27 March 2015

Tại Sao Tôi Theo Phật

Tại Sao Tôi Theo Phật
Đại Dương

Con người hay thiên nhiên-chỉ với mỗi trái đất thôi - con người cũng đã là quá nhỏ bé, huống chi với vũ trụ thì rõ ràng con người không biết có tỉ lệ nào với vũ trụ cả. Và từ ngàn xưa khi văn minh khoa học chưa  có gì để giải thích các hiện tượng xảy ra ở quả địa cầu chúng ta, lúc đó con người trong cuộc sống hằng ngày thường hay sợ hãi đối với năng lực của thiên nhiên . Do vậy mà con người thường tưởng tượng các vị thần hoặc giả tưởng tượng ra có ông trời là bậc sinh ra mọi việc. Thật vậy chúng ta cũng đã từng thấy trong thần thoại phương đông cũng như phương tây có thần mặt trời, thần sức mạnh, ở núi có sơn thần, ởsông có giang thần , ở biển có long vương, có thần sấm, thần mưa lũ v.v. và v.v… Lý do con người to ra những đấng siêu việt như thế là cốt để làm điểm tựa cho tư tưởng trong việc cầu xin ,và vì lòng tham của con người nên việc cầu xin các đấng siêu nhân đến nay vẫn còn tồn tại đầy rẫy.

Nhưng sự thật có vị thần linh nào ban cho ta những gì ta cầu xin ở họ không? chắc chắn rằng chẳng bao giờ có hiện thực. Và vì vậy Tàu có câu nói để đời là :"Nhân nguyện như thử, như thử, thiên ý dị nhiên dị nhiên", nghĩa là người nguyện là như thế, nhưng ý trời đâu phải vậy. Nói trắng ra chẳng có cái ông trời hay vị thần nào giúp ta cả.Cách đây hơn 2500 năm, xứ Nepal thuộc Ấn Độ, có một vị thái tử sinh ra và ông đã mặc thị " thiên thượng, thiên hạ, duy ngã độc tôn" nghĩa là trên trời, dưới cũng trời, chỉ có con người là duy nhất, tức là chẳng có ai khác con người, hay chẳng có ai làm gì cho con người. Và cũng vì con người phải tự lo cho con người, hay mỗi bản thân phải tự lo cho mỗi bản thân, nên một hôm, Ngài, trong một ngày đã thấy cảnh sinh, lão, bệnh, tử. Ngài đã suy tư và đi tìm con đường làm sao thoát được bốn cái khổ nầy. Thật vậy khi ta sinh ra có gì sung sướng đâu, ngay cả ta cũng chẳng có ý niệm nào muốn sinh ra, rồi đến già rõ ràng cũng khổ, không biết bao nhiêu việc phiền toái mình không muốn nhưng nó vẫn đến với mình, rồi bịnh cũng khổ và cuối cùng đến chết cũng khổ. Cũng  vì để đi tìm con đường làm sao con người thoát được bốn cái khổ lớn ấy, Ngài đã rời gia đình, rời yêu thương quyền quí, tự tu tập, suy nghĩ trong bảy năm, cuối cùng Ngài đắc đạo dưới cây đại thụ. Người đời sau đó để kỷ niệm sự đạt chính quả của Ngài mà gọi cây nầy là bồ đề vì đạo của Ngài là đạo Bồ Đề. Mà đạo Bồ Đề là gì ? Bồ đề chẳng phải là cái cây hay bất cứ hình thức nào. Ngài Lục Tổ Huệ Năng cũng đã cho ta biết Bồ Đề là thế nào theo bài kệ dưới đây:

Bồ Đề bản vô thụ
Minh kỉnh diệt phi đài
Bản lai vô nhất vật
Hà xứ nhạ trần ai.
 
Nghĩa là Bồ Đề gốc không phải là cây, gương sáng cũng chẳng phi là đài, mà tất cả đều là không, thành ra chẳng ở đâu mà bụi bám vào được. Bồ Đề là vô tướng vô sắc. Và người ta tôn ngài là Phật. Phật không tự là một đấng siêu nhiên nào, tự nhiên mà có, mà là tên gọi một nhân vật đã đạt được sự toàn thiện, toàn m, như vậy hễ ai đạt đến độ toàn thiện, toàn mỷ như Ngài thì được tôn xưng là Phật . Vì thế mà ta đã có hằng hà sa số Phật.
   
Trở lại như ta đã biết từ ngàn xưa, con người thường tưởng tượng ra những đấng siêu nhân, vi dụ người ta cho có thần mặt trời, thần sấm, thần làm mưa…rõ ràng là chẳng thật. Mặt trời soi sáng, sấm sét, gió bão đó là những sự kiện theo qui luật vt lý. Vũ trụ này đang như hôm nay thì cũng là theo qui luật vật lý mà thành. Khoa học đã chng minh vụ nổ lớn ( big bang) cách đây hơn 13 tỉ năm làm cho nhiều khối tinh vân vô cùng to lớn đã tự tách ra từ đại thể và những khối nhỏ bay ra trong không gian , sau đó sau đó theo định luật hấp dẩn của Newton các khối tinh vân đó tạo thành các hệ, như hệ thái dương, hệ ngân hà, hệ sao chổi v.v… nghĩa là mọi sự việc xảy ra đều do một nhân duyên nào đó thế thôi, chẳng ai tạo ra , và vũ trụ luôn biến đổi chẳng bao giờ ngừng nghỉ.

Bây giờ ta thử xem đạo của ngài thái tử đắc đạo là như thế nào?

1.Khi đạt được chánh đẳng chánh giác, ngài đã bảo với mọi người là: "Ta Phật đã thành, các người là Phật sẽ thành, tức là, ai cũng có thể thành Phật. Đây là điều nói lên sự bình đẳng, nghĩa là ta cũng chẳng có gì khác người, các người cũng như ta, miển là cũng tu tập như ta. Trong thân phận trước khi xuất gia, Ngài là một thái tử quyền uy và giàu có, lại là người đã thành chánh quả, nhưng Ngài không độc tôn, tự tôn. Rõ ràng Ngài là hiện thân cái vĩ đại của những vĩ đại. Ngài bình đẳng như mọi người ,cái mà chẳng ai làm được.

2.V con đường tu tập, Ngài cũng đã nói rất rõ con đường đó, nhưng về cách đi thì Ngài dạy rằng: " Các người hãy thắp đuốc các người đi ". Đây là điều nói lên sự tỉnh thức và giác ngộ trong tinh thần muốn trở thành tích cực. Đúng, như chúng ta bây giờ chúng ta muốn đến đâu thì chúng ta tự đến đó, sẽ không có chuyện tự nhiên mà ta từ điểm A đến điểm B. Ta muốn đắc đạo thì ta phải tu tập. Như ngay cả việc muốn trở thành người thì loài linh trưởng, như khoa học đã chứng mimh,phải tự tiến hóa hàng triệu triệu năm, không ai sinh ra con người cả.

3.Về nhân và quả, Ngài cũng dạy rằng nhân nào thì quả ấy. Hễ nhân lành thì quả sẽ lành, còn nhân ác thì sẽ gặp xấu. Đây là một điều côn bình, không có gì phải cầu xin, và cầu xin thì cũng chẳng bao giờ có. Chỗ này cũng xin nói đến Phật  giáo có cầu siêu không ?

Trong quan niệm chết là sự biến dạng của nghiệp thức về sự sinh và tử nầy, Phật giáo có hai quan điểm, một là tái sinh tức thì, hai là qua giai đoạn chuyển tiếp thân trung ấm nghiệp lực của mỗi chúng sanh. Quan điểm đầu cho rằng tái sanh xảy ra từc thời trong một sát na niệm tưởng, không để trống một khoảng khắc nào, Sự sinh tử theo quan điểm này xảy ra cực kỳ nhanh chóng và được xem là một tiến trình liên tục, Còn quan điểm thứ hai cho rằng một số trường hợp phải qua một sự chuyển tiếp, ở đó chúnh sinh mang dạng "thân trung ấm " lưu lại trong khoảng thời gian từ một đến bảy tuần lễ, thông thường thì thọ sinh là bảy ngày , tuy cũng có thể lâu hơn nữa do sở duyên chưa thích hợp.

Quan điểm tái sinh tức thời được khẳng định bởi giáo lỳ nguyên thủy. Do quan nim hiện tượng chết và tái sinh diễn ra tức thời và không có cái gọi là linh hồn người chết tạm trú ở một nơi nào của Phật giáo nguyên thủy, nên có thể nói rằng Phật giáo không có nghi lễ cầu siêu, vì cầu siêu không có tác dụng gì đến người đã chết, chỉ tốn công mất của mà thôi. Có nghĩa là khi người nào đã tạo ra nhân thế nào thì quả của họ là thế ấy, không có gì để cầu xin, ví như ta bỏ thùng dầu dưới đáy rồi đập thùng đi thì chắc chắn dầu sẽ ni lên dầu cho một số đông đảo quần chúng có cầu khẩn, chắp tay cầu rằng số dầu ấy chìm thì dầu cũng không làm sao chìm được .

Thật ra Phật giáo Bắc tông truyền từ Ấn Độ qua các nước phương Bắc như Trung hoa, Triều tiên, Nhật bản và Việt Nam trong khoảng 500 đầu cũng không có  nghi lễ cầu siêu cho người đã chết. Nghi lễ này thật sự chỉ bắt đầu từ đời Lương vũ Đế (464-549) qua lễ từ bi đạo tràng sám pháp và lễ Thủy lục Không pháp hộ siêu độ. Đến đời vua Đường minh Hoàng (685-762) Thủy lục Không trở nên rất phổ biến và tr thành nghi lễ chính thức để cứu độ những người chết trong chiến tranh và lễ nầy được truyền sang Việt Nam sau đó. Vì thế lễ cầu siêu đó ngày nay tại Việt Nam chỉ là hình thức văn hóa của Trung hoa pha trộn cho với đạo Phật .

