05 December 2011

Quốc hội Việt Nam là của đảng CSVN - phục vụ cho lợi ích của đảng


Quốc hội Việt Nam là của đảng CSVN - phục vụ cho lợi ích của đảng


Tạ Quốc Anh


1. Quốc hội Việt Nam l
à cơ quan cao quyền lực cao nhất? Phục vụ ai?

Quốc hội VN là cơ quan quyền lực cao nhất dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản VN. Cho nên mỗi một nhiệm k 5 năm và trong cùng một năm đại hộiđảng toàn quốc và bầu cử đại biểu quốc hội cùng tiến hành. Tuy nhiên, bao giờ đại hội Đảng cũng tiến hành trước và khi nhân sự đại hội Đảng đã xong thì các chức danh chủ chốt trong hệ thống từ nhà nước, chính phủ, quốc hội,đoàn thể, tổ chức XH coi như cũng hoàn tất. Bầu cử quốc hội chỉ là sự hợp pháp hóa cho các chức danh đó và tăng thêm số lượng đại biểu theo cơ cấuđại diện giữa các vùng miền, tầng lớp, giai cấp, thành phần sao cho nó có vẻ dân chủ.

Thật là mỉa mai, ngay tại k họp thú nhất quốc hội khóa 13 phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã đọc báo cáo trước quốc hội và thông báo trước các đại biểu về kết luận của bộ chính trị như sau: Bộ chính trị đã quyết định không xử lý kỷ luật đối với tập thể cá nhân nêu trên( thủ tướng chính phủ, phó thủ tướng,và một số thành viên chính phủ). Đồng thời yêu cầu các cá nhân tập thể liên quan phải nghiêm túc tự phê bình rút kinh nghiệm, tiếp tục chỉ đạo tái cơ cấu tập đoàn tàu thủy VINASHIN.

Thế đấy cơ quan quyền lực cao nhất vừa nhóm họp đã bị Bộ chính trị bịt miệng ngay tức khắc. Bàn gì thì bàn vụ VINASHIN đừng động đến, 14 vị vua trong bộ chính trị đã quyết rồi. Như vậy là hơn 4 tỷ đô la của dân đã được nuốt trôi mà không cần giải thích, và các ông nghị chỉ biết cúi đầu mà im miệng. Quốc hội do dân bầu là thế đấy.

2. Bầu cử đại biểu quốc hội là bầu cử đại biểu của Đảng do Đảng chỉđịnh, đại biểu quốc hội chỉ bảo vệ quyền lợi của Đảng.

Vì bản chất trong chế độ bầu cử quốc hội tại VN không có dân chủ, số lượngđại biểu, tiêu chuẩn đại biểu đều được quy hoạch lên danh sách theo chỉđạo của ban chấp hành trung ương đảng cộng sản VN mà cao nhất là Bộ chính trị - một cơ cấu đã được vạch ra sẵn để tạo ra một nghị trường mà số đông cùng chung một quyền lợi, cùng chung một môi trường tư tưởng lạc hậu, bảo thủ đã bị tẩy não nhồi sọ. Thiểu số còn lại như một sự dân chủ giả hiệu là cơ cấu vùng miền, giới tính, tầng lớp, tôn giáo, tín ngưỡng, dân tộc cho vui cho đa sắc mầu.

