28 September 2016

Giấy phép và biệt phủ với cái chuồng gà

Giấy phép và biệt phủ với cái chuồng gà

Chưa có một nơi nào giấy phép lại nhiều như ở VN hiện nay. Có vô số thứ phải xin cấp giấy phép. Giấy phép mẹ giấy phép con, chỉ còn thiếu giấy phép cháu chắc cũng sắp ra đời; giấy phép như lá mùa thu vẫn là chưa đủ, giấy phép rất nghiêm nhưng chưa minh; giấy phép vừa ra đã lạc hậu bất khả thi phải thu hồi; giấy phép có phong bì đi nhanh như sóc, không phong bì chậm như rùa hoặc không cho; giấy phép con đi chậm hơn giấy phép to; giấy phép cho đại gia nhanh hơn giấy phép cho dân... Ôi sao mà đau đầu quá. Dân cứ việc la, cứ việc kiện như kiện củ khoai.

Thời gian này lại rộ lên chuyện người dân bị chính quyền cưỡng chế, bắt ngưng xây dựng dù chỉ là làm cái chuồng gà, trong khi đó đại gia xây biệt phủ to đùng chềnh ềnh giữa phố thì cứ xây chẳng cơ quan nào đụng tới. Chuyện ngược đời này chẳng phải chỉ có ở một nơi heo hút nào đó mà ở hầu hết mọi nơi. Người dân gọi là "thời đại đồ đểu này chuyện gì cũng có thể xảy ra dù là chuyện vô lý nhất thế giới."

Sỡ dĩ dư luận đang sôi sục bởi một ông được gọi là nhà văn xây cái chuồng gà bị chính quyền ngăn cấm, ông la làng trên báo khiến mọi người bàn tán lung tung, người dân còn đồng tình tố cáo những chuyện lâu nay được "giữ bí mật" nay bị "bật mí." Đó là những cái biệt phủ to tướng thì không phải xin phép. Xin nói về chuyện làm chuồng gà trước.

Làm chuồng gà cũng phải... xin phép
Nhà văn Hoàng Quảng Uyên (tên thật Hoàng Dương Quý, sống ở Cao Bằng) đang rất phẫn nộ về việc các cơ quan chức năng không trả lời dứt khoát chuồng gà và hàng gạch giữ đất mà ông muốn xây có thuộc diện phải cấp phép hay không?
Đơn xin cấp phép xây chuồng gà của nhà văn Hoàng Quảng Uyên.
Trong khi đó, chính quyền nơi đó yêu cầu xây một viên gạch có vữa đã phải xin phép, dẫn đến việc "công trình" bị ngưng trệ đến nay đã gần hai tháng.

Trong thư ngỏ gửi ông Nguyễn Hoàng Anh, bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng, ông Uyên cho biết ngày 13-4, ông xây một hàng gạch cao 25cm, dài 45m để giữ đất khỏi đổ ở thửa đất mà ông có giấy chứng nhận quyền sử dụng.

Theo ý định ban đầu của ông Uyên, sau khi xây xong tường gạch sẽ làm một cái chuồng gà. Ông Uyên kể: Trong lúc thi công, ông Lê Hồng Hà - chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân (UBND) Phường Sông Bằng, TP Cao Bằng - dẫn cán bộ đến yêu cầu ngừng vì không có giấy phép.

"Tôi có thắc mắc xây một hàng gạch cao 25cm vẫn phải xin phép ư, ông chủ tịch phường cho biết dù là xây chuồng gà, chuồng lợn hay một viên gạch có vữa đều phải xin phép. Tôi mới phải đi xin giấy phép xây một hàng gạch và cái chuồng gà."

Trong hồ sơ mà ông Uyên gửi tới các báo có nhiều văn bản của Phòng Quản Lý Đô Thị (QLĐT) TP Cao Bằng và UBND phường Sông Bằng trao đổi về việc có cấp phép cho ông Uyên xây chuồng gà và hàng gạch hay không!

Đến ngày 25-5, Phòng QLĐT có văn bản cho biết: "Quy định hiện hành không nêu rõ, không hướng dẫn cụ thể với loại công trình này. Phòng QLĐT đã trao đổi và đề nghị Sở Giao Thông Vận Tải, Sở Xây Dựng Cao Bằng kiểm tra thực tế hiện trạng và hướng dẫn Phòng QLĐT có cơ sở giải quyết. Trong thời gian chờ đợi đề nghị ông Hoàng Quảng Uyên không tự ý thi công công trình nêu trên."

Xin xây hàng gạch, chuồng gà: 4 cơ quan giải quyết
Theo ông Uyên, khi gửi đơn đến UBND phường đề nghị cấp phép xây dựng hàng gạch và chuồng gà, ông đã nghĩ không thể nào có chuyện lạ kỳ này.

"Nhưng ông chủ tịch phường lại bút phê vào đơn xin cấp phép của tôi là chuyển Phòng QLĐT xem xét, tạo điều kiện. Phường cũng có văn bản cho rằng căn cứ Luật xây dựng năm 2014 thì công trình của tôi không thuộc diện được miễn cấp phép.
Căn biệt thự tráng lệ của chủ tịch Phạm Hồng Hà tại thành phố Hạ Long.
Văn bản cũng nói rằng một cá nhân/tổ chức đặt một viên gạch để xây dựng gắn liền trên đất cũng phải thông báo và xin phép chính quyền địa phương.

Tính từ khi tôi khởi công xây hàng gạch đến nay là gần hai tháng đã có bốn cơ quan nhà nước tham gia giải quyết vụ xây dựng chuồng gà và hàng gạch này."

Ngày 7-6, Phòng QLĐT TP Cao Bằng có công văn trả lời ông Uyên rằng công trình xây dựng chuồng gà không đủ điều kiện cấp phép vì lý do "không thể hiện rõ vị trí xây dựng trên mặt bằng lô đất, nền đất yếu không bảo đảm cho công trình...."

Ông Uyên kết luận, "Ông chủ tịch P. Sông Bằng bắt tôi phải xin giấy phép khi xây chuồng gà nhưng Phòng QLĐT lại không cấp phép vì không tìm thấy trong các điều luật có hướng dẫn cụ thể về việc cấp giấy phép xây dựng chuồng gà tức là không đủ điều kiện!?."

Theo tôi, ông Uyên là anh dân đen lại quên cái phong bì thì "không đủ điều kiện xây chuồng gà" là đúng rồi. Ông là nhà văn còn lên tiếng được còn anh dân đen thì tịt ngòi. Nếu ông là con quan hay đại gia thì chẳng ai hoạnh họe, chẳng ai đụng tới dù ông xây cái biệt thự cho bồ nhí. Tôi nêu vài bạn đọc đã bình luận trên báo:

- Bạn Ngọc Hân viết: Nhân dân đóng thuế để nuôi những cán bộ này ư? Xây một hàng rào cao 25 cm, dài 40 m và một cái chuồng gà mà 4 cơ quan giải quyết 2 tháng không xong? Trời ơi là Trời !!! Chuyện có thật vậy không hả Trời ???

- Bạn Đồ... viết: Quái! Tui không biết là mình đang sống ở thời kỳ nào đây? Phong kiến hay đồ đá, đồ đồng, đồ đất, ... (hay đồ đểu)?

- Bạn ký tên Thường Dân viết: "Không còn gì để nói nữa. Các cơ quan công quyền ở VN có lẽ không còn gì để làm, năng lực cũng chỉ giải quyết cái chuồng gà, trại vịt thôi!"

Bạn đọc đã thấy người dân nói gì, tôi không phải bình luận gì thêm.

Trở sang chuyện xây biệt phủ không phép. Vố số chuyện xây biệt phủ, biệt thự không cần phép đã từng xảy ra. Toàn quan to súng ngắn về hưu, hạ cánh an toàn lúc đó mới xây biệt phủ phè phỡn suốt cuộc đời đến đời con đời cháu đã bị phanh phui hoặc chưa bao giờ bị lôi ra ánh sáng. Các quan vẫn không sợ, vẫn tỉnh bơ như không có chuyên gì xảy ra. Bởi các quan đương quyền là "con cháu các cụ cả" nên mới có câu "nhất quan hệ, nhì hậu duệ, ba tiền tệ, bốn đàn em, còn tri thức thì mặc kệ."

Một thí dụ cụ thể như chuyện lạ ở tỉnh Cao Bằng.

Giám đốc sở xây biệt phủ không phép
Gần đây, dư luận địa phương xôn xao về độ "chịu chơi" của vị giám đốc sở. Biệt phủ này có diện tích hàng ngàn m2 được cho là của một vị giám đốc sở có nhiều hạng mục xây dựng trái phép tại phường Thủy Phương (thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên - Huế).
Cổng vào khu biệt phủ được xây dựng trái phép của vị giám đốc sở.
Nhiều người dân cho rằng, vì "sở thích trồng cây cảnh và chăn nuôi", ông S. đã thu mua hàng ngàn m2 đất tại số nhà 126 đường Dạ Lê (phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy) để xây biệt phủ. Hai bên cổng vào được chủ nhân xây dựng, tạo tác thành hai đồi nhỏ, trên phần đất bồi đắp là hai cây gỗ sưa lớn, quý hiếm. Bên phải cổng vào được chủ nhà dựng một căn nhà gỗ ba gian và một cái chòi lớn, nhìn ra hồ.
Gốc cây sứ trắng cổ có mặt trong biệt phủ. Loại cây này ở Huế chỉ có tại Đại nội và lăng Tự Đức.
Cùng với hệ thống kiến trúc bằng gỗ với các đường nét chạm, khắc tinh xảo thì nhiều người đến đây cũng không khỏi ngỡ ngàng trước hệ thống cây xanh, cây cảnh được trưng khắp đường đi, lối lại...