Theo pháp sư Đạo An (sinh vào khoảng 312 -314(?) dưới thời Hoài Đế nhà Đông Tấn ) Ngài là ưu kiệt danh tăng ca Phật giáo Trung hoa, Ngài là người đầu tiên khởi xướng việc lấy họ Thích làm họ chung cho người xuất gia, và điều nầy đã thành thông lệ cho đến ngày nay thì nguồn gốc siêu độ ở thời đức Phật không có. Phật giáo truyền đến Trung quốc ở thời kỳ đầu cũng không ghi chép sự việc nầy. Thời Đường minh Hoàng vì quá sủng ái Dương quí Phi nên có loạn An lộc Sơn. Nhờ Quách Tử Nghi, đại tướng đương thời mới bình định được cuộc nổi loạn, triều đình lệnh tại mỗi chiến trường chính xây dựng một miếu thờ gọi là khai nguyên tự vì đúng vào niên hiệu Khai nguyên, thỉnh cao tăng, đại đức tụng kinh bái sám truy điệu cho quân dân tử nạn. Đây là lễ truy điệu do triều đình cử hành gọi là pháp hội siêu độ. Từ đó dân chúng học theo, mỗi khi có người qua đời người dân cũng thỉnh pháp sư đến làm Phật sự siêu độ tạo ra phong tục cho đến ngày nay. Nói tóm lại Phật giáo không có lễ Cầu siêu.

4. Mặc dù Ngài đã đắc đạo, và những gì Ngài nói đều chân thật và rõ ràng, nhưng Ngài cũng đã nói :" Ta nói nhưng các ngươì chớ vội nghe ta". Đây là sự tự do chọn lựa, không bắt buộc ai chưa rõ, chưa biết mà tin. Cứ tự do suy nghĩ rồi đến với ta hay không đến với ta. Đây là tinh thần dân chủ không giáo điều.

5. Đức Phật chẳng ban cho ai cái gì và cũng chẳng ban được cho ai cái gì- Mà cái gì ta có là tất cả do ta làm, chẳng khác gì một người cha có sự học vấn uyên bác, nhưng người con không chịu học, lêu lỗng thì người cha cũng không thể cho con cái uyên bác của mình được, con muốn uyên bác thì phải học tập như người cha, thế thôi, công bình.

6. Đc Phật cũng không phải tu tập riêng cho cá nhân mình , mà chính Ngài đã đi tìm con đường cho chúng sinh, nên đã đem tất cả những gì ngộ chứng truyền đạt lại cho chúng sinh, và Ngài muốn tất cả chúng sinh cũng đều đạt  được như Ngài, đây là tinh thần bác ái vĩ đại, Ngài đã vì chúng sinh.

7. Đức Phật vì chúng sinh cho nên Ngài cũng  khuyên ta không được sát sinh, vì Ngài quan niệm tất cả động vật, kể cả con người đều là chúng sinh. Rõ ràng Ngài là người vô cùng nhân ái, đạo đc. Ngài không bao giờ nói đến sự trừng phạt ai. Ngài cũng chẳng bao giờ nói rằng nếu không nghe ta người sẽ  vào địa ngục, không và không bao giờ.

8. Đạo của Ngài là đạo khoa học: trong quy trình cấu tạo vũ trụ hoặc nhân sinh, Ngài cho rằng đều do từ mười hai nhân duyên mà thành. Ngài cho rằng, nhà bác học Pháp Lavoisier cũng đã chứng minh: vật chất không thể mất đi mà chỉ biến dạng hình hài. Còn vấn đề chẳng dơ chẳng sạch thì sao? Lấy ví dụ khi ta ăn thức ăn, lúc đó ta cho là sạch nhưng khi thức ăn được tiêu hóa thì nó được ta gọi là dơ. Vậy dơ hay sạch chỉ là do sự biến hóa qua lại. Miếng cá sống ta không thể ăn được vì cho nó là tanh, nhưng khi nấu chín thì nó trở thành ngon. Tại sao cũng miếng cá đó mà lúc thì cho là tanh, lúc thì cho là ngon? ấy cũng chỉ vì tác dụng qua lại của vật chất và nhiệt. Đâu có gì là nhất thiết, cho nên nói về khoa học trong học thuyết của Phật, nhà bác học Albert Einstein có phát biểu như sau :" nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại, thì đó là Phật giáo."

Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học, cũng như vượt qua khoa học. Tôn giáo tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên, đặt trên căn bản đạo lý phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lãnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng các điều kiện đó.

Trong Phật giáo không chấp nhận cầu xin, số mạng. Cầu xin tức là tiêu cực, còn Phật giáo là đạo tích cực, đạo của tỉnh thức và giác ngộ. Phật giáo cũng không công nhận ai có quyền ban cho, và cũng chẳng ai ban cho được. Còn số mạng thì rõ ràng  chẳng có, bởi nếu con người có số tức có đấng nào đó ban cho mỗi cá nhân mỗi số mệnh. Và trong thực tế mỗi người có cuộc sống và tư tưởng hoàn toàn khác nhau: kẻ giàu sang, kẻ khốn cùng, kẻ thông minh, kẻ u tối. Như vậy đấng nào đó đã không công bình khi ban cho con người một cái số như vậy. Như thế ta có thể nào tôn trọng đấng đó không, vì đấng ấy rõ ràng đã hành động không công bình. Như vậy rõ ràng là chẳng  có gì là số mạng cả vì chẳng ai ban cho ta cái số. Nghĩa là tất cả đời ta đều  do duyên và nghiệp cấu thành.

Trong chế độ Cng sản, ai cũng biết là Cọng sản chủ trương ba không: không  gia đình, không tổ quốc, không tôn giáo. Với tôn giáo họ cho đó là thuốc phiện, là thứ ru ngủ tâm hồn yếu đuối, với gia đình, họ cho đảng là đại gia đình, theo đảng là phải bỏ gia đình, nên trong cuộc cải cách ruộng đất, tổng bí thư Trường Chinh đã đấu tố cha mẹ, còn vô tổ quốc vì họ chỉ biết một thế giới đại đồng trong chủ nghĩa Cọng sản, không có ranh giới quốc gia. Cũng vì thế mà Cng sản luôn đánh phá tôn giáo và Phật giáo không nằm ngoài mục tiêu của họ.

Sau 30-4-1975 khi Mỹ bỏ miền nam Việt Nam, Cng sản có dịp đánh phá Phật giáo toàn diện và rộng rãi. Họ dựng ra cái gọi là "Giáo hội Phật giáo Việt Nam" trên thực tế là giáo hội quốc doanh và cấm giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất hoạt động. Đã gọi là quốc doanh có nghĩa là kinh doanh cho nhà nước,và muốn như thế Cọng sản đã dung những đảng viên đầu trọc giả sư vào các chùa trong nước cũng như xuất khẩu ra ngoài nước ở những nơi có người Việt sinh sống. Những sư giả này cũng tạo lập chùa theo chỉ đạo của các tòa đại sứ hay lãnh sự của Cng sản , để lừa phỉnh những người có tâm Phật  đến chùa , thứ nhất để đưa họ lạc đường chánh đạo, hai là để làm tiền cho nhà nước Việt Nam . Họ đưa những người có tâm Phật lạc đường chánh đạo bằng cách: không bao giờ giảng về Phật pháp mà chỉ nói những ngày lễ mời Phật tử về dự. Việc không giảng về Phật Pháp cũng dễ hiểu: Giảng để làm gì, vã lại họ đâu phải là sư thật mà biết Phật Pháp để giảng. Mấy tên giả sư nầy nói nhiều về sự cúng dường: Cúng dường là công đức vô lượng, nên những người không hiểu Phật Pháp cứ tin mình cúng dường tức là đã có công đức. Lại có nơi, những giả sư bày ra trò "cúng sao, giải hạn, xin xăm…"(tạo mê tín sai chánh pháp) dể cho mấy người còn đầy sân si tin theo.

Thực tế sao hạn là cái gì? Mà làm sao giải? Phật có nói chổ nào trong kinh là sao hạn đâu! – Những giả sư nầy cố tạo những người có tâm phật thành mê tín vu vơ. Nếu có nhiều người mê tín tức là Cộng Sản đã thành công vì đã phá hoại được Phật Giáo chân chính lại được có nhiều tiền. Khi ta tới những chùa của các giả sư nầy, ta có cảm tưởng đây là một hồi trong truyện Tây Du Ký Diễn nghĩa của Ngô Thừa Ân. Trong truyện, bọn yêu quái thường biến những cảnh chùa thành tiểu lôi Âm đánh lừa thây Đường Tăng vào bắt để ăn thịt. Bọn yêu quái cho rằng ăn được thịt Đường Tăng thì sẽ sống cả ngàn năm. Mà Thầy Đường Tăng trong truyện là đại diện cho tâm Phật, Tôn Ngộ Không đại diện cho trí tuệ, Bát Giái đại diện cho bản chất trần tục, Sa Tăng đại diện cho tâm, con ngựa đại diện cho phương tiện.

Ở đâu, trong nước hay ngoài hải ngoại, bọn giả sư cũng giống như bọn quỷ trong truyện Tây Du, tất cả đều muốn ăn thịt hút máu những người có tâm Phật. Tuy nhiên, trong truyện Tây Du, bọn quỷ không bao giờ ăn thịt được Đường Tăng, nhưng bọn giả sư ấy giờ đã hút được khá nhiều máu của những người có tâm Phật hiện tại. Và như vậy, trong tương lai, Cộng Sản có triệt tiêu được Phật Giáo không? Xin thưa: không bao giờ! Không phải ai cũng mê tín nghe theo bọn đầu trọc giả sư đó! Từ xưa, ở nước ta cũng đã có nhiều lần Phật Giáo bị đánh phá, nhưng Phật Giáo vẫn tồn tại và phát triễn đến ngày nay. Như Đại Sư Mãn Giác đời Lý (ông tên tục là Nguyễn Trường – thường gọi là Lý Trường – Thân phụ là Hoài Tố, người dất Lũng Triền, Hương An) có thơ rằng:
"Mạc vi xuân tàn hoa lạc tận
"Tiền đình tạc dạ nhất chi mai"

(Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết. Đêm qua sân trước một cành mai)

Xuân có tàn, hoa vẫn còn chẳng bao giờ rụng hết! Tóm lại, đạo của Phật là đạo của: tự do, dân chủ, công bình, bác ái, tích cực, tỉnh thức, giác ngộ, khoa học, không giai cấp, không tự tôn. Những điều nầy là những điều mà tất cả loài người tiến bộ trên thế giới đang đấu tranh để đạt đến. Cũng vì thế nên tôi theo đạo Phật./-

Đại Dương

25 March 2015

Nạn “đầu gấu” trong học đường VN

Văn Quang - Viết từ Sài Gòn ngày 23.03.2015

Nạn "đầu gấu" trong học đường VN

Quả thật tôi rất kinh ngạc khi đọc bản tin từ hội nghị về bảo đảm an ninh trật tự trường học cho học sinh sinh viên vừa được tổ chức mới đây của Bộ Giáo Dục – Đào Tạo, từ năm 2010 đến nay cả nước đã xảy ra 7.735 vụ học sinh sinh viên đánh nhau.
Từ năm 2010 đến nay cả nước đã xảy ra 7.735 vụ học sinh sinh viên đánh nhau như thế này.
Đấy là chưa kể những vụ nam nữ học sinh đánh nhau ngoài phố như đám giang hồ, mấy cô nữ sinh đánh nhau, lột sạch quần áo của bạn mà không ai thống kê hết được.