Để tạo ra cơ cấu đó, một quy trình nghiêm ngặt được vạch ra để ngăn chặn số lượng ứng viên tự do lọt lưới. Các ứng viên tự do cần phải qua nhiều bước, đ được ghi tên phải có nhận xét của hàng xóm láng giềng, của cơ quan nơi mình làm việc và địa hạt đang sinh sống (bao gồm xác nhận của chính quyền, công đoàn, chi bộ). Một ứng viên tự do nếu có "phốt" dù rất nhỏ, do bất k nguyên nhân gì mà bị nêu ra từ bất k một ai cũng là cái cớ bị gạt. Ứng viên tự do lọt qua các điều kiện gọi là đủ tư cách còn phải qua một k sát hạch trước cộng đồng nơi mình sinh sống bằng các cuộc chất vấn mà thường những người chất vấn được chọn là rất trung kiên, trung thành với chế độ (phần lớn là các Đảng viên hưu trí). Các ứng viên tự do đều cócảm nhận những cuộc chất vấn này không khác gì như đấu tố địa chủ thời cải cách ruộng đất, bị bới móc lung tung về đời tư, nói sai tư tưởng và đường lối là bị khiển trách phê bình đến nơi đến chốn như một công dân hạng bét. Một số ít ứng viên tự do lọt vào danh sách thông thường lại là những thành phần rất cơ bản (công, nông) nếu có trúng cử không nguy hiểm gì.

Đa số các ứng viên khác mà do tổ chức (đảng) đề cử mà không có "máu mặt" dễ có suất ghi tên và không bị nhiêu khê, thẩm vấn, chất vấn như các ứng viên tự do. Nói như thế không phải là họ không vất vả, rất vất vả, tốn kém và nhục nhã ghê lắm, bởi vì họ phải chạy chọt các xếp trong tổ chức (đảng, chính, công, thanh) ở cả hai nơi làm việc và sinh sống giới thiệu qua Mặt trận Tổ quốc để hiệp thương xem xét, khi có sự vượt ngưỡng về số lượng hay can thiệp trong nội bộ từ các cấp lãnh đạo (có nhiều phe phái) một cuộc chạy đua kín đáo về quan hệ, về vật chất giữa các ứng viên này lại diễn ra và qua được, đương nhiên là trúng cử mà chưa cần bầu đã biết, bởi vì số lượng ứng viên (được chọn) và số lượng đại biểu được bầu tại một khu vực là gần ngang nhau như 9 lấy 8,7 lấy 6. Đây là những đại biểu phức tạp nhất trong quốc hội, hay bị lôi kéo vào các cuộc chất vấn, tranh cãi vôbổ, theo sự giật giây của các thân chủ nâng đỡ mình khi có sự bất đồng giữa các phe phái, hoặc cần vận động thông qua các chính sách có lợi (nhất làphân bổ ngân sách, các gói tài trợ, nội dung trương trình nghị sự)

Trong hơn 500 đại biểu được bầu tỷ lệ đảng viên chiếm hơn 90%, bao gồm các bí thư, chủ tịch của các tỉnh, bộ trưởng các ngành, người đúng đầu các tổ chức đoàn thể xã hội và gần hết số ủy viên trung ương đảng và bộ chính trị cho nên có thể nói họp quốc hội cũng là họp đảng. Trong quốc hội VN sốđại biểu làm tại các cơ quan hành pháp, công quyền chiếm số đông vàkhông phân biệt được đâu là hành pháp, đâu là lập pháp, tư pháp mà tất cả là một mớ bòng bong hỗn độn. Cơ cấu quốc hội mới từ người đứng đầu ủy ban thường vụ, cho đến các chủ nhiệm các ủy ban, các ban đều đươc giới thiệu theo thứ tự từ khóa trước cho khóa sau, từ trên xuống dưới theo một trình tự khó có sự đột biến nào theo định hướng của Bộ chính trị. Thường vụ quốc hội khóa trước đề cử nhân sự cho thường vụ quốc hội khóa sau, chủ tịch quốc hội đề cử chủ tịch nước, chủ tịch nước giới thiệu thủ tướng chính phủ, thủ tướng chính phủ đề cử các bộ trưởng. Các đề cử chỉ duy nhất một người cho mỗi chức danh và bỏ phiếu thông qua mà không cótỷ lệ nào quy định là trúng hay trượt nên " thế nào thì "cử" như thế rất là tôn ty trật tự.

