27 February 2011

AMAZING TECHNOLOGY FROM JAPAN !!!


Do you know anything about this?
 
AMAZING TECHNOLOGY FROM JAPAN !!!

You will not be able to know what is ahead
 until you have seen at least 4 pictures and read the explanation of what they are, our future is here, incredible!! what an age we live in.



Look closely and guess what they could be...




Are they pens with cameras?



Any wild guesses? No clue yet? 


Ladies and gentlemen.... congratulations!
You've just looked into the future...
 yep that's right!

You've just seen something that will replace your PC in the near future.

Here is how it works:



In the revolution of miniature computers, scientists have made great developments with bluetooth technology..


This is the forthcoming computers you can carry within your pockets .


This 'pen sort of instrument' produces both the monitor as well as the keyboard on any flat surfaces from where you can carry out functions you would normally do on your desktop computer. 




Can anyone say, Good-bye laptops!
 
Looks like our computers are out of date... again!!!


http://lotus-revolution.blogspot.com/2011/02/amazing-technology-from-japan_27.html



Người Quốc Gia là những người đặt Tổ Quốc lên bản vị tối cao, tối cao có nghĩa là trên tất cả mọi vật, kể cả tôn giáo, đảng phái, và cả chính bản thân mình.


26 February 2011

Lần Theo Mê Lộ Có Đường Hầm Của Hệ Thống Tiền Tệ Mỹ

Lần Theo Mê Lộ Có Đường Hầm Của Hệ Thống Tiền Tệ Mỹ

BS Nguyễn Lưu Viên


Cả năm qua báo chí Mỹ thường hay nói tới việc mất giá của đồng dollar, tới việc mắc nợ của chánh phủ Mỹ, rồi hay nhắc tới Federal Reserve, và tới tên của Ông Greenspan. Tôi không có học ÉcoPo của Pháp, không có học MBA của Mỹ nên mù tịt. Nhưng vì tò mò muốn hiểu biết, nên tôi đã cố gắng tìm tòi, học hỏi đó đây. Thì mới thấy rằng vấn đề tiền tệ của Mỹ là cả một mê lộ có đường hầm, [un vrai labyrinthe avec des souterrains] một con đường máng dện chằng chịt mà nếu đi không có bản chỉ dẫn thì sẽ dể bị lạc.


Rồi tôi nghĩ rằng trong số độc giả của Y Tế Nguyệt San chắc cũng có một ít bạn đọc mù tịt như tôi, nhưng không có thì giờ để nghiên cứu đó đây như tôi, nên tôi viết bài này tóm lược và giản dị  hoá tối đa một vấn đề vô cùng phức tạp đã kéo dài theo lịch sử của Hoa Kỳ, để giúp phần nào các bạn ấy hiểu sơ sơ vấn đề về đồng dollar là một thực thể mà mình phải đ6í phó hằng ngày. Tôi sẽ dùng phương pháp hõi và đáp [H & Đ] để dẫn đường quý bạn đi trên mê lộ và trong đường hầm ấy.

Tôi xin lưu ý quý bạn : Vì trong bài có vài ba cụm từ được nhắc đi nhắc lại nhiều lần nên tôi sẽ viết tắt các cụm từ ấy như sau : FED là Federal Reserve, CPLB là Chánh Phủ Liên Bang, HCQHK là Hiệp Chũng Quốc Hoa Kỳ USA và TT là Tổng Thống.

I - Tạo ra tiền [create money].

Hỏi : Dollar là tiền chính thức của HCQHK. Vậy ở bên Mỹ cơ quan nào có quuyền phát hành dollar ?

Đáp : Câu trả lời tự nhiên và thông thường mà cũng hợp lý là Bộ Tài Chánh của CPLB. Nhưng trên thực tế thì không hẳn như vậy. Bộ Tài Chánh của CPLB chỉ có quyền phát hành "coins" nghĩa là đúc [mint] các dồng tiền One Cent, Five Cents, One Dime, One Quarter, và một số đồng tiền One Dollar.

Hỏi : Vậy thì cơ quan nào có quyền phát hành giấy xanh dollar ?

Đáp : Chỉ có Federal Reserve [FED] mới có quyền phát hành giấy xanh dollar.

Hỏi : Tôi thấy trên giấy xanh dollar nào cũng có hình của một ông Tổng Thống Mỹ, cũng có chữ ký tên của "Treasurer of the United States", và của "Secretary of the Treasury" mà không phải do Department of Treasury của CPLB phát hành là gì ?