Đó là một kết quả đáng cho mọi người VN giật mình. Học đường bây giờ tồi tệ đến như vậy sao?!

Ở đây tôi chưa nói đến thống kê về vi phạm pháp luật, theo Viêt Báo VN: Thống kê chưa đầy đủ từ năm 2009 đến nay, tổng số học sinh và sinh viên (HSSV) liên quan đến pháp luật hình sự, trong đó các hành vi gây rối trật tự công cộng là 935 vụ, tội phạm ma túy 357 trường hợp, giết người 37 vụ, cướp , trộm cắp tài sản 6.000 vụ.

Bạo lực học đường đã được kiềm chế nhưng vẫn xảy ra tại nhiều địa phương, tình hình bỏ học, bỏ nhà sống lang thang, tụ tập thành băng nhóm sử dụng dao, lê, mã tấu, kiếm… đâm, chém nhau, gây rối trật tự công cộng, phạm tội nghiêm trọng giết người, cướp tài sản đang diễn ra phức tạp.

Học trò hành hạ bạn dã man ngay tại trường không ai biết
Tôi chỉ tạm kể vài vụ đánh nhau xảy ra gần đây nhất và cùng tìm hiểu sâu xa hơn về nguyên nhân dẫn đến tệ nạn này tại các học đường ở VN.
Em N.T.H.P. nữ sinh lớp 7 trường Trường THCS Lý Tự Trọng bị đánh.
Trong tuần giữa tháng 3 vừa qua dư luận bỗng bùng lên về vụ một nữ sinh bị bạn học hành hung tập thể tại Trường Trung học cơ sở (THCS) Lý Tự Trọng (tỉnh Trà Vinh) vào ngày 13-1. Tức là mãi 2 tháng sau dư luận mới được biết đến khi một em quay được clip "nóng" này tung lên mạng, ngay cả các giáo viên, các bậc phụ huynh cũng chỉ biết qua màn hình máy tính. Tất cả đều tá hỏa tưởng như chuyện "trên trời rơi xuống".
Trường Lý Tự Trọng (tỉnh Trà Vinh), nơi vừa xảy ra vụ nữ học sinh bị bạn đánh trong phòng học.
Bảy học sinh xúm nhau đánh tàn bạo một học sinh nữ nhỏ bé vô phương chống đỡ. Các học sinh này đã không học được đức tính trọng yếu để làm người là lòng nhân đạo nên hành xử theo thói côn đồ, bản năng thú tính. Lớp trưởng sử dụng quyền thế để sai khiến "thuộc hạ" đánh người theo lệnh mình. Sáu em kia không nhận biết được lẽ phải (tức là mất lương tri) nên đã theo "tâm lý bầy đàn" để phục tùng kẻ có quyền thế mà say máu đánh người.

Học sinh nam duy nhất trong nhóm này chẳng những không ra tay cứu giúp người yếu thế đang bị đám đông vùi dập mà lại phô trương sức mạnh nam nhi bằng một chồng ghế giáng xuống đầu nạn nhân cô đơn  tội nghiệp.

Đông đảo học sinh trong và ngoài lớp thản nhiên đứng xem vụ hành hung tập thể mà không ai ra tay cứu giúp nạn nhân, không ai thông báo cho nhà trường để kịp thời can thiệp; nạn nhân cũng không dám hé lộ với gia đình mà cam chịu.

Qua đó, có thể nhận thấy sự hung hãn mang tính bầy đàn đã tạo nên nỗi sợ hãi kinh hoàng làm tê liệt lương tri và lương tâm học sinh, khiến các em "câm lặng" trước cái ác để tự bảo vệ mình. Cha mẹ có con bị đánh còn đau hơn. Mẹ cô bé đã ngất đi, đau đớn vì đứa con mình rứt ruột đẻ ra bị đánh đập tàn nhẫn như thế. Sau đó thì bà không cho ba của bé xem clip, bà sợ ông không kiềm chế được mà tìm mấy đứa đánh con mình rồi giết chúng mất. 

Những vụ việc như thế cho thấy một thất bại hiển nhiên của giáo dục: những phẩm chất tốt đẹp được giảng dạy trong nhà trường không đủ sức chống lại cái ác thuộc về bản năng. Những phẩm chất được dạy dỗ lại nghiêng về sự sùng bái lãnh tụ, sự tuyệt đối tuân theo những quy định của "đoàn đội" để được trở thành "học sinh tiên tiến" mà bỏ quên quyền tự vệ chính đáng của con người, sự phản kháng khi bị áp đặt, bị đối xử bất công. Chúng ta hãy nhìn qua sự tổ chức trong một trường học với đủ các thứ ban bệ úp chụp lên đầu các cô cậu học trò.

Những tầng lớp giám sát đầy quyền lực
Nếu nhìn vào mô hình trường học ngày nay, một học sinh bình thường sẽ bị sự giám sát của khá nhiều tầng lớp: Nào là "Sao đỏ"; tổ trưởng, lớp phó kỷ luật, lớp trưởng, chi đoàn… Mỗi tầng lớp giám sát như thế lại có những "quyền hành" riêng. Điều đáng ngại nhất ở đây là việc mỗi tầng lớp giám sát đó lại bị bắt buộc phải hoàn thành chức trách của mình một cách tốt nhất mà không hề được hướng dẫn làm thế nào để thực hiện được nhiệm vụ đó. Và điều tất yếu xảy ra là chuyện lạm dụng quyền lực.

Mấy em trong đội "Sao đỏ" cho phép mình có quyền hoạnh họe những bạn khác, đánh giá hành vi của bạn khác theo ý tưởng chủ quan của mình. Lớp trưởng, lớp phó thì nghĩ đến chuyện sử dụng bạo lực ở nhiều mức độ khác nhau để các "thần dân" trong lớp phải tuân thủ mệnh lệnh của mình. Bí thư chi đoàn thì nghĩ đến việc sử dụng hình thức hạ bậc hạnh kiểm để buộc đoàn viên tham gia hoạt động đoàn… và cứ thế mạnh ai người đó làm với những quyền tưởng như là hợp pháp.

Trong khi đó, các giáo viên chủ nhiệm lại có khuynh hướng luôn bênh vực cho những học sinh được giao nhiệm vụ để các em này "có uy tín làm việc, phục vụ kỷ luật nhà trường". Cho nên các em bị hành hạ thấy rõ mình bị yếu thế, đành câm nín.

Thế là những mâu thuẫn trong nội bộ học sinh bắt đầu tích tụ dần dần theo thời gian. Học sinh bình thường sẽ phải chọn lựa giữa hai con đường: hoặc "vùng lên" phản kháng lại sự giám sát bằng bạo lực của chinh bản thân các em (nếu đủ lực) hoặc nín nhịn cam chịu (nếu không có đủ lực để phản kháng).

Và cả 2 sự chọn lựa đó đều dẫn đến một kết quả giống nhau: bạo lực học đường bùng phát. Điều này dẫn đến một hệ lụy vô cùng nguy hiểm trong cuộc sống xã hội: Tương lai các em này rất có thể sẽ trở thành những cán bộ - nhân viên tận dụng tối đa quyền lực mình có để mưu lợi cho cá nhân và thói quen hành xử lạm dụng quyền lực.

Tôi còn nhớ khi còn bị nhốt ở trong các trại tù cải tạo, trong nhà tù hình sự, cai tù thường chọn một anh tù nổi tiếng du côn nhất để làm trưởng buồng. Tên này được gọi là "đầu gấu", có quyền sai phái các tù nhân khác, cần thì đánh đấm không nương tay. Đó là các cai trị mà bọn cai tù cho là hiệu quả nhất. Cái kiểu thành lập các ban bệ và các "chức sắc" trong hàng ngũ học sinh chẳng khác gì kiểu dung dưỡng các "đầu gấu" trong các trại tù.

Chính vì thế nên khi các em lớn lên ở các địa phương mới sinh ra những ban bệ, những quan chức đủ mọi ngành nắm quyền sinh sát với các "thần dân" trong thôn ấp. Ban bệ nào cũng có quyền hành riêng và hầu như khó có địa phương nào tránh khỏi sự lợi dụng trắng trợn quyền hành để mưu lợi ích cho riêng mình và họ hàng hang hốc nhà mình. Gần đây nhất nhiều vụ "ăn cắp" hay có thể gọi là ăn cướp trắng trợn quyền lợi của nhân dân được khui ra vô cùng tàn nhẫn đến nỗi người ta nói "ăn cả cái khố rách của dân nghèo. Tôi sẽ chứng minh trong một số báo khác.