Toàn bộ khuôn viên trang trại với diện tích hàng ngàn m2 là của một vị giám đốc đương nhiệm. Khoảng 3-4 ngày ông S. về thăm trang trại của mình một lần. Những ngày bình thường, trang trại này được giao cho bảo vệ quản lí.

Trang trại do mẹ vợ đứng tên
Truy tìm nguồn gốc thì căn nhà 126 đường Dạ Lê (phường Thủy Phương) do bà Trương Thị Kim (mẹ vợ của vị giám đốc) đứng tên "đăng kí" số nhà (bà này là chủ). Quan địa chính cũng như nhiều quan khác dại gì đứng tên, rồi lại phải "kê khai tài sản" lôi thôi lắm, lòi cái đuôi ăn hối lộ ra. Cứ để mấy ông bà anh chị em khác đứng tên là huề cả làng, trên giấy tờ hẳn hoi, đúng pháp luật, đố anh nào làm gì được.

Ông Nguyễn Quốc Hữu, cán bộ Địa chính - xây dựng phường Thủy Phương xác nhận, đến nay công trình chưa được cấp phép xây dựng.

Theo ông Hữu, trước đây, bà Trương Thị Kim nhận quyền chuyển nhượng đất của nhiều nhà dân xung quanh để tạo không gian làm trang trại. Thông tin xác nhận từ UBND phường thì tổng diện tích đất của bà Kim là 6,782 m2. Ông Hữu nhấn mạnh:
"Xét về luật, công trình xây dựng dù lớn, nhỏ cũng đều phải có giấy phép. Không có giấy phép là vi phạm pháp luật."

Ông Ngô Văn Tài, Phó chủ tịch phường Thủy Phương cho biết, bà Kim quê ở Quảng Nam, ra sinh sống tại phường từ năm 2007. Ông Phó chủ tịch phân trần:
"Sau khi có phản ánh việc bà Kim xây dựng công trình trái phép, lãnh đạo địa phương đã cử cán bộ về ghi nhận hiện trạng, tiến hành lập biên bản sự việc. Tuy nhiên, thời điểm kiểm tra, chúng tôi không tìm thấy chủ nhà nên vẫn chưa thể lập biên bản" !

Còn ông Nguyễn Quốc Hữu, cán bộ địa chính phường Thủy Phương (thị xã Hương Thủy) nói, khi kiểm tra, xác định một số công trình vi phạm của bà Kim được xây dựng từ đầu năm nay.Ông cán bộ này đổ thừa:
"Chúng tôi đã lập biên bản, đình chỉ thi công công trình và trình lãnh đạo ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Trong việc này, có sự thiếu sót của cán bộ phường trong việc kiểm tra hoạt động xây dựng."

Thế là cả hai ông cán then chốt của địa phương vô tội. Một ông "không tìm thấy chủ nhà" nên không thể lập biên bản. Vậy chủ nhà trốn đi đâu? Một ông cho đó là "thiếu sót của mấy anh đan em cán bộ Phường." Cái kiểu chạy tội, đổ thừa cho cấp dưới đã trở thành cái "mốt thời thượng" của các quan ở VN. Quan nào cũng thanh liêm cả, hết lòng phụng sự… cái túi tiền giấu quanh đâu đó.

Ngay cả mấy đại gia không chức tước cũng xây dựng không phép
Cụ thể như biệt thự của nữ Việt kiều Võ Thị Thu Hương (phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) xây dựng không phép và sai phép. Thửa đất mà bà Hương xây nhà ở và nhà trọ thuộc đất quy hoạch làm đường giao thông và sân bóng nên địa phương chỉ cấp giấy phép xây dựng tạm đối với đất ở. Riêng đất nông nghiệp nghiêm cấm xây dựng. Tại khu vực này, bà Hương có gần 1,200 m2, trong đó đất thổ cư chỉ gần 230 m2. Bà Hương được cấp phép xây tạm nhà ở nhưng xây sai giấy phép. Ngoài ra, bà Hương còn xây trên 100 phòng trọ trên đất nông nghiệp, lấn mương rạch công cộng.

Sự việc nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Không chỉ ở chỗ sai phạm chình ình như "con khủng long" ngay giữa TP Cần Thơ, việc cưỡng chế phá bỏ vô cùng lãng phí của cải của xã hội mà câu hỏi nhức nhối nhất là tại sao biệt thự "khủng" của nữ Việt kiều lại "mọc" được giữa Cần Thơ? Không ai trả lời câu hỏi này.

Vấn đề ở đây là xây cái chuồng gà và cái chòi vịt giữa đồng thì bị cưỡng chế và truy tố. Còn xây biệt thư to đùng không phép thì chính quyền ở đâu? Cấp phép tạm sao lại xây biệt thự? Có lẽ cán bộ bị cận thị chăng?

Môt người dân cho biết: "Tôi là dân đen xây cái nhà cấp bốn để ở gần khu vực biệt thự của bà Hương, tôi bị lập biên bản 4 lần từ khi đổ vật liệu."

Đấy là chuyện của thời đại này như một bạn đọc đã viết: "Quái! Tui không biết là mình đang sống ở thời kỳ nào đây? Phong kiến hay đồ đá, đồ đồng, đồ đất, ... (hay đồ đểu)?.

Có bao nhiêu người Việt Nam sống trên đất VN tự hỏi mình như thế? Chắc không nhiều lắm, chỉ chừng... 90 chục triệu người thôi, trong số đó có tôi.

Văn Quang
Viết từ Sài Gòn ngày 26.09.2016

21 September 2016

Cả nước tức cười chuyện kê khai tài sản

Cả nước tức cười chuyện kê khai tài sản

Trong tuần này lại rộ lên thông tin trên hầu hết các cơ quan báo chí tại VN lề trong cũng như lề ngoài. (Có thể tạm định nghĩa báo lề trong là báo của nhà nước, báo lề ngoài được xếp vào loại … phản động). Chuyện kê khai tải sản là chuyện trở thành chuyện quá khôi hài và không ai tin nổi. Trong 10 năm thực hiện "kê khai tài sản" mà chỉ phát hiện có duy nhất một người không trung thực. Có người dân thành phố Sài Gòn - nay được gọi là TP HCM - nào tin nổi chuyện này không? 100% là KHÔNG. Nhưng đó lại là chuyện bình thường của các quan. Hãy nghe các quan TP này báo cáo:

Ủy Ban Nhân Dân (UBND) TP Sài Gòn vừa có báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị Quyết Trung Ương 3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Theo UBND TP Sài Gòn, việc kê khai minh bạch tài sản của cán bộ, công chức, viên chức chưa phát huy hiệu quả cao, còn nặng hình thức; chủ yếu quản lý bản kê khai, chỉ sử dụng khi có vấn đề phản ánh, tố cáo. Bản kê khai của cán bộ chưa được kiểm tra xác minh giữa tài sản kê khai và tài sản thực tế cũng như nguồn gốc tài sản của người kê khai.

Cụ thể, từ đầu năm 2007 đến hết tháng 6/2016, chỉ xảy ra một trường hợp xác minh việc kê khai tài sản, thu nhập và đã bị kết luận kê khai không trung thực. Trường hợp duy nhất là chuyên viên Đội quản lý trật tự đô thị thuộc Phòng Quản lý đô thị huyện Bình Chánh vào năm 2014.
Biếm họa Kê Khai Tài Sản.
Chính quyến TP vẫn chưa kiểm soát được các nguồn thu nhập khác ngoài lương của những người hưởng lương từ ngân sách, nhất là chưa kiểm soát được thu nhập, tiêu dùng của người có chức vụ, quyền hạn. Việc tặng quà để được việc, nhận quà biếu có tính chất hối lộ vẫn còn ngấm ngầm diễn ra, rất khó phát hiện, khó định giá quà tặng nào là vi phạm, thiếu cơ chế giảm sát.

Thật ra ai cũng biết kê khai "gọi là có" cho ra vẻ các quan liêm chính thôi chứ làm sao tìm ra anh nào gian anh nào không. Người dân ngay sát nách nhà quan cũng khó biết, có ai dại gì nói ra đâu. Người dân thấy nhà cửa ruộng đất của quan hay của con trai con gái các quan các quan là chuyện "bình thường". Chỉ có thằng nghèo có nhà có đất mới bị soi mói thôi. Còn tài sản của con quan chuồn ra nước ngoài chẳng ai biết. Chỉ có mấy ông bà người Việt ở nước ngoài tò mò ngắm nghía thôi. Các quan chuẩn bị sẵn con đường "hạ cánh an toàn" đúng bài bản. Thế nên lại rộ lên tin đồn nhiều quan đang rục rịch đầu tư ở Mỹ hay ở một nước nào đó để lấy thẻ thường trú làm công dân một nước khác bằng mồ hôi nước mắt của dân Việt Nam. Như thế thì người Việt nghèo muôn năm là đúng rồi. Ôi dân VN của tôi! Đừng khóc nữa. Hiểu rồi. Bao giờ diệt hết được bọn tham quan vô tổ quốc này mới khá được.

Anh cán bộ tép riu bỗng dưng nổi tiếng là ai?
Cách đây hai năm (2014), sau khi kiểm tra, xác minh, TP Sài Gòn nay gọi là TP Sài Gòn đã phát hiện được một trường hợp kê khai không trung thực, đó là ông cán bộ Đội quản lý trật tự đô thị thuộc Phòng Quản lý đô thị huyện Bình Chánh.

Có thể nhờ sự "hi hữu" này khiến một cán bộ "quèn" bỗng dưng nổi tiếng vì là người duy nhất mang tiếng "không trung thực" trong việc kê khai tài sản của TP HCM suốt một thập niên qua. Với "tốc độ" phát hiện 10 năm mới có một người, tất nhiên phải chờ đến năm 2026, TP Sài Gòn mới phát hiện thêm một trường hợp kê khai không trung thực nữa?!