Đáp : Vâng, coi vậy mà không phải vậy. Trên giấy xanh dollar nào cũng có in hàng chữ "Federal Reserve Note" mà chữ note ở đây có nghĩa là "a paper acknowledging a debt and promising payment ; promissory note". Tức là tờ giấy xanh dollar nào cũng là một tờ giấy nợ.

Hỏi : Ai nợ ai ?

Đáp : Chánh Phủ Liên Bang nợ FED.

Hỏi : Sao lại có chuyện đó ?

Đáp : Số tiên CPLB cần luôn luôn nhiều hơn số tiền thuế của dân đóng góp, nên CPLB phải mượn. Mượn ai ? Mượn FED là cơ quan duy nhứt có quyền phát hành tiền dollar. Mượn bằng cách nào ? Bằng cách cho phép Bộ Tài Chánh [The Treasury Department] in giấy nợ dưới hình thức "Federal Bonds" [là giấy IOU (I Owe You) trong đó chánh phủ cam kết sẽ trả lại với tiền lời] [mà bách phân lời (% interest) là do FED. chủ nợ, quyết định]. FED chấp nhận và in [thí dụ như một tỷ dollars $1 billion] đưa cho chánh phủ. Thế là chánh phủ /[tức là quốc gia, là dân Mỹ] nợ FED một tỷ dollars với tiền lời. Rồi mỗi năm tiền nợ đó chồng chất lên nên đến năm 1995 số tiền nợ là $5 trillion [1 trillion là 1 ngàn tỷ] và đến ngày 16/03/2006 là hơn $8,21 trillion.

Hỏi : FED là một cơ quan của Liên Bang, vậy CPLB mà nợ FED thì có khác gì là "Tôi Nợ Tôi".

Đáp : Khác, vì FED là một cơ quan mang tên là "Liên Bang" [Federal] nhưng không phải của Liên Bang. FED là một công ty độc lập của tư nhân [a corporation independent privately owned].

Hỏi : Privately owned thì ai own nó ?

Đáp : Federal Reserve [FED] gồm có 12 cái Fed Bank địa phương [twelve regional federal reserve banks] mỗi cái là sở hữu của những nhà bank buôn bán tư thành viên của cái Fed địa phương đó. Các Fed địa phương có trụ sở ở : 1 - Boston, 2 - New York, 3 - Philadelphia, 4 - Cleveland, 5 - St Louis, 6 - San Francisco, 7 - Richmond, 8 - Atlanta, 9 - Chicago, 10 - Minneapolis, 11- Kansas City và 12 - Dallas.

Fed Bank của New York có đa số cổ phần [53 % of shares]. Mà trong Fed Bank của New York, Citibank và J.P.Morgan Chase Co nắm đa số cổ phần. Citibank là của gia đình Rockefeller và JP Morgan Chase Co là của gia đình Morgan. Hai gia đình này và gia đình Carnegie với gia đình Rothschild là thành phấn quan trọng nhứt của một nhóm người mà hoc giả Mỹ gọi là "the Robber Barons" [những Nam tước Trộm Cắp].

Hỏi : Nhưng trong Ban Quản Trị [Board] của FED ở Washington có Ông Tổng Trưởng Tài Chánh [the Treasury Secretary] và Ông Giám Sát Ngân Khố [the Comptroller of Treasury] là nhân viên chánh phủ.

Đáp : Vâng, vì vậy mà trên các giấy xanh dollar có chữ ký tên của 2 ông này. Và TT Mỹ cũng bổ nhiệm [với sự chấp thuận của Senate] ông Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị [Chairman of The Governing Board] của FED, cho nên FED được coi như là một cơ quan "gần như chính thức" [quasi governmental]. Hội Đồng này gồm có 7 người, với nhiệm kỳ là 14 năm, mà Tổng Thống chỉ có quyền thay thế một người mỗi hai năm.

Như vậy, thí dụ như có một ông TT muốn sữa đổi FED theo ý của ông, thì trong nhiệm kỳ 4 năm của TT, ông chỉ thay thế được có 2 người [vì ông chỉ có quyền thay thế 1 người mỗi 2 năm]. Thôi thì cho rằng ông ấy là một ông TT tài ba lổi lạc, vượt qua được những khó khăn và những chống đối mà ông đã gây ra [vì quan niệm muốn sửa đổi FED], trong hàng ngũ dân biểu và nghị sĩ của cả 2 đảng, trong chính trường và trong media, để ông được đắc cử một nhiệm kỳ thứ 2, thì ông sẽ bổ nhiệm được 2 người nữa trong Governing Board (nếu được the Senate chấp thuận) thì cho đến gần cuối nhiệm kỳ 2, ông mới đưa ra được một dự luật sữa đổi, mà chưa chắc dự luật ấy sẽ có được số phiếu cần thiết ở 2 viện để trở thành một đạo luật trước khi ông phải rời khỏi Nhà Trắng.