Nữ sinh lớp 11 mất khả năng giao tiếp vì bị bạn đánh
Khi dư luận vẫn chưa hết bàng hoàng sau clip đánh bạn dã man của cô cậu học trò lớp 7 thành phố Trà Vinh, mới đây chương trình Chuyển động 24h của Đài Truyền hình VN tiếp tục đưa ra một sự việc liên quan đến bạo lực trường học, dẫn đến hậu quả là cô nữ sinh cấp 3 không thể nói được.
Em Quyên Thị Phương Hà bị đánh hiện nay vẫn không nói được.
Cụ thể là khoảng tháng 9/2014, tại ngôi trường Trung học Tử Đà, tỉnh Phú Thọ, nữ sinh Quyên Thị Phương Hà đã bị các bạn cùng lớp đánh hội đồng chỉ vì hiểu lầm từ những dòng trạng thái trên mạng xã hội facebook. Vụ việc ẩu đả này được nhà trường giải quyết ở mức độ kỷ luật, cảnh cáo các học sinh tham gia đánh nhau còn nạn nhân là em Hà cho đến nay vẫn chưa thể cất tiếng nói.

Theo cô Hằng (mẹ nạn nhân) cho biết: "Lúc con tôi bị đánh về thì đầu tóc bù xù, mặt sưng tím, môi chảy máu. Ăn cũng không ăn được, ngủ cũng không được thế nhưng bé vẫn cứ cố ăn cháo loãng rồi đi học".

Bỗng dưng không thể nói được khiến cuộc sống của 2 mẹ con vốn đã khó nay càng thêm nhọc nhằn. Hằng ngày, Hà và mẹ chỉ có thể dùng cử chỉ hoặc viết ra giấy để giao tiếp. 6 tháng kể từ khi bị bạn đánh hội đồng cũng là gần từng ấy thời gian Hà phải nghỉ học để chữa bệnh, cô Hằng phải chạy đôn chạy đáo vay tiền chữa bệnh cho con. Theo nhận định của các bác sĩ, em Hà không thể nói là do dư chấn tâm lý và cũng không biết được bao giờ mới khỏi.

Quyền hành của trưởng lớp
Ở nhiều lớp, khi giáo viên vắng thì lớp trưởng gần như thay mặt cho giáo viên, giữ toàn quyền điều hành, thậm chí cả quyền trách phạt những học sinh khác. Ở cấp 1, nhiều thầy cô giáo chọn những em "to con" hơn bạn cùng trang lứa để làm lớp trưởng. Lý do: các bạn trong lớp nhìn bạn lớp trưởng là sợ. "To con" nên cũng nhiều sức mạnh thể chất, có thể giúp cô phạt khẻ tay bằng thước những bạn nói chuyện trong giờ học, không làm bài tập đầy đủ, chạy nhảy lung tung... "To con" nên các bạn lớp trưởng có thể "méc tội" các bạn khác với thày cô mà không sợ các bạn kia trả thù.
Nữ sinh tát bạn bôm bốp trong tiếng cười đùa của nhiều nam sinh.
Như vậy, những giá trị giáo dục tốt đẹp của việc duy trì thủ lĩnh hay đội ngũ tự quản trong lớp đã bị bỏ qua, mà chỉ tận dụng cách thức này cho các mục đích không chính đáng. Từ đó, nhiều học sinh khi nắm giữ các chức vụ này cũng nhận thức sai lầm về vai trò của chính mình, ảo tưởng sức mạnh và quyền hạn của mình như một "đại ca" ngoài xã hội, từ đó hình thành "hội chứng đàn anh đàn chị" trong các trường học. Biết đến bao giờ các em học sinh mới hết sợ hãi những tên "đấu gấu" này ở nhà trường.

Dù có một phần lỗi tại gia đình các em làm ăn vất vả hoặc quá ham mê làm giàu lơ là trong việc dạy dỗ, săn sóc con cái, nhưng phần lớn thuộc về nhà trường. Bộ Giáo Dục VN có trách nhiệm gì trong tệ nạn này? Bao giờ những ngôi trường học ở VN được trả về đúng giá trị thực của nó để có thể trở thành những người tử tế, phục vụ lợi ích cho toàn xã hội chứ không cho một phe nhóm nào? 

Văn Quang

22 March 2015

KẺ TRÊN TRĂM TÊN

KẺ TRÊN TRĂM TÊN

Trần Gia Phụng

Người xưa thường có tên húy do cha mẹ đặt, tên tục, tên thường dùng, tên thụy (sau khi chết).  Nhiều người có thêm tên tự (tên chữ), tên hiệu, biệt hiệu.  Ngày nay, các văn nghệ sĩ có bút danh, nghệ danh, biệt hiệu, nhà buôn có thương hiệu, tu sĩ có pháp danh (Phật giáo), tên thánh (Ky-Tô giáo), hướng đạo sinh có tên rừng ...

Trong ngành tình báo, kể cả trong tiểu thuyết gián điệp, các điệp viên thường có nhiều tên hoặc bí danh, bí số khi hoạt động để tự giấu mình và đánh lừa kẻ khác.  Ngoài ra, còn có nhiều người thay tên đổi họ để lừa bịp, lừa tiền hoặc lừa tình. 

KẺ TRÊN TRĂM TÊN
Dầu là ngày xưa hay ngày nay, dầu thực tế hay tiểu thuyết, dầu là giới tình báo hay những kẻ lừa bịp, trên cõi đời nầy, có lẽ không ai có nhiều tên bằng Hồ Chí Minh (HCM), chủ tịch nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tức Bắc Việt Nam trước năm 1975. 

Theo thống kê chính thức của nhà cầm quyền cộng sản hiện nay ở trong nước, trong sách Những tên gọi, bí danh, bút danh của chủ tịch Hồ Chí Minh, do Bảo tàng Hồ Chí Minh biên soạn, Nxb. Chính Trị Quốc Gia ấn hành năm 2001 ở Hà Nội, thì HCM có tất cả 169 bí danh, mà CS gọi là bút hiệu, bút danh, vừa để hoạt động, vừa để viết báo.  Sách nầy còn ghi thêm một số bí danh nghi ngờ là của HCM mà người CS còn đang tìm hiểu thêm. 

Hồ Chí Minh sống khoảng 80 tuổi.  Từ khi sinh ra cho đến khi chết, HCM dùng 169 bí danh, tính trung bình mỗi năm HCM có hai bí danh.  Cũng theo thống kê trên đây, trong 169 bí danh nầy, từ khi sinh ra cho đến năm 1954 (64 năm), HCM dùng 133 bí danh, nghĩa là trung bình một năm cũng hai bí danh.  Từ 1954, làm chủ tịch Bắc Việt Nam cho đến khi chết năm 1969 (15 năm), HCM có 36 bí danh.  Vậy trung bình một năm, HCM dùng hơn hai bí danh.

Trong bài nầy, chúng ta không nhắc lại tất cả những tên và bí danh của HCM, chỉ xin nói đến một vài cái tên và bí danh đặc biệt mà thôi. 

NGUYỄN TẤT THÀNH, HY VỌNG THÀNH ĐẠT
Đầu tiên, tên khai sinh của HCM là Nguyễn Sinh Cung.  Giọng địa phương nguyên quán Nghệ An của Nguyễn Sinh Cung, phát âm chữ Cung là Côông.  Vì vậy có tài liệu ghi tên cúng cơm của HCM là Nguyễn Sinh Côn. (Ví dụ: Trần Quốc Vượng, Trong cõi, Nxb. Trăm Hoa, California, 1993, bài "Lời truyền miệng dân gian về nỗi bất hạnh của một số nhà trí thức Nho gia (kinh nghiệm điền dã)".)

Điều đặc biệt là anh của Nguyễn Sinh Côn tên là Nguyễn Sinh Khiêm (1888-1950).  Giọng địa phương phát âm chữ "Khiêm" là "Khơm".  Như thế, một người tên Khơm, một người tên Côn.  Tên hai anh em ghép lại đọc chung là "Khơm Côn".  Đọc ngược hai chữ "Khơm Côn" nầy lại (nói lái) là "Khôn Cơm".  Giọng địa phương (từ Nghệ An vào Thừa Thiên) "khôn" còn có nghĩa là "không".  "Khôn cơm" nghĩa là không có cơm mà ăn.  Có người lý giải rằng vì tên của hai anh em nhà nầy "khôn cơm", nên phụ thân là Nguyễn Sinh Sắc (sau đổi tên là Nguyễn Sinh Huy) nghèo mãi.  Người ta nói vì vậy mà ông Sắc đổi tên hai con.  Nguyễn Sinh Khiêm thành Nguyễn Tất Đạt.  Còn Nguyễn Sinh Cung (hay Nguyễn Sinh Côn) thành Nguyễn Tất Thành, hy vọng về sau gia đình sẽ thành đạt, giàu có. 

NGUYỄN ÁI QUỐC:  CHÔM TÊN CỦA NHIỀU NGƯỜI
Cái tên thứ hai đáng nói của HCM là Nguyễn Ái Quốc.  Nguyễn Tất Thành làm phụ bếp trên tàu Amiral Latouche-Tréville và theo tàu nầy rời Sài Gòn, đi Pháp ngày 5-6-1911.  Ông đặt chân đến Marseille, hải cảng miền Nam nước Pháp, ngày 6-7-1911.  Nguyễn Tất Thành làm đơn xin tổng thống Pháp được đặc ân vào học Trường Thuộc Địa Paris để ra làm quan cho Pháp, nhưng không được chấp thuận, nên Thành đành tiếp tục theo tàu hành nghề.  Sau thế chiến thứ nhứt (1914-1918), Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp giữa năm 1919. (Daniel Hémery, Ho Chi Minh, de l 'Indochine au Vietnam, Paris: Nxb. Gallimard, 1990, tr. 42.)  Tại đây Nguyễn Tất Thành gặp Phan Châu Trinh, đậu phó bảng tại Thừa Thiên (Huế) năm 1901, cùng khóa với Nguyễn Sinh Huy, phụ thân của Nguyễn Tất Thành.  Nhờ sự giới thiệu của Phan Châu Trinh, Thành quen với Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền.  Qua ba người nầy, Thành bắt đầu tiếp xúc với giới chính trị Paris, nhất là giới chính trị đối lập với chính phủ Pháp. 