Vì sao lại có việc suốt 10 năm qua, TP Sài Gòn với rất nhiều đối tượng thuộc diện kê khai mà chỉ phát hiện ra duy nhất vị cán bộ "độc đắc" này?

Phải chăng là sự trung thực đến 99.9999…% của cán bộ, công chức hay ở đây không có tiêu cực, tham nhũng vì những tài sản tham nhũng, chẳng ai dại mà kê khai?

Trên toàn quôc cũng chỉ có 17 người không trung thực
Còn trên phạm vi cả nước thì sao. Theo báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị Quyết Trung Ương 3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, 10 năm qua, cả nước mới xử lý kỷ luật 17 người kê khai tài sản không trung thực.
Tuyệt nhiên không tham nhũng nhưng chỉ... buôn lậu và nhận hối lộ.
Với 63 tỉnh thành, nếu 17 trường hợp kia ở 17 tỉnh, thành phố khác nhau thì cho đến nay, vẫn có tới 46 địa phương không phát hiện được một cá nhân nào kê khai không trung thực, dù chỉ tầm cỡ nhân viên Đội quản lý trật tự đô thị thuộc Phòng Quản lý đô thị cấp huyện như ở TP Sài Gòn.

Nhân vật thứ hai nổi danh là ai?
Nhân vật thứ hai, gắn với sự kiện thảm họa ô nhiễm biển ở các tỉnh miền Trung.

Người "trúng số độc đắc" ở đây là ông Đặng Bá Lục, Chi cục trưởng Bảo Vệ Môi Trường, Sở Tài Nguyên Môi Trương (TN&MT) Hà tĩnh.

Thông báo với báo chí ngày 22/8, ông Phạm Quang Đệ, Chánh Thanh tra Sở Nội Vụ Hà Tĩnh cho biết, ông Lục đã "nhận hình thức kỷ luật là khiển trách. Còn lại là xin rút kinh nghiệm". Riêng ông Giám đốc Võ Tá Đinh chỉ xin rút kinh nghiệm.

Ôi cái tinh thần phê và tự phê của Hà Tĩnh. Một sự kiện thảm khốc như vậy mà kỉ luật một ông Chi cục trưởng tức là cấp trưởng phòng của sở với hình thức khiển trách thì sao có thể gọ là nghiêm minh, trung thực, khách quan được. Kiểu này là kiểu các quan thường dùng vẽ rồng vẽ rắn cho đẹp để lừa dân, dù chẳng lừa được ai cả. Nhưng thằng dân đen có biết cũng chào thua chẳng làm gì được.

Bạn Bùi Hoàng Tám viết trên báo Dân Trí (tại VN):

"Nếu với "định mức" kỉ luật như thế này, để cách chức một ông lãnh đạo sở, có lẽ phải chờ đến thảm họa cỡ… hủy diệt Thái Bình dương chắc?"

Người dân chưa ai quên vụ ông Trần Văn Truyền, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban Cán sự Đảng, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ, chiếm nhà chiếm đất xây biệt thự to đùng giữa Bến Tre chỉ bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã biểu quyết thi hành kỷ luật đồng chí Trần Văn Truyền bằng hình thức cảnh cáo.
Ngôi biệt thự "to đùng" của ông Trần Văn Truyền tại Bến Tre.
Tài sản tham nhũng "trốn" đi đâu?
Đã 10 năm luật phòng chống tham nhũng có hiệu lực thi hành và cũng chừng ấy năm thiệt hại do các vụ án, vụ việc tham nhũng gây ra được phát hiện trong 10 năm qua là gần 60,000 tỷ đồng và trên 400 ha đất, nhưng chỉ thu hồi được 4,670 tỷ đồng và hơn 219 ha đất. Đó là chỉ có 118 trường hợp bị xử lý hình sự, 800 trường hợp bị kỷ luật về hành vi tham nhũng và để xảy ra hành vi tham nhũng tại cơ quan, đơn vị mình quản lý vì một số vụ án lớn chưa quy được trách nhiệm và xử lý trách nhiệm của người đứng đầu.

Dù không ngạc nhiên, nhưng nhiều người không khỏi xót xa khi số tiền thiệt hại do tham nhũng được nêu ra tại Hội nghị toàn quốc Tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng diễn ra ngày 12/7 vừa qua, lên tới 60,000 tỷ đồng. Họ nghi ngờ đặt dấu hỏi khi trong số hàng triệu người thuộc đối tượng kê khai tài sản chỉ phát hiện và xử lý kỷ luật được 17 người do không trung thực.

Kê khai để hộc bàn
Vậy, số tiền hàng chục nghìn tỷ đồng do tham nhũng đã thất thoát đi đâu? Ai là người đã thực hiện hành vi tham nhũng? Còn những con sâu mọt nào đã, đang tiếp tục đục ruỗng ngân sách quốc gia, tiền thuế của dân mà chưa bị phát hiện? Ngoài 17 trường hợp khai báo gian dối thì gần một triệu người khác phải chăng đã trung thực? Ai đã kiểm tra, giám sát để khẳng định điều này?

Vì thế, việc khai thì cứ khai còn có đúng hay không, có trung thực hay không, có được công khai, kiểm tra, giám sát hay không là chuyện không ai làm. Vì thế, chỉ phát hiện ra 17 người gian dối trong gần một triệu công chức có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập. Rất nhiều dư luận cho rằng "bản kê khai tài sản mang tính hình thức, để hộc bàn thì không có ý nghĩa gì cả". Đó chính là đang là lỗ hổng to tướng cho nhiều người lợi dụng để che giấu tài sản chiếm đoạt được của Nhà nước, của nhân dân, mà chỉ khi đã "hạ cánh an toàn" họ mới công khai mở công ty này; xây dựng biệt thự, mua nhà nọ, đất kia.

Các quan và toàn thể gia đình lúc đó coi như dân thường cứ ung dung làm giàu, không anh nào "tố" anh nào như một cái luật ngầm "anh tố tôi, tôi tố anh là bỏ mẹ cả lũ".

Các quan còn mải họp
Khi còn làm quan thì không ít người đã nói rằng "nghề" của cán bộ là… họp. Bởi việc tham dự hết cuộc họp này tới cuộc họp khác đã chiếm khá nhiều thời gian làm việc của bộ máy hành chính.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng than với ông Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ Công tác của Thủ tướng, đồng thời là Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, rằng một trong khó khăn nhất là... họp.
Thời gian họp là để... ngủ bù.
Năm 2002, trong một cuộc họp kiểm điểm thực hiện nghị định về việc phân cấp cho TP Sài Gòn, một vị phó giám đốc sở đã đưa ra con số vô cùng quái lạ. Đó là cán bộ của sở phải tham dự tới 192 cuộc họp các loại trong một tuần.

Gần 15 năm sau, dường như "căn bệnh" họp hành không giảm cho dù đã có không biết bao nhiêu cuộc cải cách hành chính, lề lối làm việc nhằm tăng cường hiệu quả của bộ máy hành chính. Họp nhiều nhưng vẫn xuất hiện những văn bản pháp quy chưa đi vào cuộc sống thì đã "chết yểu."

Theo dõi việc họp của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, người ta mới biết hơn 2,000 tỷ đồng cứu trợ cho các tỉnh ĐBSCL vẫn còn treo ở đâu đó, chưa tỉnh nào rút được một xu. Số tiền này theo kế hoạch phải được phân bổ trong tháng 5 và 6, mỗi tỉnh được khoảng 80 tỷ, để khắc phục hậu quả hạn mặn, hỗ trợ nông dân tiếp tục làm ăn, canh tác.

Ở miền Trung, bốn tháng sau sự cố nhiễm độc biển do Formosa gây ra, ngư dân vẫn gác mái chèo chờ đợi, nhìn ngư cụ rỉ sét, xuống cấp từng ngày. Việc thống nhất số tiền bồi thường đã hoàn thành từ tháng 6. Đến nay, Formosa đã chuyển xong 500 triệu USD, nhưng phương án phân bổ kinh phí bồi thường, hỗ trợ ngư dân vẫn chưa có.

Chính phủ hứa và tuyên thệ rồi vẫn thế
Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 đã thống nhất hành động và tuyên thệ trước quốc dân đồng bào về quyết tâm xây dựng một chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động và phục vụ nhân dân. Thế nhưng, vẫn còn những câu chuyện thực tế, như Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói, "Chủ trương của Thủ tướng là xử lý cấp bách để giải quyết tình trạng hạn mặn, đơn giản thủ tục để triển khai được ngay. Vậy mà giờ bao nhiêu cà phê, hồ tiêu bị hạn đã chết lâu rồi, đâu thể chờ các bộ họp xong được."

Bộ trưởng Kế hoạch - Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phân trần, chuyện giải ngân chậm trễ là do Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn không thống nhất được quan điểm dù đã họp lên họp xuống nhiều lần.

Thì ra các quan đều mải họp lên họp xuống, họp toát xì cấu, họp đến nỗi nhiều quan gủ gục, làm dân chờ dài cổ, đến khi cái văn bản được ra cũng lại không thực hiện được đành xếp xó. Toàn là những chuyện mất công vô ích, ngồi phòng kính máy lạnh tha hồ múa. Dân còng lưng đóng tiền thuế nuôi một lũ ngủ gục.

Văn Quang
Viết từ Sài Gòn ngày 19.09.2016

20 September 2016

Nhật Ký Biển Đông: Chính Sách Ngoại Giao Nguy Hiểm Của Phi Luật Tân

Nhật Ký Biển Đông: Chính Sách Ngoại Giao Nguy Hiểm Của Phi Luật Tân

Nhật Ký Biển Đông hai tuần đầu Tháng Chín ghi nhận những biến chuyển quan trọng như sau:

Tình hình thế giới:
- Reuters ngày 1/9/2016: "Đại Tá Tom Hanson- Phụ Tá Tham Mưu Trưởng Lục Quân Hoa Kỳ nói với Đài Phát Thanh Úc Châu rằng Úc phải lựa chọn liên minh chặt chẽ với Hoa Kỳ hay mối liên hệ kinh tế gắn bó với Hoa Lục và thúc giục Canberra phải có lập trường cứng rắn hơn với Hoa Lục tại Biển Đông."