Chính vì thế sự dối trá, vô trách nhiệm của Quốc hội VN được thể hiện suốt hai mươi năm kể từ bản sửa đổi hiến pháp năm 1992 cho đến nay. Hai mươi năm công cuộc cải cách, đổi mới càng ngay càng đi váo ngõ cụt vì cơ quan lập pháp này không làm gì ra hồn đ đáp ứng, phù hợp cho sự đổi mới đó. Những luật cơ bản để cho bộ máy công quyền hoạt động có hiệu quả,vàminh bạch, sức dân được giải phóng, quyền sở hữu tài sản vật chất, tinh thần, văn hóa quyền tự do dân chủ thì không bao giờ thấy bàn, thấy có màchỉ thấy toàn ban hành những luật thứ yếu, những luật che chắn bảo vệ đến quyền lợi béo bở của các "quan".

Các luật được ban hành khi đi vào cuộc sống thì chung chung mờ ảo, khi áp dụng nảy sinh nhiều vấn đề càng tạo ra các kẽ hở để cho các cơ quan công quyền cho các cá nhân có chức quyền thamô,tham nhũng ,cho các "quan" tha hồ sách nhiễu, hành hạ nhân dân. Nông dân VN chiếm hơn 80% dân số, sản xuất hàng hóa nông nghiệp là cứu cánh cho nền kinh tế, và đời sống của cả nước, có thể nói không cóngười nông dân thì không có sự sinh tồn như ngày hôm nay Luật đất đai rađời đã tước bỏ quyền sở hữu của họ. Luật đất đai đã lỗi thời nhưng nókhông được thay đổi vì đất đai là tài sản rất có giá trị cho nên một luật đất đai càng mở ảo, càng chung chung thì càng dễ biến hóa hình thức sở hữu. Chính vì vậy mà những nơi đất đai đai đắc địa đắc lợi giờ đây sau một loạt các hoán cải, phù phép đã được phân lô, bán nền với giá cắt cổ bởi chính các ông chủ đầu tư đang ngồi trõm chệ trong nghị trường quốc hội. Chính vì vậy tham nhũng, chiếm đoạt đất đai đã trở thành quốc nạn mà bất k từ ngõ ngách, vùng sâu vùng xa nào cũng có. Nông dân mất đất mất ruông, nghề không có, vốn không có cho nên nông thôn tiêuđiều, tệ nạn xã hội gia tăng,thuần phong mỹ tục xuống cấp. Các cuộc biểu tình, khiếu tố, khiếu kiện của nông dân cũng gia tăng trên toàn quốc xung đột lợi ích, quyền lợi rất phức tạp, bùng nổ bạo lực đàn áp đã xảy ra và cónguy cơ ngày càng lan rộng.

Nói thể để hiểu tại sao Luật biểu tình mà quốc hội còn nấn ná mãi chưa bàn soạn cũng chỉ vì nhà cầm quyền VN không muốn nó ra đời, không ai lại muốn đào hố chôn mình. Dù rằng luật biểu tình đã ghi rõ trong điều 69 của hiến pháp nhưng bao nhiêu năm qua nhà cầm quyền không ưa thích có nó, mà cũng không cần phải có, họ không muốn và cũng không cần thông qua ai. Họ quản lý đất nước này không bằng luật mà bằng các nghị định do họ tựđặt ra và áp chế bắt phải thực hiện (nghị định 38/2005,2005/ND-CP)