Cả bốn ông (Trinh, Trường, Truyền, Thành) cùng dùng một bút hiệu chung là Nguyễn Ái Quốc (Daniel Hémery, sđd. tt. 44-45), đồng ký bản "Revendications du peuple annamite" [Thỉnh nguyện thư của dân tộc Việt], bằng Pháp văn, do Phan Văn Trường soạn, gởi cho các cường quốc trên thế giới, đang họp Hội nghị Versailles tại Paris sau thế chiến thứ nhứt, bắt đầu từ 18-1-1919.  Thỉnh nguyện thư của các ông xuất hiện lần đầu trên báo L'Humanité [Nhân Đạo] ngày 18-6-1919.

Trong bốn người cùng dùng chung bút hiệu (Nguyễn Ái Quốc), Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường đang bị mật thám Pháp theo dõi, không tiện ra mặt; Nguyễn Thế Truyền là sinh viên du học, đang hưởng học bỗng của Pháp để học ngành hóa học, nên không thể công khai chống Pháp; chỉ có Nguyễn Tất Thành là người mới đến, chưa bị mật thám Pháp chú ý.  Nguyễn Tất Thành thường đại diện cả nhóm, dùng tên Nguyễn Ái Quốc để liên lạc với báo giới và chính giới.  Dần dần Nguyễn Tất Thành dùng luôn bút hiệu Nguyễn Ái Quốc làm tên riêng của mình.  Từ nay, Nguyễn Tất Thành được gọi là Nguyễn Ái Quốc.

HỒ CHÍ MINH:  TIẾM DANH HAY TRỞ LẠI HỌ CŨ
Cái tên thứ ba đáng nói nữa là Hồ Chí Minh.  Cũng như tên Nguyễn Ái Quốc, tên Hồ Chí Minh không phải do Nguyễn Sinh Cung chọn, mà Cung cũng tiếm danh của người khác.

Nguyên hai nhà cách mạng Việt Nam ở Trung Hoa là Hồ Học Lãm và Nguyễn Hải Thần, được sự giúp đỡ của Trung Hoa Quốc Dân Đảng, thành lập Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội gọi tắt là Việt Minh tại Nam Kinh vào tháng 1-1936.  Ngoài Hồ Học Lãm và Nguyễn Hải Thần, các hội viên nòng cốt khác là Nguyễn Thức Canh, Đặng Nguyên Hùng, Hoàng Văn Hoan [bí danh là Lý Quang Hoa, thuộc chi bộ Vân Quý tức Vân Nam và Quý Châu (Guizhou) của đảng Cộng Sản Đông Dương (CSĐD).]

Năm 1937, Hồ Học Lãm đến hoạt động ở tỉnh Hồ Nam, và lấy tên là Hồ Chí Minh.  (Chính Đạo, Việt Nam niên biểu nhân vật chí, Houston: Nxb. Văn Hóa, 1997, tr. 168.)  Cũng trong năm nầy, trước hiểm họa xâm lăng của Nhật Bản, hai phe Quốc-Cộng Trung Hoa liên minh lần thứ hai ngày 22-9-1937. 

Do sự liên minh nầy, chính quyền Quốc Dân Đảng Trung Hoa cho phép đảng CS hoạt động công khai trở lại.  Vì vậy, vào mùa thu năm 1938, đảng Cộng Sản Liên Xô, qua danh nghĩa Đệ  tam Quốc tế Cộng sản, gởi Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô qua Trung Hoa hoạt động trở lại với tên mới là Hồ Quang.  Hồ Quang liền liên lạc và điều động nhóm đảng viên thuộc cơ sở hải ngoại đảng CSĐD.

Nhờ sự giới thiệu của Hồ Học Lãm, vào gần cuối năm 1940, một số đảng viên CSĐD, dưới vỏ bọc là thành viên Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội (Việt Minh), đến Quế Lâm (Guilin / Kweilin tỉnh Quảng Tây) gặp Lâm Uất, phó chủ nhiệm hành dinh tây nam của Tưởng Giới Thạch.  Lâm Uất đưa nhóm nầy đến gặp chủ nhiệm của ông ta là Lý Tế Thâm. (Hoàng Văn Hoan, Giọt nước trong biển cả, hồi ký.  Portland, Oregon: Nhóm tìm hiểu lịch sử, 1991, tr. 134.) 

Do tin cậy Hồ Học Lãm, cả Lâm Uất lẫn Lý Tế Thâm đã giúp đỡ họ, và không biết nhóm nầy là những đảng viên CSĐD.  Từ đó, những đảng viên CSĐD hoạt động ở Trung Hoa cũng như ở trong nước, đều sử dụng danh xưng Việt Minh, hay nói cách khác, đảng CSĐD đã chiếm dụng danh xưng tổ chức Việt Minh của Hồ Học Lãm, làm tên mặt trận chính trị của đảng CSĐD.  Trong khi đó, từ cuối năm 1940, Hồ Quang (Nguyễn Tất Thành) sử dụng thông hành khác mang tên là Hồ Chí Minh.  Tên nầy vốn là bí danh của Hồ Học Lãm.  Hồ Chí Minh mới (Hồ Quang, Nguyễn tất Thành) ngụy trang là ký giả của một tờ báo do Cộng Sản Trung Hoa điều khiển. (Chính Đạo, Việt Nam niên biểu nhân vật chí, sđd. tr. 161.) 

Với bí danh khác là Già Thu, Hồ Chí Minh (HCM) trở về Việt Nam ngày 28-1-1941, sống ở Pắc Bó (Cao Bằng), lập Mặt trận Việt Minh ở trong nước. Tại đây, thay mặt Quốc tế Cộng sản, Già Thu tổ chức Hội nghị Ban chấp hành Trung ương đảng CSĐD lần thứ 8 từ ngày 10-5 đến ngày 19-5-1941 tại Pắc Bó.  Sau đó, Già Thu tiếp tục qua Trung Hoa hoạt động khoảng từ tháng 8-1942, lấy luôn bí danh của Hồ Học Lãm là HCM, làm tên mới của mình.  Hồ Chí Minh bị bắt tại trấn Thiên Bảo (Quảng Tây) ngày 29-8-1942 và được tha ngày 10-9-1943. (Chính Đạo, Hồ Chí Minh, con người & huyền thoại, tập 2, sđd. tt. 278, 283.)

Từ đây, HCM trở thành tên chính thức của Nguyễn Sinh Cung, kể cả khi lên làm chủ tịch Bắc Việt Nam năm 1954, cho đến cuối đời.  Trần Quốc Vượng, một sử gia cộng sản ở trong nước, giải thích như sau về hiện tượng trên: "Nguyễn Ái Quốc sau cùng đã lấy lại họ Hồ vì cụ biết ông nội đích thực của mình là cụ Hồ Sĩ Tạo, chứ không phải là cụ Nguyễn Sinh Nhậm." (Trần Quốc Vượng, sđd. tr. 258.)

Trước sau vụ việc theo lời kể của Trần Quốc Vượng là như sau: Nguyễn Sinh Cung (Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh) là con của Nguyễn Sinh Sắc (Nguyễn Sinh Huy).  Nguyễn Sinh Sắc là con của Nguyễn Sinh Nhậm.  Trước khi đám cưới, bà vợ của Nguyễn Sinh Nhậm đã có mang với cử nhân Hồ Sĩ Tạo, cho nên Nguyễn Sinh Nhậm chỉ là người cha trên giấy tờ của Nguyễn Sinh Sắc mà thôi, còn người cha thực sự của Nguyễn Sinh Sắc là Hồ Sĩ Tạo, tức Hồ Sĩ Tạo là ông nội thực sự của Nguyễn Sinh Cung.  Vì vậy, Nguyễn Sinh Cung rất bằng lòng với danh xưng Hồ Chí Minh, là họ của ông nội ruột của ông.  Câu chuyện nầy, ngày nay ở quê của HCM, tức huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, ai cũng biết và ai cũng đều xác nhận là đúng sự thật.

C.B. LÀ "CỦA BÁC", CHỨ CỦA AI VÔ ĐÓ
Ngày 20-4-1953, sắc lệnh Cải cách ruộng đất (CCRĐ) đợt thứ 3 được ban hành.  Nơi thực hiện đầu tiên là Thái Nguyên.  Người bị đấu tố đầu tiên là bà Nguyễn Thị Năm, chủ hiệu buôn Cát Hanh Long nên người ta quen gọi là bà Cát Hanh Long.  Bà Cát Hanh Long bị đem ra đấu tố ba lần và bị giết ngày 9-7-1953.

Bà Cát Hanh Long (bà Năm) là một quả phụ, nổi tiếng là nhà kinh doanh tài ba, hào hiệp, giúp đỡ nhiều người.  Từ 1945 đến 1951, bà Cát Hanh Long đã từng dùng nhà mình làm nơi hội họp, nghỉ ngơi, che giấu, ăn ở, nuôi dưỡng cán bộ CS, trong đó có những nhân vật cao cấp như Trường Chinh, Lê Đức Thọ, Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Lê Thanh Nghị, Lê Giản, Hoàng Tùng... Bà còn đóng góp nhiều tiền bạc cho VMCS, nên việc đấu tố và xử tử  bà Cát Hanh Long gây nhiều dư luận bất bình. 

Vì vậy, trên báo Nhân Dân ngày 21-7-1953, xuất hiện bài viết nhan đề là "Địa chủ ác ghê" của tác giả C.B. nhằm trấn an dư luận.  Bài báo lên án nặng nề địa chủ Cát Hanh Long (Nguyễn Thị Năm) cùng hai con là những địa chủ gian ác, bóc lột, dã man.  Bài báo còn tố cáo gia đình bà Cát Hanh Long vừa trực tiếp, vừa gián tiếp giết chết 260 người. (Xin xem bài báo nầy ở phía dưới.)