Dĩ nhiên lời phát biểu của một ông đại tá không phải là tiếng nói chính thức của chính phủ,  nhưng chắc chắn đã được cấp trên ra lệnh cho nói như một "quả bóng thăm dò". Anh Quốc và Úc Châu là đồng minh chiến lược của Hoa Kỳ nhưng lại "đi hàng hai" bằng cách hợp tác kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc cho nên giữ thái độ "im lặng là vàng" trong một số vấn đề cần phải lên án Hoa Lục. Thế mới hay tiền bạc có thể chia rẽ tình nghĩa vợ chồng, cha con, bạn bè, thầy trò và đồng minh. Úc và Hoa Lục đã ký kết Thỏa Hiệp Mậu Dịch Tự Do ngày 17/6/2015 theo đó hai bên thanh toán thương vụ bằng Úc Kim và đồng Nguyên, không cần Mỹ Kim. Thống kê năm 2011 cho biết thương mại song phương giữa hai quốc gia là 141 tỉ Mỹ Kim. Chính vì thế mà Ô. Trump đã nói huỵch toẹt rằng các đồng minh Hoa Kỳ đã chơi xấu, "free ride" tức hưởng lợi, được Mỹ che chở mà không làm gì cả, nhưng đã bị đối thủ tấn công, bẻ quẹo là Ô. Trump không hiểu biết gì về các vấn đề an ninh toàn cầu.

- CNSNews ngày 9/9/2016: "Hoa Kỳ vừa gửi thêm 400 quân tới Iraq để chuẩn bị tổng tấn công lấy lại Mosul, nâng tổng số lính Mỹ ở Iraq lên 4460." Bà Hillary Clinton đưa ra sách lược giải quyết cuộc chiến Iraq kéo dài đã 13 năm bằng khẳng định "không gửi bộ binh" ((No ground troops). Hoa Kỳ có cả ngàn chuyên viên thượng thặng về chiến lược và chống khủng bố nhưng cuộc chiến Iraq vẫn chưa có lối thoát danh dự cho Hoa Kỳ. "Iraq hóa chiến tranh" đã thất bại. Đem quân ồ ạt vào như lúc Ô. Bush Con tấn công lật đổ Ô. Saddam Hussein thì sợ thương vong cao, mất lòng dân, gửi biệt kích rồi tăng quân nhỏ giọt thì cuộc chiến cứ "cù nhầy" mãi. Nhức đầu quá!

- UPI ngày 9/9/2016: "Một công ty Nga loan báo họ sẽ cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho các máy bay trực thăng của Thái Lan và Nam Dương."

- Washington Post ngày 15/9/2016: "Tổng Thư Ký Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg dự trù sớm gặp gỡ Ngoại Trưởng Nga Lavrov để tìm cách giảm bớt những rủi ro đụng độ với Nga."

Có thể NATO đã ngửi thấy mùi Ô. Trump có thể thắng cử và ông đặt ưu tiên "America First"- tức nếu có gì thì Âu Châu tự lo liệu lấy cho nên tìm cách né tránh một cuộc chạy đua vũ trang hay đụng độ quân sự với Nga mà chẳng đem lại lợi ích gì cho Âu Châu.

Chính ra các viên chức Hoa Kỳ không nên cãi vã. Họ là chủ, mình là khách. Nếu có gì không vừa ý thì ghi nhận và sau này phản đối hoặc trình bày bằng đường lối ngoại giao hoặc "trả đũa" tức ông đón tôi thế nào, tôi sẽ đón ông thế ấy. Xem lại đoạn phim ngắn (mà tiếng Việt lai Mỹ gọi là clip), trong đó một bà trong phái đoàn của Ô. Obama cãi nhau với một viên chức Trung Quốc, thật không đẹp tí nào, để đến nỗi họ nói, "Đất nước này là của chúng tôi. Phi trường này là của chúng tôi."

Theo tôi nghĩ, vấn đề lớn như Biển Đông không thể giải quyết trong cuộc họp bên lề G20. Muốn giải quyết chắc chắn phải có "mật đàm" theo kiểu Kissinger/Nixon ngày xưa. Hiện nay Trung Quốc là quốc gia duy nhất trên hành tinh này, "nể Mỹ nhưng không sợ Mỹ". Còn Mỹ thì "không nể Trung Quốc nhưng lại sợ Trung Quốc": Sợ đụng tới thì khủng hoảng kinh tế. Còn nếu chiến tranh thì sợ hai bên đều hủy diệt.
Tình hình Syria:
- AFP ngày 1/9/2016: "Iran- đồng minh quan trọng của Damascus thúc giục Thổ Nhĩ Kỳ kết thúc cuộc can thiệp quân sự vào Syria đã kéo dài một tuần lễ và nói rằng đó là sự vi phạm chủ quyền của Syria không thể chấp nhận được."

- AFP ngày 4/9/2016: "Quân đội chính phủ đã chiếm một trường huấn luyện thiết giáp phía nam của Aleppo, lại một lần nữa bao vây những khu vực do phiến quân chiếm giữ ở phía đông." Trong khi đó Ô. John Kerry và Ô. Lavrov đã gặp nhau vài lần nhưng chưa đi tới một thỏa thuận nào cho Syria. Ô. Putin và Ô. Obama cũng đã gặp nhau bên lề G20 Hàng Châu nhưng cũng không tiến tới một giải pháp  nào. Ngày 8 & 9/9/2016 hai Ô. John Kerry và Lavrov lại gặp nhau tại Genève để bàn về một giải pháp cho Syria. Theo ABC News ngày 8/9/2016, quân đội Syria và đồng minh đã lấn chiếm thêm một số vị trí nằm ở phía đông Aleppo và bảo vệ con đường tiến vào khu vực phía tây và dự trù mở cho dân chúng đi lại.

Cách đây vài hôm, Ô. Gary Johnson- chủ tịch Đảng Libertarian ra tranh cử tổng thống Hoa Kỳ, khi báo chí hỏi về Aleppo, ông ngơ ngác hỏi "Aleppo là gi?". Thật tội nghiệp! Sự nghiệp chính trị của ông này coi như chấm dứt và điều đó chứng tỏ không phải người Mỹ nào cũng thông minh xuất chúng như chúng ta nghĩ. Aleppo đang là trung tâm điểm của thỏa hiệp Nga-Mỹ. Nếu nửa phần còn lại (phía đông) Aleppo thất thủ, phe phiến quân do Hoa Kỳ và đồng minh hỗ trợ coi như xóa sổ.

- AP ngày 9/9/2016: " Nga và Mỹ đã đạt được thỏa hiệp ngưng bắn cho Syria sẽ được thi hành vào tuần tới, trùng hợp với một ngày lễ của Hồi Giáo. Một số nhà bình luận cho rằng đây là chiến thắng của Moscow. Còn Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Tư và Syria thì hoan nghênh thỏa hiệp này. "

Tình hình Biển Đông:
Hợp ngày 3/9/2016: "Thủ Tướng Ấn Độ Modi đã ghé thăm Việt Nam nhân dịp ông đến Trung -Quốc tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh G20 tại Hàng Châu. Trong cuộc hội kiến với Ô. Nguyễn Xuân Phúc, Ô. Modi nói rằng, Việt Nam là trụ cột quan trọng trong Hành Động Hướng Đông của Ấn Độ đồng thời loan báo cấp thêm 500 triệu đô-la tín dụng cho Việt Nam để tăng cường hợp tác quốc phòng. Hai bên cũng đã ký 12 hiệp định và các bản ghi nhớ, đồng thời cam kết đưa kim ngạch thương mại song phương lên 15 tỷ đô-la năm 2020. Nhân dịp này Ô. Modi cũng đã ghé thăm Chùa Quán Sứ mặc dù ông là một tín đồ Ấn Độ Giáo (Hindu). Tại đây ông nói rằng, "Thế giới cần phải đi trên con đường hoà bình, đem lại hạnh phúc và thịnh vượng, trong khi chiến tranh chỉ mang đến sự vĩ đại/phát triển tạm thời." Hiện nay Ấn Độ đang tranh giành ảnh hưởng lãnh đạo Phật Giáo thế giới với Trung Quốc, nhất là Ấn Độ trở thành nơi che chở cho cộng đồng Tây Tạng lưu vong. Về cuộc viếng thăm này, VOA News 2/9/2016 đã trích dẫn lời bình luận của Giáo Sư Sukh Doe Muni của Institute for Denfence Studies tại Tân Delhi như sau, "Sự viếng thăm của vị lãnh đạo Ấn Độ là chỉ dấu mạnh mẽ cho thấy Ấn Độ muốn biểu lộ sự thân thiện, tình bạn, đoàn kết với Việt Nam, đặc biệt giữa lúc Việt Nam đang phải đối đầu với nhiều áp lực trong vùng từ phía Trung Quốc." (Professor Sukh Doe Muni, fellow at the Institute for Defense Studies and Analyses in New Delhi, says the Indian leader's arrival Friday comes as "the question of South China Sea has come up in a big way." "Narendra Modi's visit actually is the strong indication of India showing its friendship, camaraderie, solidarity with Vietnam, particularly at the time when Vietnam is facing lots of pressure in the region from China.)