3. Văn hóa nghị trường của Quốc hội Việt Nam phản ánh đúng bản chất văn hóa đảng

Quốc hội VN khóa 13 mới họp được hai k mà thấy khẩu khí của các "ông, bà Nghị" trong chỗ thâm nghiêm thật khác lạ so với các k, khóa trước. Cólẽ bởi vì chất lượng của các đại biểu lần này cao hơn chăng? Đúng vậy, xem ra các "ông,bà Nghị" lần này học vị, địa vị toàn hàng khủng cả: thạc sĩ, tiến sĩ, tổng giám đốc, bộ trưởng... chiếm đến phân nửa. Chỉ có điều điểm khác lạ này không đem lại điều mới lạ hữu ích gì cho quốc kế, dân sinh mà toànđiều quái lạ đến ngược đời mà người ta có cảm giác như họ đến đây để khoe tài hùng biện, tài hứa hẹn, tài chất vấn, và cả tài đánh bóng, bợ đỡ nữa. Vànhững lời tâm huyết của họ thật là nghịch lý so với học vị, địa vị họ có, thật nguy hiểm khi họ che dấu sự hiểu biết và đạo đức con người để nói lên những điều trái với lương tâm chỉ vì quyền lợi vật chất trong cam chịu đêhèn. Bọn họ là đại biểu của nhân dân tập hợp ở chỗ thâm nghiêm cao quýđể bàn việc đại sự của đất nước mà hỏi toàn vuốt đuôi, né tránh, nói móc, hỏi hiểm, trả lời thì vòng vo đao to búa lớn thiếu luận cứ, thiếu khoa họcrất khẩu khí, quyết tâm, quyết liệt nhưng rốt cục đánh trống bỏ rùi màkhông dám động chạm đến cái cốt lõi, cái bản chất vì vậy mà như đá ném ao bèo chẳng giải pháp nào ra hồn. Vì vậy tình hình đất nước khó thể đổi thay mà theo chiều hướng ngày càng xấu đi.

Về bản chất các đại biểu tập hợp tại đây chỉ bảo vệ cho quyền lợi của Đảng mà quyền lợi các nhân của họ cùng đan xen gắn kết nhưng lại phải ngụy tạo như là một nghị trường dân chủ lo cho dân cho nước nên mọi thứ diễn ra rất kịch cỡm khôi hài và lố lăng đến mức sống sượng mà người ta nói đó là tất cả văn hóa nghi trường đặc trưng trong quốc hội Việt Nam, mà có thể tóm tắt như sau:

- Văn hóa "thứ nhất ngồi l, thứ nhì đồng ý": Trong suốt nhiệm k sốđông các đại biểu không có ý kiến gì, đặc biệt là các vị đại biểu trong bộ chính trị, các đại biểu trong khối đảng đoàn, khoa giáo, nhưng khi biểu quyết là giơ tay cả loạt.

- Văn hóa "Hứa hẹn và thất hứa": Đó là đặc điểm của các thành viên chính phủ và TT Dũng là điển hình. Hứa nhưng không làm, và đặc biệt hay là: không làm cũng không sao.

- Văn hóa "Nói vuốt đuôi": Hầu hết các đại biểu đặt câu hỏi khi các sự việc đã diễn ra rồi, khi toàn xã hội chán ngán, khi hậu quả đã xảy ra màkhông bao có giải pháp, biện pháp cảnh báo.Câu hỏi chất vấn rất chung chung, định tính thiếu số liệu, chứng tỏ công tác giám sát rất kém, ếch ngồiđáy giếng.

- Văn hóa "câu, cắt giờ và trẹn họng": Đây là đặc điểm của các ông chủ tịch quốc hội trong khi chủ trì các phiên chất vấn nếu muốn đỡ cho ông nàođang xa lầy, thì cắt giờ, muốn khoe cho ông nào thì câu giờ. Đại biểu nào lớ sớ nói sai, nói phạm, nói động chạm là bị trẹn họng ngay tại quốc hội, còn đừng mong gì lời hay lẽ phải được lên TV, lên báo.

- Văn hóa "thành công rực rỡ": Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ngày càng xấu đi, quốc hội họp chẳng giải quyết được việc gì, nhưng khóa họp nào, k họp nào kết thúc cũng tuyên bố thành công rực rỡ, các chỉ tiêu nào cũng năm sau cũng tăng hơn năm trước, như một sự thách thức rất trơ trẽn trước nhân dân.

Tóm lại: Quốc hội Việt Nam là của đảng CSVN - phục vụ cho lợi ích củađảng. Chính xác hơn nó là một bình phong khác của đảng CSVN trong hệ thống và thủ thuật cai trị độc tài.


Tạ Quốc Anh

No comments:

Post a Comment