Mặt khác ban Quản Trị [Board] không kiểm soát được cả 12 Fed Bank địa phương và các Fed Bank địa phương phải theo chánh sách của Fed Bank New York nắm đa số cổ phần. Vã lại FED kể từ khi thành lập cho tới nay, chưa bao giờ bị chánh phủ "audit" [soát xét] vì năm 1975 dự luật [bill] HR 4316 cho phép chánh phủ "audit" FED, được đưa ra Congress, nhưng dự luật không qua được vì không đủ phiếu.

Hãy xem như ông Alan Greenspan đang làm giám đốc công ty [corporate director] cho JP Morgan, thì được TT Reagan bổ nhiệm năm 1987 làm Chủ Tịch của FED, giử chức đó gần 19 năm, đến năm 2006 dưới thời TT George W Bush mới về hưu. Nghĩa là đã làm Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị FED với 4 TT. Mà trong lúc tại chức Ông không bao giờ có họp báo, không bao giờ cho phỏng vấn, tức là không có việc hỏi han chất vấn lôi thôi.

Hỏi : Trở lại đồng dollar. Bây giờ tôi mới biết rằng CPLB chỉ có quyền đúc coins, còn quyền phát hành giấy xanh là của FED, mà FED thì bị các nhà bank tư nắm. Vậy trong tổng số tiền của Mỹ, tỹ lệ của mổi thứ tiền là bao nhiêu ?

Đáp : Tiền coin của CPLB đúc chỉ là lối một phần ngàn tổng số tiền của Mỹ, cộng với tổng số tiền giấy xanh của FED phát hành, thành ra cái được gọi là "tiền sờ thấy được" [tangible currency] chỉ có lối 10 % tổng số tiền được cung cấp [American Money Supply]

Hỏi : Sao kỳ vậy ? Còn 90 % kia là tiền gì ở đâu ra ?

Đáp : Phần 90 % còn lại là tiền ma [phantom money].

Hỏi : Tiền ma là tiền gì ?

Đáp : Là tiền không có thật, là tiền được tạo ra từ chổ không có gì hết [money created from nothing], do cái trò ảo thuật cho vay [gọi là "loan"] tạo ra.

Hỏi : Thật sự tôi không hiểu được.

Đáp : Thực ra thì cũng không có gì khó hiểu cho lắm. Trò ảo thuật tạo ra tiền từ con số không [create money out of nothing] dựa trên cái gọi là "fractional reserve banking" do đạo luật tạo ra FED [Federal Reserve Act] cho phép. Theo đó thì khi mà nhà bank có trong kho của nó một số tiền X là tiền thật [hồi xưa là vàng, bây giờ là giấy xanh] được coi như là để dự trữ [reserve], thì nó có quyền phát ra 10 X [tức là có 9 X tiền ma, không có bảo đảm reserve].

hí dụ như tôi gởi vào nhà bank trong checking account của tôi $ 10,000 thì nhà bank để số tiền đó trong kho của nó như reserve, và nó có quyền phát ra $100000 [tức là trong đó có $ 90000 là tiền ma, vì không có reserve bảo đảm] Cũng như thế, Anh B để vào bank trong saving account $ 20000, thì nhà bank có quyền phát ra $200000 [tức có $180000 là tiền ma]. Tổng cộng nhà bank có quyền phát ra $300000 mà trong đó có $270000 là tiền ma. Rồi khi Anh C đến mượn nhà bank $300000 [để mua nhà, sửa nhà hay làm gì khác] thì nhà bank cho ảnh mượn [dưới hình thức loan] $300000 đó. Anh C sẽ trả cho nhà bank số tiền đó cộng với lời [x %] dưới hình thức mortgage hằng tháng, trong 15 hoặc 30 năm chẳng hạn, bằng tiền dollar thật, mà Anh C có được nhờ lương của Anh C, hoặc nhờ việc làm [như phòng mạch] của Anh. Tức là nhà bank, nhờ cái ảo thuật của "loan" đã "create money out of nothing".