- VOA News ngày 3/9/2016: Trước Thượng Đình G-20 tại Hàng Châu, Tổng Thống Obama trong một cuộc phỏng vấn với CNN đã nói/ám chỉ Trung Quốc rằng, "Liệu bạn sẽ ký một thỏa hiệp yêu cầu tòa trọng tài quốc tế giải quyết những tranh chấp ở Biển Đông, thực tế là bạn đã "to" hơn Việt Nam và Phi Luật Tân hoặc các quốc gia khác….không có lý do gì bạn cứ đi chỗ này chỗ kia, phô trương sức mạnh. Bạn phải tuân thủ luật pháp quốc tế." RFI đã trích dẫn bản tin của Reuters như sau, "Cuộc hội đàm giữa phái đoàn Trung Quốc và Hoa Kỳ kéo dài tới bốn giờ. Sau cuộc gặp với chủ tịch Tập Cận Bình, tổng thống Barack Obama đã kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng "các nghĩa vụ" chiểu theo Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông. Nguyên thủ Hoa Kỳ cũng nhắc lại các cam kết của Washington đối với các đồng minh trong khu vực. Còn chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố Bắc Kinh tiếp tục kiên quyết bảo vệ chủ quyền và các quyền hàng hải của Trung Quốc ở biển Hoa Nam – tức Biển Đông. Lãnh đạo Trung Quốc cũng nhắc lại là sẽ giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình thông qua đối thoại tham khảo với các bên liên quan, đồng thời kêu gọi Hoa Kỳ đóng vai trò xây dựng trong hồ sơ/vấn đề này." Tại Thượng Đỉnh Hàng Châu đã xảy ra một số vụ lộn xộn như Ô. Obama phải xuống máy bay bằng cầu thang thoát hiểm nên không có thảm đỏ, các phóng viên Mỹ bị ngăn chặn không được vượt qua hàng rào an ninh, Bà Susan Rice- Cố Vấn An Ninh Quốc Gia can thiệp, cãi vã với nhân viên an ninh Trung Quốc. Rồi lại vấn đề bao nhiêu nhân viên tháp tùng được vào tham dự cuộc họp Obama-Tập Cận Bình.

Chính ra các viên chức Hoa Kỳ không nên cãi vã. Họ là chủ, mình là khách. Nếu có gì không vừa ý thì ghi nhận và sau này phản đối hoặc trình bày bằng đường lối ngoại giao hoặc "trả đũa" tức ông đón tôi thế nào, tôi sẽ đón ông thế ấy. Xem lại đoạn phim ngắn (mà tiếng Việt lai Mỹ gọi là clip), trong đó một bà trong phái đoàn của Ô. Obama cãi nhau với một viên chức Trung Quốc, thật không đẹp tí nào, để đến nỗi họ nói, "Đất nước này là của chúng tôi. Phi trường này là của chúng tôi."

Theo tôi nghĩ, vấn đề lớn như Biển Đông không thể giải quyết trong cuộc họp bên lề G20. Muốn giải quyết chắc chắn phải có "mật đàm" theo kiểu Kissinger/Nixon ngày xưa. Hiện nay Trung Quốc là quốc gia duy nhất trên hành tinh này, "nể Mỹ nhưng không sợ Mỹ". Còn Mỹ thì "không nể Trung Quốc nhưng lại sợ Trung Quốc": Sợ đụng tới thì khủng hoảng kinh tế. Còn nếu chiến tranh thì sợ hai bên đều hủy diệt.

- Reuters ngày 4/9/2016: "Phi Luật Tân bày tỏ lo lắng và yêu cầu Tòa Đại sứ Trung Quốc tại Phi Luật Tân giải thích về sự có mặt của một số lượng lớn tàu thuyền của Trung Quốc tại gần Bãi Cạn Scarborough- khu vực tranh chấp giữa hai nước tại Biển Đông."

- AP ngày 4/9/2016: Trước thềm Thượng Đỉnh ASEAN Vạn Tượng, Tổng Thống Phi Luật Tân Duterte, trước khi đáp máy bay đi Lào, đã cảnh cáo, "Tổng Thống Obama đừng có hạch hỏi tôi về việc giết người ngoài khuôn khổ luật pháp hoặc về "đồ chó đẻ" tôi sẽ chửi thể cho mà coi. Tôi không phải bù nhìn của Mỹ. Rằng Mỹ không chịu xin lỗi về những gì đã làm trong thời kỳ đô hộ Phi Luật Tân." Đã có trên 2000 người bị sát hại do có liên quan đến việc buôn bán hoặc sử dụng ma túy để từ khi Ô. Duterte loan báo cuộc chiến chống lại ma túy tại đất nước ông vào 30/6/2016."

Chúng ta chờ xem ông tổng thống "Trương Phi" này xử sự thế nào trước một diễn đàn quốc tế lớn như Thượng Đỉnh ASEAN. Tin giờ chót cho biết Hoa Kỳ đã hủy bỏ cuộc gặp gỡ giữa Ô. Obama và Ô. Duterte. Thật đáng tiếc! Chính ra Ô. Duterte không nên ăn nói thiếu đứng đắn như thế và nên lợi dụng cuộc gặp gỡ bên lề để trình bày những gì mà Phi Luật Tân muốn. Còn Ô. Obama cũng đủ khôn ngoan để không chạm tự ái ông tổng thống "Trương Phi" này. Lãnh đạo khôn ngoan là cứ gặp, còn về nhà có thi hành hay không lại là chuyện khác. Lãnh đạo có bản lãnh không sợ gặp bất cứ ai, không ngại bất cứ diễn đàn nào. Lúc nào cũng lịch sự, nhỏ nhẹ nhưng bên trong là cả "một bồ kinh luân" như Khổng Minh phó hội Giang Đông. Mình là nước nhỏ còn phải nương tựa vào ngoại bang để sống còn mà từ chối lời mời của lãnh tụ một siêu cường vốn là đồng minh của mình…thì không phải là hành động khôn ngoan. Hãy nhìn qua Cuba mà xem. Cuba chống Mỹ như thế nào cuối cùng cũng phải bình thường hóa ngoại giao để đất nước có cơ hội tiến lên. Lãnh đạo mà đặt tự ái lên trên quyền lợi của đất nước sẽ là thảm họa. Chính vì thế mà đối với những vấn đề trọng đại của đất nước- tại Hoa Kỳ phải họp bộ tham mưu, còn tại các quốc gia theo chế độ đại nghị phải họp đảng để quyết định. Chưa làm tổng thống thì muốn nói gì thì nói. Đã làm tổng thống rồi, thì hầu như các tổng thống Hoa Kỳ chỉ nói những gì, làm những gì đã được bộ tham mưu họp bàn kỹ lưỡng, giống như một kịch sĩ nói, cười, khóc than trên sân khấu…giống hệt như những gì đã được luyện tập theo kịch bản. Lãnh đạo một đất nước mà cương bậy, nói năng bừa bãi thì…"tử chết tới bị thương". Cuối cùng, theo AP ngày 6/9/2016, Ô. Duterte đã bày tò sự hối tiếc đã tấn công cá nhân Tổng Thống Obama. "Dầu sao "Ông Trương Phi" mà biết xin lỗi cũng là điều tốt. Vì đại cuộc đoàn kết Đông Nam Á chúng ta có thể bỏ qua. Có lẽ rồi Ô. Obama cũng phải gặp Ô. Duterte mà thôi và cuối cùng đã gặp nhau chóng vánh trước dạ tiệc do Thủ Tướng Lào khoản đãi các vị nguyên thủ quốc gia. Ngoài ra, bên lề Thượng Đỉnh ASEAN, Ô. Duterte đã nhận lời mời của Ô. Nguyễn Xuân Phúc viếng thăm Việt Nam.

- Reuters ngày 5/9/2016: "Hội kiến bên lề thượng đỉnh G20, Chủ Tịch Tập Cận Bình nói với Thủ Tướng Abe rằng Nhật Bản cần hành động thận trọng vể vấn đề Biển Đông." Đây có thể là điều nhắn nhủ của Hoa Lục rằng Nhật Bản chớ gửi chiến hạm cùng Hoa Kỳ tuần tra ở Biển Đông. Trong khi đó cũng tại Hàng Châu, Tổng Thống Putin nói rằng "Sự can thiệp của những cường quốc ngoài khu vực chỉ làm trở ngại (hamper) cho việc giải quyết những tranh chấp tại Biển Đông." Rõ ràng lập trường của Nga là chống lại sự can dự của Mỹ vào cuộc tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông.