Theo hồi ký của Hoàng Tùng, từng là bí thư Trung ương đảng CSVN, khi nghe tin cố vấn Trung Quốc yêu cầu xử tử bà Cát Hanh Long, có người báo tin cho HCM biết.  Họp Bộ chính trị đảng CS, HCM nói: "Tôi đồng ý người có tội thì phải xử thôi, nhưng tôi cho là không phải đạo nếu phát súng đầu tiên lại nổ vào người đàn bà, mà người ấy lại giúp đỡ cho cách mạng.  Người Pháp nói không nên đánh vào đàn bà, dù chỉ đánh bằng một cành hoa."  (Internet:  Hồi ký Hoàng Tùng, mục "Những kỷ niệm về Bác Hồ".)  Hoàng Tùng còn cho biết rằng khi cố vấn Trung Quốc nhiều lần đề nghị, HCM nói rằng: "Thôi tôi theo đa số, chứ tôi vẫn cho là không phải."

Theo một tài liệu mới xuất bản vào giữa năm 2014, tác giả là một người đã từng là ký giả báo Nhân Dân Hà Nội, có nhiệm vụ viết bài tường thuật vụ xử án bà Cát Hanh Long, khi xảy ra vụ án thì: 1) Hồ Chí Minh bịt râu, hóa trang để đến dự đấu tố. 2) Trường Chinh đeo kính đen để khỏi bị nhận diện khi tham gia cuộc đấu tố.   3) Sau khi bà Năm bị giết, cán bộ mua một cái hòm thật rẻ tiền để chôn địa chủ "gian ác".  Vì rẻ tiền nên hòm nhỏ quá, bỏ xác người chết vào không lọt.  Cán bộ CS kết án bà Năm thêm lần nữa, là chết rồi mà còn phản động, không chịu chui vào hòm.  Cán bộ CS liền đứng lên đạp xác bà Năm xuống; xương gãy kêu răng rắc rất rợn người. (Trần Đĩnh, Đèn cù, Hoa Kỳ: Người Việt Books, 2014, tr. 86.) 

Sự hiện diện của HCM và Trường Chinh trong phiên tòa đấu tố nầy chứng tỏ tầm mức quan trọng của cuộc đấu tố bà Cát Hanh Long và cũng chứng tỏ cả hai đều quyết tâm giết bà Cát Hanh Long ngay khi mở đầu cuộc CCRĐ năm 1953.

Lúc đó, chỉ có giới cán bộ cao cấp và một số người trong báo Nhân Dân (trong đó có Trần Đĩnh) mới biết được C.B. đích thị là ai?  Còn đại đa số dân chúng, trong thời gian dài, không biết C.B. là ai?  Gần đây, trên Internet, có tài liệu phát hiện C.B. là bút hiệu của HCM dùng trên 147 bài đăng trên nhật báo Nhân Dân từ tháng 3-1951 đến tháng 3-1957.  Những người làm việc trong báo Nhân Dân giải thích rằng hai chữ C.B. là "của bác", chứ còn ai vô đó nữa.  Ngày nay, bộ Hồ Chí Minh toàn tập đã được phổ biến rộng rãi.  Mọi người có thể vào từ tập 6 (1951-1952), sẽ thấy rất nhiều bài viết HCM ký tên C.B. đăng trên báo Nhân Dân, và đăng lại trong sách nầy; ví dụ các trang 186, 187, 188-190, 202-204, 209-212, 215-220... (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, 1951-1952, in lần thứ hai, Hà Nội: Nxb. Chính Trị Quốc Gia, 2000.)  Hồ Chí Minh lên tiếng có thể nhắm cho đảng viên biết rằng vụ xử tử bà Cát Hanh Long là chủ trương của đảng để chấm dứt chuyện bàn tán, phê bình.

Như vậy có nghĩa là bên ngoài thì HCM tỏ ra rất đạo đức, thương tiếc nạn nhân, nhưng bên trong, chính HCM là người quyết định cái chết của ân nhân Nguyễn Thị Năm.  Đúng là "khẩu Phật tâm xà", một kẻ đạo đức giả gian ác, nham hiểm như Nguyễn Du đã mô tả: "Bề ngoài thơn thớt nói cười,/ Mà trong nham hiểm giết người không dao." (Truyện Kiều câu 1815-1816.)

TRẦN DÂN TIÊN, T. LAN: THỔI ỐNG ĐU ĐỦ
Thổi ống đu đủ là trò chơi của trẻ con Việt Nam, dùng cọng lá đu đủ làm ống, chấm nước xà phòng rồi thổi thành bong bóng bay lên trời.  Trong văn học, có hai tác giả chuyên thổi ông đu đủ hết sức tài ba là Trần Dân Tiên và T. Lan.  Trần Dân Tiên là tác giả sách Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, và T. Lan là tác giả sách Vừa đi đường vừa kể chuyện.

Quyển sách thứ nhứt xuất hiện lần đầu ở Trung Quốc năm 1948, sau đó ấn hành ở Paris năm 1949.  Sau năm 1954, Nx, Văn Nghệ Hà Nội tái bản năm 1955, rồi Nxb. Sự Thật tái bản nhiều lần, và sau năm 1975, Nxb. Trẻ tái bản ở Sài Gòn.

Sách Vừa đi đường vưa kể chuyện được đăng lần đầu trên báo Nhân Dân năm 1961 và sau đó Nxb. Sự Thật tái bản nhiều lần.  Những tái bản sau cùng do Nxb. Trẻ ở Sài Gòn đảm trách.

Lúc đầu, người ta không biết hai tác giả Trần Dân Tiên và T. Lan là ai?  Người ta cũng không tìm ra hai người nầy ở đâu, vì chẳng ai có đứng ra nhận mình là Trần Dân Tiên hay T. Lan.  Tuy nhiên dần dần người ta cũng tìm được hai bút danh nầy đều là của HCM.  Trước hết, các phiếu sách trong thư viện nhà nước đề là: "Trần Dân Tiên, T. Lan: tìm HCM".  Điều nầy cho người đọc tự động hiểu rằng Trần Dân Tiên và T. Lan chính là HCM.  Tuy nhà cầm quyền CS không chính thức xác nhận điều nầy, nhưng những nhà nghiên cứu trong nước hầu như đồng thừa nhận Trần Dân Tiên và T. Lan là HCM.  Có tài liệu cho biết bản gốc sách của T. Lan hiện còn được cất giữ ở Phủ chủ tịch Hà Nội.

Trong sách Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, Trần Dân Tiên đã viết trong phần đầu sách: "Một người như Hồ Chủ tịch của chúng ta, với đức khiêm tốn nhường ấy và đương lúc bề bộn bao nhiêu công việc, làm sao có thể kể lại cho tôi nghe bình sinh của người được?" (Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, Nxb. Sự Thật, Hà Nội 1976, tr. 9.)  Một người dùng một cái tên khác viết sách, tự khen mình là khiêm tốn không muốn nói về mình, rồi sau đó, suốt trong quyển sách lại kể lể, tự đề cao sự nghiệp của mình, thì không biết nên xếp kẻ đó vào loại người gì đây?

Trong sách nầy, chẳng những HCM tự đề cao mình mà còn chê bai những anh hùng dân tộc như Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, hoặc đả kích các nhà đấu tranh khác như Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh, hoặc triệt hạ tổ chức hay đảng phái khác

Cuối sách nầy, Trần Dân Tiên viết: "Nhân dân gọi Chủ tịch là cha già của dân tộc, vì Hồ Chủ tịch là người con trung thành nhất của Tổ quốc Việt Nam." (Trần Dân Tiên, sđd. tr. 149.)  Lời nầy cho thấy HCM muốn gợi ý để được người Việt Nam gọi ông là cha già của dân tộc, nhưng không được hưởng ứng, nên ông quay qua dùng chữ "bác".  Ở đây lại thấy HCM thậm khôn, vì trong cơ cấu gia tộc Việt Nam, bác là anh của cha, bác lớn hơn cha và đứng trước cha trong sinh hoạt đại gia đình, hoặc lễ nghi tế tự.

Sách Vừa đi đường vưa kể chuyện do HCM tự kể tự viết, nhưng dùng một cái tên khác là T. Lan, một cán bộ đi theo HCM trên bước đường công tác.  Câu chuyện bắt đầu từ khi HCM hoạt động ở Pháp từ năm 1919, rồi những năm hoạt động ở Nga, Trung Hoa, cho đến khi về nước và chiến dịch 1950.  Dĩ nhiên luôn luôn xen kẻ những lời xưng tụng HCM là người yêu nước, đầy sáng kiến, tài ba, khoan dung...

Hồ Chí Minh sáng tạo ra hai con rối Trần Dân Tiên và T. Lan trong hai quyển sách do HCM viết ra trên đây, nhắm thổi ồng đù đủ để ca tụng chính mình, tự quảng cáo mình, huyền thoại hóa tên mình, mà một người tự trọng bình thường không bao giờ làm thế.  Những người không biết Trần Dân Tiên và T. Lan là ai, nhất là các trẻ em ngây thơ, được học hai quyển sách nầy trong nhà trường, nên một thời lầm lẫn tôn sùng thần tượng HCM.  Tuy nhiên khi lớn lên, biết được sự thật là Trần Dân Tiên và T. Lan chỉ là HCM trá hình, thì chẳng những sẽ thất vọng mà còn khinh bỉ.  Thì ra HCM cũng có ngón nghề thổi ống đu đủ, tự bơm, tự nổ.  Khổ một điều, ai phát hiện kẻ đạo diễn của hai tên thổi ông đù đủ nầy, thì ngậm mà nghe chứ không dám nói ra, vì nói ra sẽ bị báo cáo và bị CS bắt bỏ tù.

TRÊN TRĂM TÊN ĐỂ LÀM GÌ?
Hồ Chí Minh có 169 tên, không ai có thể nhớ hết được.  Ngay cả HCM có thể cũng không nhớ hết được.  Một câu hỏi đặt ra là HCM dùng nhiều tên, nhiều bí danh để làm gì?

Thông thường, một người không dùng tên mình, mà dùng một tên khác trong công việc, vì sợ lộ bí mật, muốn giấu mặt, giấu lý lịch, nhất là trong những hành vi thiếu trong sáng, phi pháp, bất chính.  Càng nhiều tên càng muốn giấu mặt thật kỹ.  Ngay cả vua Bảo Đại (trị vì 1926-1945) cho đến tháng 8-1945 không biết HCM là ai? (Bảo Đại, Con rồng Việt Nam, California: Nxb. Xuân Thu, 1990, tr. 188.)

