Cũng bởi những lý do này mà đã bắt đầu có sự hiện diện bí mật của những toán biệt kích Mỹ lực lượng đặc biệt của NATO v..v... bắt liên lạc với quân Việt Nam điều nghiên viện trợ khẩn cấp vũ khí, đạn dược, lương thực, thuốc men v..v..

Những vũ khí tối tân như hỏa tiễn "Tow" diệt chiến xa, những hỏa tiễn phòng không cầm tay: Stinger, "Sa7 strella" bắt đầu xuất hiện, làm cho các phi công Trung Quốc lạnh cẳng như đã làm cho các phi công Nga khiếp vía ở Afghanistan.

Việt Nam trở thành một bãi chiến trường quốc tế, một bên là Trung Quốc, một bên là cả thế giới Âu Mỹ, Úc, Asean v..v..

Thế cờ đã bày ra trước mặt.

Bà ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã tuyên bố Mỹ có quyền lợi ở biển Đông đã làm cho ngoại trưởng Trung Cộng tức giận bỏ phòng họp. Hàng không mẫu hạm Mỹ Washington ngang nhiên tiến vào biển Đông nơi mà Trung quốc cho đó là quyền lợi cốt lỏi của họ và không ai đuợc xâm phạm đến.Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã ra lệnh cho Hải quân Trung Quốc chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu.

TQLC Mỹ đã vào Úc. Những tàu bay Rapter, B2, F35 của Mỹ đã được điều động đến Guam. Hải quân Mỹ đã sẵn sàng khai triển ở Singapore cho các chiến hạm tối tân loại mới LCS (littoral combat ships).

Sau hai cuộc chiến Iraq và Afganistan trọng tâm của chiến lược Mỹ đang được điều động đến vùng Á Châu Thái bình Dương. Những căn cứ cũ của Mỹ ở philippine như Subic Bay và Clark air base sẵn sàng đón quân Mỹ trở lại. Mỹ vẫn còn ràng buộc với Philippines qua hiệp ước liên phòng được ký vào năm 1951 bây giờ vẩn còn hiệu lực. Khi khẩn cấp Mỹ cũng có thể trở lại các căn cứ cũ U ta Pao, Nakol phanol trên đất Thái v..v... Vòng vây càng ngày càng siết chặt TQ.

Chính phủ và đảng cộng sản Việt Nam hình như đang tĩnh giấc mơ. Đứng trước ngã ba chắc chắn bắt họ phải chọn lấy một con đường:
Theo Trung Quốc, bỏ dân để giữ đảng?
Theo dân, theo thế giới để cứu nước?

Cuộc chiến chắc rất căm go và rất dài. Không biết sẽ ngả ngũ ra sao... Việt Nam sẽ là tiền đồn của thế giới.

Vận mệnh của các nước Đông Nam Ấ, các nước châu Á Thái bình dương đang nằm trên cán cân tùy theo kết quả của cuộc chiến. Các nước Nhật bản, Đại hàn, UC, Tân Tây lan, Indonesia, Mã lai, Thái, Singapore vội vã tăng cường quốc phòng trang bị các loại vỏ khí tối tân nhất là Hải quân. Hai nước láng giềng Cam Bốt Lào chỉ còn biết rung chuông gõ mỏ cầu xin Trời Phật hộ trì và chỉ còn biết mong chờ kết quả của cuộc chiến sẽ ngã ngũ về đâu thì lo uốn mình theo chiều đó.

Hiểm họa da vàng là một thử thách cho các nước Âu Mỹ chắc sẽ làm cho các dân tọc da trắng nhớ đến vó ngựa Mông Cổ từng làm cho tổ tiên họ khiếp viá mà sẵn sàng chuẩn bị đối phó.

Việt Nam thắng thế giới sẽ thở dài
Việt Nam bại thì đại chiến thứ ba chỉ còn một bước. Một bước ngắn

Mạc Vân

No comments:

Post a Comment