Đây là lời tuyên bố "giội gáo nước lạnh" vào mặt Hoa Kỳ, trong lúc Hoa Kỳ đang vận động các quốc gia Đông Nam Á đoàn kết để chống lại sự bành trướng và quân sự hóa Biển Đông của Hoa Lục. Trong Chiến Tranh Việt Nam, Thái Lan là "đệ tử" của Mỹ. U-tapao là căn cứ xuất phát B-52 oanh tạc Việt Nam và Lào. Còn Udon nằm ở đông-bắc Thái Lan, là căn cứ không quân tiền phương của Không Lực Hoa Kỳ và là bộ chỉ huy của Air America tại Á Châu để tiến hành cuộc chiến tranh bí mật tại Lào và tung biệt kích vào Bắc Việt. Thái Lan cũng đã gửi Sư Đoàn Mãng Xà Vương tham chiến bên cạnh quân đội Mỹ. Thế nhưng chỉ sau 1975 khi Mỹ "rút lui trong danh dự" khỏi Việt Nam, thì Thái Lan "trở mặt" với rất nhiều lý do: Thái Lan là láng giềng của Trung Quốc đang trở thành một siêu cường kinh tế toàn cầu và một sức mạnh quân sự đáng nể. Trung Quốc bây giờ không còn giống như thời Mao Trạch Đông chỉ co cụm trong Lục Địa mà đã vươn toàn thế giới trong lúc sức mạnh, cũng như ảnh hưởng của Hoa Kỳ mỗi lúc mỗi suy giảm. Một lý do quan trọng nữa là Hoa Kỳ đi tới đâu đều giơ "ngọn roi nhân quyền " ra để dọa người ta cho nên người ta sợ nhưng không mặn mà và luôn luôn cảnh giác với chính sách can thiệp và lật đổ của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ lên án cuộc đảo chính của giới quân phiệt Thái Lan năm 2014 khiến Tướng Payuth chan-Ocha tức giận và quay sang chống Mỹ - không ra mặt nhưng công khai hợp tác cũng như ủng hộ Trung Quốc.
- Tổng Hợp ngày 6/9/2016: Tổng Thống Pháp Hollande thăm Việt Nam. Trong cuộc họp báo chung, Ô. Trần Đại Quang cho biết chuyến viếng thăm của tổng thống Pháp đã khiến quan hệ Việt-Pháp chuyển qua giai đoạn mới và tạo xung lực giúp hợp tác song phương hiệu quả hơn trên các lĩnh vực như kinh tế, giáo dục. Hai lãnh đạo nhất trí cần hướng tới tầm nhìn hợp tác dài hạn, quan hệ chính trị cần thắt chặt hơn, tăng cường hợp tác quốc phòng, đối thoại, hợp tác an ninh trên biển và trên không, tiếp tục thúc đẩy giáo dục, bảo đảm thành công hợp tác giữa Việt Nam và Pháp tại Cần Thơ. Còn Theo BBC tiếng Việt, Tổng Thống Hollande loan báo rằng trong chuyến thăm lần này, nhiều hợp đồng với các công ty Việt Nam đã được ký kết như các hãng hàng không Việt Nam mua 40 máy bay của Airbus trị giá 6.5 tỷ mỹ kim. Buổi chiều cùng ngày Ô. Hollande đã đi bộ thăm phố cổ Hà Nội, tiếp xúc với một số cựu học sinh du học Pháp tại một quán cà-phê và được người dân tiếp đón niềm nở nhưng không bằng Ô. Obama. Ô. Hollande cũng cảm thấy ấm lòng khi nhìn thấy một số bảng hiệu thương mại ở khu phố mang tiếng Pháp…di sản của thời thuộc địa. Khi Mỹ vào thì Pháp ra đi nhưng để lại khá nhiều dinh thự, cầu cống mang tính lịch sử như Cầu Long Biên (Cầu Paul Doumer), Khách Sạn Metropole Hà Nội, Phủ Chủ Tịch (Phủ Toàn Quyền), Tòa Đô Chính , Dinh Gia Long, Bưu Điện Sải Gòn và nhất là Thành Phố Đà Lạt với Biệt Điện…Ông Hollande cũng khuyên sinh viên Việt Nam nên du học Pháp. Tuy nhiên học ở Pháp không dễ như người ta tưởng.

- ibtimes ngày 13/9/2016: "Trung Quốc và Việt Nam cam kết để những khác biệt về Biển Đông qua một bên hầu tăng cường liên hệ song phương. Thủ Tướng Lý Khắc Cường nói rằng hai quốc gia phải làm việc chung để duy trì hòa bình và ổn định và kiềm chế căng thẳng trong vùng. Gặp gỡ Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc vào ngày 12/9/2016, Ô. Lý Khắc Cường xác nhận tranh chấp ở những vùng biển liên quan đến tình cảm quốc gia của Trung Quốc và Việt Nam."

Tôi phải "xin lỗi" ông Lý Khắc Cường (Miền Nam gọi là "Thôi bỏ đi Tám!) Biển Đông chưa bao giờ thuộc chủ quyền của Trung Hoa. Ông dùng sức mạnh cưỡng chiếm biển đảo của người ta - Hoàng Sa 1974, Gạc Ma 1988- rồi hô hoán lên là có "tranh chấp" theo kiểu "vừa đánh trống vừa ăn cướp".

Nhận Định:
Trong hai tuần qua, dồn dập những tin xấu đến với Hoa Kỳ:

1)Theo Reuters ngày 7/9/2016, "Bên lề Thượng Đỉnh ASEAN tại Vạn Tượng, Thái Lan cho biết họ ủng hộ nỗ lực của Trung Quốc nhằm duy trì hòa bình trên biển chỉ vài giờ sau khi Phi Luật Tân công bố hình ảnh rất nhiều tàu thuyền của Hoa Lục xuất hiện gần Bãi Cạn Scarborough. Được hỏi liệu Thái Lan có về phe với Hoa Lục, phát ngôn viên Thái Lan cho biết Thái Lan muốn thấy hòa bình được duy trì trong quyền lợi của các quốc gia."

Đây là lời tuyên bố "giội gáo nước lạnh" vào mặt Hoa Kỳ, trong lúc Hoa Kỳ đang vận động các quốc gia Đông Nam Á đoàn kết để chống lại sự bành trướng và quân sự hóa Biển Đông của Hoa Lục. Trong Chiến Tranh Việt Nam, Thái Lan là "đệ tử" của Mỹ. U-tapao là căn cứ xuất phát B-52 oanh tạc Việt Nam và Lào. Còn Udon nằm ở đông-bắc Thái Lan, là căn cứ không quân tiền phương của Không Lực Hoa Kỳ và là bộ chỉ huy của Air America tại Á Châu để tiến hành cuộc chiến tranh bí mật tại Lào và tung biệt kích vào Bắc Việt. Thái Lan cũng đã gửi Sư Đoàn Mãng Xà Vương tham chiến bên cạnh quân đội Mỹ. Thế nhưng chỉ sau 1975 khi Mỹ "rút lui trong danh dự" khỏi Việt Nam, thì Thái Lan "trở mặt" với rất nhiều lý do: Thái Lan là láng giềng của Trung Quốc đang trở thành một siêu cường kinh tế toàn cầu và một sức mạnh quân sự đáng nể. Trung Quốc bây giờ không còn giống như thời Mao Trạch Đông chỉ co cụm trong Lục Địa mà đã vươn toàn thế giới trong lúc sức mạnh, cũng như ảnh hưởng của Hoa Kỳ mỗi lúc mỗi suy giảm. Một lý do quan trọng nữa là Hoa Kỳ đi tới đâu đều giơ "ngọn roi nhân quyền " ra để dọa người ta cho nên người ta sợ nhưng không mặn mà và luôn luôn cảnh giác với chính sách can thiệp và lật đổ của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ lên án cuộc đảo chính của giới quân phiệt Thái Lan năm 2014 khiến Tướng Payuth chan-Ocha tức giận và quay sang chống Mỹ - không ra mặt nhưng công khai hợp tác cũng như ủng hộ Trung Quốc.

Nếu dưới sự lãnh đạo của Ô. Duterte, Phi Luật Tân cũng lại "hòa hoãn" với Trung Quốc và Căm Bốt trở thành đàn em thân tín của Hoa Lục thì ASEAN chỉ còn xác không hồn. Lúc đó, Việt Nam trở thành "đồng minh" duy nhất của Mỹ tại Đông Nam Á để chống lại Trung Quốc. Bàn cờ thế giới biến chuyển quá nhanh và đầy bất ngờ. Bất ngờ là vì một quốc gia mà Mỹ muốn biến thành "Thời Kỳ Đồ Đá" nay lại là "người hợp tác toàn diện" với Mỹ. Còn Thái Lan- một "đệ tử" lâu đời của Mỹ lại quay lưng với Mỹ.

Do những biến động cùa tình hình thế giới, do bối cảnh địa lý chính trị, vì chiến lược an ninh và phát triển đất nước - ít ra cả trăm năm nữa, không có lý do gì để Việt Nam "chống Mỹ" hoặc "không chơi" với Mỹ. Việt Nam, do tình thế đã trở thành trọng điểm chiến lược trong chính sách "Xoay Trục" của Hoa Kỳ. Chính vì thế mà ba tổng thống Mỹ đã tới thăm Việt Nam trong khi chưa một tổng thống nào ghé thăm Thái Lan. Có thể chính vì thế mà Thái Lan ghen tức chăng? Còn Ô. Ted Osius - có lẽ là vị đại sứ Mỹ thân thiện nhất với dân Việt Nam- từ tiếp xúc với thanh nhiên, sinh viên, đạp xe đạp 1930 cây số từ Hà Nội vào Sài Gòn…cho tới việc đưa mẹ và chị đi lễ Chùa Quán Sứ trong ngày Vu Lan Báo Hiếu. Còn Ô. Đại Sứ Bunker thì trước năm 1975 được báo chí Miền Nam gọi là "Ông Già Tủ Lạnh" vì sự nghiêm nghị, lạnh lùng, không cười, không nói, không tiếp xúc với người dân hay bất cứ giới chức Việt Nam nào, ngoại trừ Tổng Thống Thiệu.

Theo tôi, Ô. Duterte đang theo đuổi một chính sách ngoại giao thật nguy hiểm. Rõ ràng Phi Luật Tân đang muốn hòa hoãn với Trung Quốc và tìm cách đẩy Hoa Kỳ ra khỏi Phi Luật Tân, tức bẻ gẫy sách lược "Xoay Trục" của Hoa Kỳ. Trong khi Việt Nam dù hòa hoãn với Trung Quốc nhưng lại hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ và dùng sức mạnh của Hoa Kỳ để giữ yên Biển Đông tức không cản trở kế hoạch "Xoay Trục". Việt Nam cũng hiểu được vị thế xung yếu của Biển Đông nên cũng đã hợp tác chiến lược với các đại cường như Nga, Nhật Bản và Ấn Độ để cân bằng ảnh hưởng quốc tế. Xin Ô. Duterte nhớ cho, Đông Nam Á và Thái Bình Dương là "sinh mệnh" của Hoa Kỳ và là nguồn sống của Nhật Bản, Nam Hàn. Không bao giờ Hoa Kỳ để vùng này lọt vào tay bất cứ kẻ nào khác. Như tôi đã nói trong bài trước, không một siêu cường nào có thể đẩy Hoa Kỳ ra khỏi vùng Đông Nam Á mà trọng điểm là Biển Đông. Nếu Phi Luật Tân đi ngược xu thế này thì Phi Luật Tân cũng "khó sống" lắm chứ không phải chơi.
Thái Lan ngày nay kinh tế khá phát triển, nổi tiếng thế giới qua kỹ nghệ "du lịch mua dâm" (sex tour) và Võ Tự Do (Kick boxing) hay còn gọi là "Muay Thai"… theo chiều dài lịch sử, luôn luôn thành công trong chính sách ngoại giao "gió chiều nào theo chiều ấy" hay "sớm nắng chiều mưa". Thế nhưng tình hình thế giới ngày nay vô cùng phức tạp, không biết rồi đây chính sách "ngoại giao cây sậy" có còn hữu hiệu không khi mà sách lược "Xoay Trục" hay "Tái Cân Bằng Lực Lượng" ở Châu Á của Mỹ bị tổn thương.