Hồ Chí Minh hầu như muốn "chôn" luôn tên do cha mẹ đặt ra tức tên Nguyễn Sinh Cung, dùng trên một trăm tên khác nhau tùy vào giai đoạn hoạt động trong cuộc đời của HCM:

Từ nhỏ cho đến khi đến Pháp năm 1919:11 tên
Từ 1920 đến khi về nước năm 1941: 73 tên
Từ 1941 đến 1945 (cướp chính quyền): 13 tên
Từ 1946 đến 1954 (thời chiến tranh): 36 tên
Từ 1955 đến 1969 (chủ tịch nước): 36 tên
Cộng: 169 tên

Nhìn vào bảng thống kê trên đây, từ khi còn nhỏ cho đến năm 1919 (khoảng 30 năm), HCM có 11 tên, tuy là ít so với tổng số tên trong toàn cuộc đời HCM, nhưng có thể nói là đã nhiều so với cả đời người bình thường.  Lý do có thể là ngay từ  khi vừa mới lớn, HCM mặc cảm hay xấu hổ về nguồn gốc gia đình mình, vì vậy tránh dùng tên do gia đình đặt. 

Nguyên do là khi mới lớn ở nguyên quán (Nam Đàn, Nghệ An), chắc chắn HCM nghe được dân làng truyền miệng về nguồn gốc của cha mình.  Đó là Nguyễn Sinh Nhậm chỉ là cha hờ của Nguyễn Sinh Sắc (Huy), tức ông nội hờ của HCM, còn Hồ Sĩ Tạo mới là cha thật của Nguyễn Sinh Huy (Sắc) tức ông nội thật của HCM.  Đây là một điều rất xấu hổ trong xã hội nề nếp Việt Nam ngày xưa, nhất là ở nông thôn, nơi mà người người biết nhau, nhà nhà biết nhau.  Điều nầy có thể ám ảnh Nguyễn Sinh Cung và tạo ra tâm lý bất thường nơi người thanh niên từ khi mới lớn cho đến cuối đời, sợ người ta phát hiện cha mình là đứa con hoang. 

Hơn nữa, HCM lớn lên trong thời đại khoa bảng Hán học.  Con ông phó bảng, nghĩa là cũng con nhà có học, mà thanh niên nầy lại không có học vị, chẳng có bằng cấp gì, vì nếu có học vị, có bằng cấp giấy tờ, thì HCM không thay đổi tên tuổi vì thay đổi thì văn bằng hết giá trị. Vì những mặc cảm trên đây, HCM thay đổi tên họ nhiều lần ngay cả trước khi hoạt động chính trị và gián điệp.

Từ năm 1920 cho đến năm 1954, tức từ khi tham gia hoạt động chính trị ở Pháp, rồi gia nhập đảng CS Pháp, qua Nga (Liên Xô), qua Trung Hoa, về Việt Nam, đến khi lên làm chủ tịch Bắc Việt Nam, HCM có 122 tên. 

Cần chú ý là từ năm 1920 trở đi, xảy ra một khúc quanh quan trọng trong đời HCM.  Đó là HCM gia nhập đảng Xã Hội Pháp, rồi đảng Cộng Sản Pháp.  Vì vậy, HCM được Đệ tam Quốc tế Cộng sản (ĐTQTCS) chọn qua Liên Xô để huấn luyện năm 1923,  Tuy nhiên HCM không đủ trình độ văn hóa, nhất là ngôn ngữ và toán học để học chủ nghĩa Mác-xít, vì HCM chỉ mới học tới lớp 6 ở trường Quốc Học Huế, lại chưa biết tiếng Nga.  Do đó, tại Học Viện Thợ Thuyền Đông Phương ở Moscow, HCM chỉ học cấp tốc về nghề gián điệp, làm nhân viên tình báo cho ĐTQTCS để mưu sinh.  Nghề nầy phù hợp với khả năng ứng xử linh động mau lẹ  của một người giảo quyệt như HCM, vốn là một kẻ giang hồ, lăn lóc trên các bến tàu trong các chuyến hải hành quốc tế.

Vì là một gián điệp chuyên nghiệp, được đào tạo chính quy tại Học Viện Thợ Thuyền Đông Phương ở Moscow, HCM có thói quen thay họ đổi tên của một gián điệp, thường dùng tên giả để hoạt động.  Hơn nữa, những hoạt động của HCM là hoạt động chính trị tả phái khuynh đảo, phá hoại nên phải luôn luôn thay đổi tên họ để tránh bị theo dõi và bắt giam.

Trong thời gian hoạt động tranh đấu cướp chính quyền, cần phải ẩn trốn, cần phải tránh né, HCM dùng nhiều bí danh, có thể cho là bình thường,  Tuy nhiên, điều đặc biệt là trong giai đoạn từ 1955 đến khi chết (1969), tức thời kỳ làm chủ tịch nước, quyền uy tột đỉnh, không còn phải sợ ai cả, HCM vẫn sử dụng 36 tên giả trên báo chí, không đề tên thật. 

Đường đường là chủ tịch một nước độc tài toàn trị, chẳng còn sợ ai, tại sao lại phải dùng nhiều tên giả để viết báo?  Như thế phải có âm mưu gì?  Nếu những âm mưu nầy không gian trá, không bất chính, thì tại sao HCM phải giấu tên?  Điều nầy cho thấy HCM là một người bản chất xảo quyệt, mang não trạng bệnh hoạn của một tên đại bịp, chuyên lừa đảo người khác, ném đá giấu tay. 

Hơn nữa, HCM là con người hết sức tham vọng, chủ trương thổi tên HCM thành một huyền thoại cao quý, để cho dân chúng ngưỡng mộ HCM, không muốn ai nghĩ xấu về HCM, nên HCM đặt tên HCM riêng ra một bên.  Trong lúc đó, khi có nhu cầu tự ca tụng mình, hay tấn công người khác, ném đá giấu tay, thì HCM dùng đến bí danh, chứ không dùng tên mình, dù đang là chủ tịch nước, nhằm bảo vệ thanh danh riêng của HCM.  Đây là tâm lý của một người sùng bái cá nhân trong các chế độ độc tài.

KẾT LUẬN
Tóm lại, HCM có 169 cái tên, bí danh, bút danh, bút hiệu, vừa trong thời gian hành nghề gián điệp, hoạt động bí mật, và cả trong thời kỳ cầm quyền, làm chủ tịch nước.  Dầu chế độ CSVN có ca tụng gì đi nữa, có tung hê HCM đến đâu đi nữa, HCM dùng 169 tên để giấu mặt, là bằng chứng rõ ràng HCM là một kẻ xảo quyệt, gian trá, tráo trở, đạo đức giả, chuyên ném đá giấu tay, chứ chẳng hay ho gì việc ẩn danh đánh phá kẻ khác. 

Hồ Chí Minh không phải chỉ là "một kịch sĩ có biệt tài đánh lừa kẻ đối thoại" như Bernard Fall viết trong Les deux Viet-Nam (Nxb. Payot, Paris, 1967, tr. 102), mà HCM còn là tên lừa đảo muôn mặt, bịp bợm nhất trong lịch sử Việt Nam. (Trích: Một thế kỷ lừa đảo, sẽ xuất bản.)

TRẦN GIA PHỤNG
(Toronto, Canada)

18 March 2015

Chỉ có người dân là cười không nổi

Văn Quang - Viết từ Sài Gòn ngày 16.03.2015

Chỉ có người dân là cười không nổi

Đến nay cái không khí Tết ở VN đã qua đi nhưng điều còn để lại chính là những lễ hội và sự sùng bái quá mức của người dân và sự "vung tay quá trán" vào những việc cúng lễ của nhiều gia đình trong dịp Tết.

Có thể nói từ xưa tới nay chưa bao giờ những lễ hội ở VN được phát triển rầm rộ như vào lúc này.

Hiện nay VN có tới 8.000 lễ hội. Người ta không bỏ quên bất cứ môt tập tục lễ hội nào từ nhỏ tới lớn, càng ngày quy mô của lễ hội càng được "thần thánh hóa hoành tráng" hơn, không ít lễ hội bày vẽ đủ thứ để móc túi khách thập phương.

Chẳng ai bắt buộc ai phải đi lễ bái cả, đó là lòng tự nguyện nhiệt thành của khách hành hương. Nếu quyên góp vài ngàn cho quỹ từ thiện, nhiều ông bà còn rất ngần ngại tiếc của, nhưng bỏ ra vài trăm ngàn đi lễ hội, nhét vái chục ngàn "hối lộ tượng Phật" thì người ta chen chúc tự nguyện làm. Không thể đo đếm được bao nhiêu tỉ đã bỏ ra đốt vào những lễ hội.

Chính điều này làm cho ý nghĩa của những ngày nhớ ơn các vị anh hùng hoặc gắn liền với những di tích của cha ông đã mất hết ý nghĩa.

Đó chỉ còn là nơi "mua quan" "cầu lộc" mà chẳng phải làm ăn gì. Đã có hàng trăm trang báo nói về sự kiện này. Cứ như cả năm dốc sức làm ăn vất vả, chỉ đợi ngày lễ là tự giải thoát cho mình bằng cách vung ra cầu tài cầu lộc hy vọng một chút tin tưởng vào năm sau.

Nhìn vào hiện tượng này có thể dễ dàng nhận định niềm tin vào cuộc sống đang bị sói mòn dữ dội.

Khi những vụ tù oan chết thảm trong tù, người dân không con tìn vào pháp luật nữa.

Khi những vụ tham nhũng của các quan to bị phơi bày, khi những căn nhà trăm ngàn tỉ của các đại gia chơi ngông bày ra trước mắt thiên hạ, rõ ràng sự xa cách giữa giàu nghèo ở cái đất nước này ngày càng lớn rộng.

Người dân phát thèm và phát khùng vì những ngôi nhà dát vàng, trong khi họ chui trong những căn nhà mục nát, bữa đói bữa no thì làm sao xã hội công bằng cho được!

Bởi vậy hiện tượng sùng bái thánh thần là cứu cánh duy nhất cho tương lai. Đừng trách người dân u mê vội mà hãy trách cái xã hội còn đầy bất công này.

Có thể tin chắc rằng tình trạng xã hội cứ như thế này thì năm sau hay bao nhiêu năm nữa những hiện tượng tin vào thần thánh vẫn không thể chấm dứt. Năm trước nói rồi, năm sau vẫn thế. Dường như đó vẫn là "bài học thuộc lòng" của cả xã hội VN từ nhiều năm nay, kể cả về mặt pháp lý. Ngày càng có nhiều chính sách và luật lệ khiến người dân bất an.

Nhưng ngoài những lễ hội phung phí tiền bạc, có một lễ hội rất đặc biệt còn giữ được nét truyền thống của cha ông thời xa xưa. Tuy nhiên lễ hội này lại không hề có một quan chức nào tham dự. Ta hãy tìm hiểu ý nghĩa và sự ra đời của lễ hội này.

Lễ hội "Minh Thề" độc nhất vô nhị tại VN
Sáng ngày 4/3, (tức ngày 14 tháng Giêng âm lịch), tại chùa, đình làng Thiên Phúc, làng Hòa Liễu, xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng, đã diễn ra Lễ hội Minh Thề - thề không tham nhũng, không trộm cắp, không lấy của công làm của tư.
Lời tuyên thệ không tham nhũng, dĩ công vô tư.
Sử sách ghi lại, lễ hội Minh Thề (hay còn có cách gọi khác là Miêng Thệ) có từ năm 1561 khi Thái Hoàng, Thái Hậu Vũ Thị Ngọc Toản (vợ Thái thượng hoàng Mặc Đăng Dung) đến lập ấp Lan Niểu (nay là thôn Hòa Liễu), vận động dân làng mở rộng diện tích chùa, làm mới tượng Phật. Bà đã xuất tiền mua được 25 mẫu, 8 sào, 2 thước.

Sau đó, những người dân trong làng thấy việc cung tiến ở chùa mang lại phúc đức nên cung tiến cả ruộng vườn vào chùa. Diện tích chùa và đất canh tác lên tới 47 mẫu, 8 sào, 2 thước.

Trong thời gian xây dựng, ngoài diện tích chùa, một phần diện tích ruộng vườn được Hoàng hậu Ngọc và những người có chức sắc trong làng chia cho những người trông chùa canh tác, diện tích còn lại được cho cấy khoán. Sản phẩm thu được chia cho người nghèo trong vùng.

Lương thực dư thừa được tích trữ hàng năm khoảng 3 tấn thóc, do người có chức sắc trong làng giữ. Để không xảy ra tình trạng tham nhũng của công, Thái Hoàng Thái Hậu cùng với dân làng đã lập ra Hịch văn Hội Minh Thề. Đối tượng cụ thể là những người đứng đầu trong làng (Lý trưởng, Phó lý, Chánh hội, Phó hội, Trương tuần).
Người trong làng từ 18 tuổi trở lên đều tham gia cùng uống rượu tuyên thề.
Trải qua thăng trầm của lịch sử, năm 2003, lễ hội Hịch văn Hội Minh Thề được chính quyền địa phương và người dân trong làng khôi phục và giữ nguyên được giá trị văn hóa thời xưa.

Lời thề không tham nhũng của dân
Trước sự chứng kiến của đông đảo nhân dân và du khách thập phương, các vị bô lão và nhiều người dân trong làng đã thề trước các vị thần linh nếu lấy của công phục vụ việc công thì được thần linh ghi nhận, nhược bằng tham công lấy của công làm của tư thì nguyện cầu bị trư thần linh trị tội. Đối với các cụ già đến trẻ phải dụng bảo con cháu không được tham nhũng, nếu không nguyện cầu bị chư thần linh trị tội. Những ai trong làng bao che tội phạm, chứa chấp của gian tà cũng sẽ bị thân linh trị tội.

Sau nghi lễ cắt tiết gà hòa rượu ăn thề, các bô lão trong làng tiếp tục dâng rượu thề lên các đại biểu, nhân dân đến tham dự. Tuy nhiên chỉ có các vị cao niên trong làng khấp khởi đón lấy rượu thiêng cùng lời thề không tham nhũng.

Ông Phạm Đăng Khoa, nguyên Phó Ban quản lý di tích đền chùa Hoa Liễu, nơi diễn ra lễ hội Minh Thề cho biết: "Nhờ lời thề mà làng tôi trăm năm qua bình yên, không cướp bóc, không trọng tội. Mong muốn của dân trong làng là lễ hội được nhân rộng lên cấp cao hơn nữa để chính quyền và nhân dân chung nhau quyết tâm "dĩ công vô tư", không tham nhũng".

Tại sao các quan không dám thề?
Tuyệt nhiên trong lễ hội này không thấy có quan chức nào đến dự lễ hội nâng chén rượu thề. Tại sao vậy? Không lẽ các quan chức từ làng đến tỉnh không biết đến lễ hội này sao? Các quan cứ phải xách xe biển xanh có tài xế lái, đưa vợ con đến các lễ hội danh tiếng linh thiêng hơn để cầu tài, xin lộc, mong được thăng quan tiến chức, vàng và đô la chảy vào túi nhiều hơn năm ngoái. Một hình thức hối lộ thánh thần mà không cần phải thề thốt không tham nhũng, bởi không tham thì lấy đâu ra tiền xây nhà trăm tỉ, củng cố cả ba đời con cháu không hết của.
Người dân dự hội cùng uống rượu thề, chỉ có các quan không ai thề. Sao thế nhỉ?
Các quan chức không dự lễ hội vì giàn dị là không dám thề, bởi các quan cũng là những người mê tín hạng nặng, dường như càng giàu sang càng mê tín. Cho nên thề không tham nhũng lỡ thánh thần hiển linh bóp cổ chết tươi hoặc cho đi tù mạt kiếp thì sao. Cho nên các quan phe lờ như không biết là thượng sách.

- Bạn dangloc.nguyen@gmail.com giải thích:
"Các quan có tật giật mình. Bản thân tham nhũng vơ vét, lại ngày càng mê tín dị đoan, thì làm sao dám thề, ngộ nhỡ có thánh thần linh thiêng thì có mà chết toi. Thề với trời đất, thánh thần thì khó quá, khó quá!".

- Bạn lvcuong.ktnd@yahoo.com  đề nghị:
"Tôi nghĩ phải đưa Lê Hội Minh Thệ lên cấp Quốc Gia và tổ chức trang trọng hàng năm đối với các quan chức từ cấp cao xuống cấp thấp . Nếu làm tốt, Hội thề này có tác dụng hơn nhiều phương thức bỏ phiếu tín nhiệm hiện nay…".

Tôi không rõ liệu lễ hội như thế này có được nhà nước VN và những nhà nghiên cứu lịch sử, hoạch định chính sách nghiên cứu để phổ biến đến các địa phương hay không. Nếu có chắc chắn các loại buôn thần bán thánh sẽ bớt đi được đôi phần và lòng dân sẽ bớt bất an hơn bởi cuộc sống đang ngày càng khó khăn hơn. Nhất là sau cú "tăng giá kép", điện và xăng cùng nhau tăng giá vào đầu năm nay đã khiến người dân và cả các doanh nghiệp lao đao.

Điệp khúc kêu lỗ, tăng giá điện cũ mèm
Cái bài ca chưa tăng giá điện trước Tết cho người dân hiểu rằng sau Tết sẽ tăng giá chẳng còn xa lạ gì với người dân Việt. Quyết định này vừa được đưa ra sau phiên họp của thường trực Chính phủ chiều (5/3) và có hiệu lực từ ngày 16/3. Theo đó, với mức tăng 7,5%, việc điều chỉnh giá lần này sẽ đảm bảo việc Tập đoàn Điện lực (EVN) không bị lỗ. 

Với hàng trăm lý do tự cho là "chính đáng" (?) từ Tập đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN) được Bộ Công Thương tích cực yểm trợ, người dân lại è cổ ra đóng thêm tiền điện hàng tháng. Nhưng người dân tuyệt nhiên không biết sự chi thu lỗ lãi của tập đoàn điện lực ra sao. Chỉ có các ông độc quyền biết với nhau.
Bảng so sánh giá điện trên báo VN. Không thấy bảng so sánh bình quân thu nhập của người VN so với các nước trên thế giới.
Sau khi công bố tăng giá điện, trên tờ VN Express còn giật cái tít to tướng: "Giá điện Việt Nam ở mức thấp so với thế giới" và đưa ra bảng so sánh rất chi tiết về giá điện các nước trên thế giới với chủ đích rằng giá điện VN so với nhiều nước còn rất thấp để trấn an lòng dân, và rằng đáng lẽ giá điện ở VN phải tăng nhiều hơn nữa. Cụ thể là có 3 giá được đề nghị: Tăng 7,5%, 8,5% và 9,5%. Nhưng chính phủ… thương dân nên chọn cái đề nghị thấp nhất là 7,5%.

Nếu cần tăng 9,5% chắc sẽ có 2 đề nghị khác là 12% hoặc 13% để chính phủ… thương dân tăng thấp nhất là 9,5%.

Người dân bây giờ khôn rồi, ai cũng biết kịch bản này từ lâu. Báo chí VN bây giờ cũng có vẻ hiền và ngoan hơn nhiều. Nhưng nói gì thì nói lòng dân vẫn bất an khi mọi thứ đều tăng. Người ta tự hỏi thu nhập bình quân của người Viêt là bao nhiêu so với các nước khác?

Bạn Mạnh Phúc phản công ngay dưới bài báo: "Cần phải căn cứ vào GDP bình quân đã mới biết là giá điện nước nào cao hơn nước nào. Người dân bình quân phải đóng bao nhiêu tiền điện một tháng và nó chiếm bao nhiêu % thu nhập của họ. Thế mới đánh giá được là giá điện cao hay thấp".

Thật vậy, thu nhập bình quân đầu người Việt Nam có khi chỉ bằng 1/10 hoặc gần chạm đáy, vậy thì so sánh giá điện làm chi cho vở bi kịch thêm khôi hài! Chỉ có người dân là cười không nổi./-

Văn Quang