2) Theo Reuters ngày 12/2/2016, "Tổng Thống Phi Luật Tân Duterte kêu gọi Hoa Kỳ rút binh sĩ ra khỏi một đảo hẻo lánh nằm ở Mindanao vì sợ rằng sự hiện diện của họ có thể làm phức tạp cho cuộc chiến chống lại nhóm khủng bố Hồi Giáo nổi tiếng vì chặt đầu người Tây Phương. Ông Duterte được mọi người theo dõi tuần qua vì những lời công kích Hoa Kỳ và Tổng Thống Obama, nói rằng lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ đang huấn luyện binh sĩ Phi Luật Tân tại đây là những mục tiêu rất tốt cho nhóm khủng bố Abu Sayyaf có liên quan đến Nhà Nước Hồi Giáo (IS). Ông Duterte nói rằng lực lượng đặc biệt này phải ra đi. Tôi không muốn rạn nứt với người Mỹ, nhưng họ phải ra đi."

Đây là tin rất xấu cho Hoa Kỳ. Hầu hết các quốc gia như Iraq, A Phú Hãn, Ukraina, Yemen, South Sudan, lực lượng người Kurd, phiến quân Syria, kể cả các quốc gia trong NATO như Anh, Pháp, Ý, Đức… đều hoan nghênh lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ đến nước họ và chiến đấu bên cạnh họ. Lý do, đây là lực lượng tinh nhuệ nhất của Hoa Kỳ, xử dụng những vũ khí vô cùng tối tân, kể cả những vũ khí bí mật và được yểm trợ bởi tất cả những phương tiện hiện đại nhất từ trên không. Thế mà "ông tổng thống Trương Phi" này lại "mời họ đi chỗ khác chơi". Đây là dấu hiệu khởi đầu báo hiệu một giai đoạn khó khăn mới trong bang giao Mỹ-Phi. Theo VOA News ngày 13/9/2016: "Tổng Thống Phi Luật Tân Duterte hôm nay lại nói rằng chính quyền sẽ không cho phép quân chính phủ tuần tra chung với lực lượng nước ngoài tại khu vực biển đang tranh chấp, hiển nhiên xóa bỏ thỏa thuận với Hoa Kỳ của người tiền nhiệm (Tổng Thống Aquino). Ngoài ra Ô. Duterte còn nói rằng ông tính chuyện tìm kiếm vũ khi từ Nga và Trung Quốc."

Theo tôi, Ô. Duterte đang theo đuổi một chính sách ngoại giao thật nguy hiểm. Rõ ràng Phi Luật Tân đang muốn hòa hoãn với Trung Quốc và tìm cách đẩy Hoa Kỳ ra khỏi Phi Luật Tân, tức bẻ gẫy sách lược "Xoay Trục" của Hoa Kỳ. Trong khi Việt Nam dù hòa hoãn với Trung Quốc nhưng lại hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ và dùng sức mạnh của Hoa Kỳ để giữ yên Biển Đông tức không cản trở kế hoạch "Xoay Trục". Việt Nam cũng hiểu được vị thế xung yếu của Biển Đông nên cũng đã hợp tác chiến lược với các đại cường như Nga, Nhật Bản và Ấn Độ để cân bằng ảnh hưởng quốc tế. Xin Ô. Duterte nhớ cho, Đông Nam Á và Thái Bình Dương là "sinh mệnh" của Hoa Kỳ và là nguồn sống của Nhật Bản, Nam Hàn. Không bao giờ Hoa Kỳ để vùng này lọt vào tay bất cứ kẻ nào khác. Như tôi đã nói trong bài trước, không một siêu cường nào có thể đẩy Hoa Kỳ ra khỏi vùng Đông Nam Á mà trọng điểm là Biển Đông. Nếu Phi Luật Tân đi ngược xu thế này thì Phi Luật Tân cũng "khó sống" lắm chứ không phải chơi. Câu hỏi đặt ra là: Tại sao Phi Luật Tân không thể theo đuổi sách lược vừa hòa hoãn với Trung Quốc nhưng vẫn giữ mối giao hảo với Hoa Kỳ, vẫn cần sự hiện diện của Hoa Kỳ ở mức tối thiểu để bảo đảm Hoa Lục bất ngờ trở mặt và nuốt trọn Biển Đông? Do yếu tố địa lý, Việt Nam có thể trung lập, nhưng Phi Luật Tân cũng giống như Nhật Bản không thể trung lập mà cần có sự hỗ trợ của Hoa Kỳ mới có thể giữ yên đất nước. Tôi không đồng ý việc Hoa Kỳ can thiệp quân sự vào Iraq, Syria và Lybia, nhưng tôi ủng hộ và mong muốn Hoa Kỳ can dự vào vấn đề Biển Đông bởi vì Biển Đông là vấn đề "cá lớn nuốt cá bé" và chà đạp luật pháp quốc tế. Đông Nam Á không thể tự vệ nếu không có sự hiện diện của Hoa Kỳ tại đây. Chúng ta chờ xem phản ứng từ Hoa Thịnh Đốn như thế nào.

Đào Văn Bình
(California ngày 15/9/2016)

14 September 2016

Cả nước thối hoăng

Cả nước thối hoăng

Không hẹn mà gặp, vào đầu tháng 9 này nhiều chuyện ở VN được cả nước chú ý. Trong khi lễ "Độc Lập" hay còn gọi là "Quốc Khánh" 2 tháng 9 diễn ra, được nghỉ liền bốn ngày, người dân chen nhau đi chơi hơn là đi xem lễ. Đường phố Sài Gòn thưa thớt, vắng vẻ, đi đứng ung dung hơn. Cũng trong thời gian này người dân lại chuẩn bị Tết Trung Thu dành cho trẻ em nhưng thật ra là cho cả người lớn. Vài con phố được gọi tên là "Phố Đèn Lồng" mọc lên, sớm nhất là con phố Lương Nhữ Học (quận 5) luôn tấp nập người từ sáng đến tối nhờ vẻ đẹp lung linh, đầy màu sắc của đủ loại lồng đèn từ cổ điển đến hiện đại.

Càng gần đến Tết Trung Thu hay rằm tháng Tám, người dân Sài Gòn lại xuống phố, rủ nhau dạo phố lồng đèn khiến con phố này trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Lồng đèn được bày bán ở đây có vô vàn kiểu dáng, chất liệu. Chúng có thể được nhập về từ các chợ hoặc là hàng thủ công do chính những chủ cửa hàng ở đây làm ra.

Nhưng điều quan trọng và "hiện đại" nhất phải kể đến cả nước cùng "thi đua la làng" về cái sự "thối hoăng, thối không chịu nổi."

Từ Hà Nội đến miền Trung và Sài Gòn đều la thối
Chuyện Formosa ở Hà Tĩnh từ mấy tháng nay đã tràn ngập nước mắt của người dân miền Trung và tốn không biết bao nhiêu giấy mực của các cơ quan truyền thông trong và ngoài nước. Chẳng phải chỉ có tỉnh Hà Tĩnh mà những tỉnh quanh đó cũng cùng chịu thảm họa này. Hiện nay người dân vẫn đứng ngồi không yên chờ công bố cá an toàn, chờ đến bao giờ chưa biết.

Một quán bán thịt trâu tại Sài Gòn. Thành phố này cũng như Hà Nội đều bị ô nhiễm không khí với khói xe và mùi hôi từ rác rưởi.
Chuyện Formosa bồi thường $500 triệu Mỹ kim không thể đền bù hết những thiệt hại lâu dài. Làn sóng người biểu tình vẫn rầm rộ xuống đường từ ngày đó cho đến nay, bất chấp nguy hiểm. Bạn đọc dù ở đâu cũng đã biết những tin tức đau lòng này. Tôi không nhắc lại.

Đấy là chuyện ở miền Trung, còn miền Bắc và miền Nam cũng chẳng khác gì. Gần đây nhất chuyện dân Sài Gòn ăn nước heo thối tôi đã tường thuật với bạn đọc. Cho đến nay vẫn vậy. Đọc mấy tờ báo xuất bản ở VN, báo nào cũng nêu hàng tít to tướng ngoài miền Trung đến miền Bắc và miền Nam toàn những tiếng kêu ngửi toàn mùi hôi thối ở khắp nơi và đủ kiểu đủ cách làm cho dân không chịu nổi. Vậy hãy nghe người dân Hà Nội nói gì.

Hà Nội: Rác chất đống, bốc mùi trên đường mới mở
Báo VN Net mới ra ngày 03 tháng 9 nêu diễn tả:

"Con đường dài chạy qua 4 phường ven sông Lừ hơn một năm nay bỗng biến thành nơi đổ trộm rác. Vỉa hè bị lấn chiếm nhường chỗ cho rác thải, phế liệu... chất đống.

"Đi dọc đường ven sông Lừ vắt từ phường Phương Liệt (quận Thanh Xuân) sang phường Phương Mai, Kim Liên (quận Đống Đa) đến phường Định Công (quận Hoàng Mai- Hà Nội), đập vào mắt là những đống rác thải.

"Rác thải khiến hàng ngàn gia đình dân 2 bên đường phải chịu đựng mùi hôi ngày đêm.

"Vì đường mới đưa vào sử dụng, không có biển báo cấm đổ rác nên nơi đây bỗng nhiên trở thành nơi tập kết rác thải, phế liệu...

"Người dân ở đây cho biết, những ngày nắng nóng mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Ngày mưa bão, ngập lụt vừa rồi, rác thải lại bị nước cuốn xuống lòng đường, trôi dập dềnh rồi dạt vào nhà dân.

"Nhiều lần các tổ dân phố ở các phường đã kiến nghị nhưng chính quyền địa phương vẫn chưa có động thái giải quyết."
100 tấn chất thải của Formosa được phát hiện chôn ở trang trại giám đốc Công ty Môi trường.
Và ở làng Lũng Vị, xã Đông Phương Yên (Chương Mỹ, Hà Nội), cứ đều đặn dù mưa hay nắng, dòng nước thải mùi thối sặc sụa có màu đỏ thẫm đã "ám" lấy ngôi làng Lũng Vị, xã Đông Phương Yên (Chương Mỹ, Hà Nội), khiến đời sống bà con chao đảo trong bệnh tật.

Vì dòng nước thải này xả thẳng ra ruộng đồng nên việc làm đồng áng của bà con bị ảnh hưởng, có nguy cơ mắc các bệnh ngoài da như: chân tay đều nổi mẩn ngứa, lở loét và bỏng rát.

Và báo này đăng đầy đủ hình ảnh của Thủ Đô văn minh tiến bộ, toàn những rác thải.

Chẳng biết các ông lãnh đạo TP Hà Nội có đọc không. Thôi thì bà con thủ đô hày chịu đựng thêm một thời gian nữa. Bao giờ hết mùi hôi là biết liền. Nói thẳng ra các quan có muốn làm cũng chẳng làm được. Tiền đâu? Lại móc bóp của dân, lại tiêu cực, lại họp bàn đến… Tết Congo.
Những chiếc lồng đèn giấy tạo nên nét hoài cổ với người Sài Gòn.
Đại gia Hà Nội cũng sống chung với nghĩa trang
Không chỉ chịu mùi hôi thối từ rác mà không ít các đại gia nhà giàu phải sống chung với cảnh nghĩa trang án ngữ ngay trước nhà. Cư dân nhà giàu Khu đô thị Ciputra (Tây Hồ, Hà Nội) phải làm hàng xóm bất đắc dĩ bên cạnh nghĩa trang Xuân Đỉnh.

Để khắc phục tình trạng trên, chủ đầu tư đã cho xây dựng bức tường bao cao 6 mét để tách biệt hẳn với khu nghĩa trang này. Tuy nhiên, thực tế hàng ngày người dân sống trong khu biệt thự vẫn phải chịu đựng không khí của nghĩa trang. Hay khu đô thị lớn khác ở quận Long Biên cũng bị một nghĩa trang đang án ngữ ngay lối vào. Nhà giàu sinh sống tại đây đều cảm thấy ớn lạnh mỗi khi đi về qua nghĩa trang này.

Nhiều chủ đầu tư các dự án nhà ở cho biết, về nguyên tắc trách nhiệm chính trong thực hiện giải phóng mặt bằng, bàn giao đất sạch cho nhà đầu tư thuộc về chính quyền địa phương. Tuy nhiên, đã có tình trạng một số quận, huyện chính quyền đã ngại khó, buông xuôi, né tránh trong giải quyết triệt để các vướng mắc khi giải phóng mặt bằng, nhất là liên quan đến di dời mồ mả, nghĩa trang.

Tại miền Nam còn thê thảm hơn.

Ô nhiễm bủa vây Đồng Nai
Tỉnh Đồng Nai tập trung nhiều khu công nghiệp nên tại một số khu vực ở địa phương này, người dân kêu trời vì rác thải. Thời gian qua, người dân tỉnh Đồng Nai rất phẫn nộ trước thông tin công an tỉnh này phát hiện việc xả thải nghi chưa qua xử lý ra môi trường trong phân khu Khu Công Nghiệp (KCN) Formosa thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.

Những ngày cuối tháng Bảy, Phòng Cảnh Sát Phòng Chống Tội Phạm Về Môi Trường (PC49) - Công an tỉnh Đồng Nai phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường bất ngờ kiểm tra Công ty Chin Well Fasteners Việt Nam (100% vốn nước ngoài; chuyên sản xuất bu-lông, ốc vít) đóng tại phân khu KCN Formosa và bắt quả tang công ty này đang sử dụng hai ống xả nước thải, trong đó có một đường ống xả thẳng chất thải chưa qua xử lý ra môi trường. Lực lượng chức năng cũng phát hiện hàng trăm tấn chất thải nguy hại được chôn ngay trong khu vực công ty, hiện chưa xác định khối lượng cụ thể.

Công ty Hưng Nghiệp Formosa thuê đất tại KCN Nhơn Trạch 3 (huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) năm 2001, thành lập phân khu KCN với thời hạn 50 năm, có nhiều doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư. Cụ thể, trong phân khu KCN này có 18 doanh nghiệp đang hoạt động.

Những ngày đầu tháng Chín, trở lại vùng đất KCN Nhơn Trạch 3, đặc biệt nơi có phân khu KCN Formosa, rất nhiều lời kêu than của người dân xung quanh tình trạng ô nhiễm môi trường nước, đất và cả không khí.
Người dân tự chế bình lọc nước để có nước sinh hoạt.
Bà L.T.L (ở ấp 5, xã Hiệp Phước, huyện Nhơn Trạch) cho biết các gia đình dân ấp 4, 5 nằm cách phân khu KCN Formosa vài trăm mét đang bị ô nhiễm mạch nước ngầm nhưng vẫn phải dùng nước giếng khoan vì chưa có nước máy. Bà L. than thở: "Từ lâu, nguồn nước ngầm đã không dùng được, chúng tôi phải mua nước đóng bình ở ngoài về sử dụng".

Ông Võ Tái Hưng, Bí thư Đảng ủy xã Hiệp Phước, cho biết hiện tại, hầu hết người dân trong xã đều kêu trời vì tình trạng ô nhiễm. Ông bí thư này nói: "Chỉ nhìn bằng mắt thường cũng đã thấy không khí ô nhiễm khói bụi, kênh rạch chết dần, nguồn nước bị ảnh hưởng trầm trọng. Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị chính quyền cần có những quy định giám sát chặt chẽ hơn về quản lý khí thải cũng như nguồn nước".

Trong khi đó ông Đặng Minh Đức, Phó Giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Đồng Nai, cho biết đang kiểm tra, phân loại lượng chất thải công nghiệp thuộc thành phần nào và có hướng xử lý. Ông Đức nhấn mạnh, "Các đơn vị chức năng sẽ làm mạnh tay, tùy mức độ có thể chuyển hồ sơ sang công an đề nghị xử lý hình sự."

- Thưa ông Phó Giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi Trường bao giờ công an xử lý hình sự? Xử kiểu nào? Xử rồi có hết mùi hôi hay không? Hay rồi lại "xù"? Bà con nghe ông nói nhưng chẳng ai yên tâm. Nói và làm khác nhau nhiều lắm ông ạ. Người dân nghe mãi cái kiểu "xử lý" đó rồi. Còn kiểu nào hay hơn nữa không, thưa ông?

Đừng tưởng bở biệt thự là sang, đại gia ở Sài Gòn cũng khóc
Người ta vẫn đồn Khu đô thị Phú Mỹ Hưng là nơi đáng sống ở TP. Sài Gòn, nhưng sự thật khác hẳn với lời đồn. Ngay cả những đại gia ở biệt thự triệu đô cũng được hân hạnh ngửi mùi hôi. Mua căn nhà cao cấp, mua biệt thự cả chục tỷ nhưng giới nhà giàu chẳng sướng chút nào, khi luôn phải sống chung với mùi hôi của rác thải, cạnh nghĩa trang và nhiều phiền toái khác. Khu vực này có hàng trăm biệt thự sang trọng, khu nhà cao cấp với mức giá thấp nhất vài tỷ đồng, cao nhất lên tới cả chục tỷ đồng. Cám cảnh này chẳng khác gì những điều mà người nghèo phải chịu đựng.

Một cư dân cho biết, "Thời gian gần đây, cuộc sống cư dân sống tại khu đô thị mới quận 7, TP. Sài Gòn đang đảo lộn vì mùi rác thải bốc vào nhà. Mùi hôi không xuất hiện thường xuyên nhưng khi có thì cực kỳ khó chịu. Người lớn còn không chịu được thì sao trẻ em chịu nổi. Các cô giáo của trường con tôi cũng phản ánh mùi hôi nên mong đại diện công ty có lời giải thích."

Theo đơn vị quản lý khu đô thị, đơn vị này tổ chức tổng kiểm tra, rà soát toàn bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện có tại khu đô thị Phú Mỹ Hưng, đặc biệt là trạm xử lý nước thải nhưng kết quả các công trình đều bảo đảm. Mùi hôi thối được phát hiện từ nơi khác theo hướng gió bay vào các khu dân cư của Phú Mỹ Hưng và lân cận.

Công ty phát triển Phú Mỹ Hưng vừa gửi đơn đề nghị UBND TP. Sài Gòn có biện pháp giải quyết tình trạng phát sinh mùi hôi thối lan tỏa trên diện rộng ảnh hưởng đến đời sống của người dân tại khu đô thị này.

Kiến nghị với kiến bò thế là xong. Công ty này chỉ trấn an bằng cái kiến nghị thế cho ra vẻ làm tròn trách nhiệm với người mua cho yên chuyện. Đại công ty cũng thế và chính quyền cũng vậy. Cả nước cứ việc la làng là nước tôi thối hoăng. Kêu nữa đi cho các quan… mua vui!

Văn Quang
Viết từ Sài Gòn ngày 12.09.2016