Thí dụ trên là lấy cá nhân A, B, C làm mẫu, nên chỉ nói tới tiền với con số ngàn, nếu là nhà buôn, là nhà hàng, là hãng, là cơ sở sản xuất, thì tiền phải là tới số triệu. Mà cả HCQHK có hằng bao nhiêu triệu cá nhân, nhà buôn, hãng, xưởng ... cân tiền và phải vay tiền của nhà bank dưới hình thức "loan" thì không có gì lạ khi thấy rằng trong tổng số tiền cung cấp cho nền kinh tế Mỹ [american money supply] năm 2005 là $9,7 trillion trong đó tiền thật [tangible currency] chỉ có $ 1,4 trillion, còn $8,3 trillion là tiền ma. Và sau này nguyên tắc đó cũng được áp dụng cho việc dùng credit card [Visa, Master Card, American Express ...] với một lải xụất [% interest] còn cao hơn gấp bội.

II- Một chút lịch sử.

Hỏi : Từ đâu, tại sao, và từ hồi nào mới có cái quái thai đó ?

Đáp : Anh nói là "quái thai" thì cũng đúng, nhưng học giả Mỹ thường ví FED như một con "Hydra". Theo từ điển Hydra là một con rắn có chín đầu [trong thần thoại] hể chặt đầu này thì nó mọc đầu khác, và nó có nhiều cái vòi [tentacles] rất dài để bắt mồi từ xa. FED [con hydra dưới hình thức hiện tại] sanh ra nhờ cái Federal Reserve Act năm 1913 do Tổng Thống Woodrow Wilson ký [về sau ông hối tiếc]. Còn từ đâu và tại sao có nó, thì phải xem lại hết cái lịch sử của HCQHK vì trong dĩ vãng nó cũng đã bị chặt đầu nhiều lần, mổi lần lại sống lại với một tên khác.

Hỏi : Anh có thể tóm tắt cho chúng tôi biết một chút không ?

Đáp : Tôi sẽ cố gắng tóm lược tối đa một câu chuyện dài mấy thế kỷ và chiếm vài trăm trang trong mỗi sách nói đến chuyện ấy mà tôi có dịp đọc.

Ở Trung Học chúng ta học trong sách rằng HCQHK hồi xưa là 13 thuộc địa của Anh Quốc. Đến năm 1774, để phản đối việc mẫu quốc Anh đánh thuế vào trà [tea tax] một buổi tiệc trà được tổ chức ở Boston [Boston Tea Party]. Trong dịp đó một số người Mỹ giả làm người Da Đỏ nhảy lên tàu chở trà và vất các thùng trà xuống biển. Bị chánh quyền cai trị đàn áp, những đoàn dân quân được thành lập để chống trả lại, và Ông Benjamin Franklin triệu tập một Hội Nghị gọi là Congress ở Philadelphia để đưa ra "Bản Tuyên Ngôn Quyền Của Người Mỹ Có Đóng Thuế" [Delaration des Droits du Contribuable Americain] năm 1774. Sau đó, với sự chiến thắng của đoàn dân quân của Massachusetts, Congress cho ra Bản Tuyên Ngôn Độc Lập [Déclaration d'Indépendance ngày 04/07/1776.] Rồi dưới sự chỉ huy của Tướng George Washington, quân Mỹ đánh thắng quân Anh dưới quyền Tướng Cornallis ở Georgetown năm 1781, và theo Hoà Ước Versailles năm 1785 Anh Quốc công nhận cho HCQHK độc lập.

Nhưng sau này một số học giả, sau khi đọc kỹ lại những tác phẩm của chính ông Benjamin Franklin viết hồi thời ấy, mới thấy là sự thật phức tạp hơn nhiều.

1 - Vì không có tiền vàng hay bạc, nên kể từ năm 1691, các thuộc địa của Anh trên đất Mỹ phát hành tiền giấy gọi là "Colonial Scrip" để trả lương cho công chức và để cho dân xài trong việc mua bán trao đổi hàng hoá trả tiền công ... Mà người chủ nhà in lại chính là Ông Benjamin Franklin, người làm việc cho dân, vì dân, không tìm cái lời cái lợi trong việc in giấy bạc nên chỉ phát hành đúng theo nhu cầu, cần bao nhiêu thì phát hành bấy nhiêu, nên không cần lấy thuế của dân để chánh phủ có tiền, mà không tạo ra sự lạm phát [inflation] hay sự kém phát [deflation] nên giá vật và giá công [product and service] vẫn được đều hoà và thăng bằng Nhờ vậy mà các thuộc địa trở nên rất phồn thịnh, không có thất nghiệp, không có ăn mày, trong lúc mà ở London của mẫu quốc ngoài đường có đầy ăn mày và người đi lang thang lêu lổng [The streets are covered with beggars and tramps]. Thì các chủ nhà bank Anh [the British bankers] lobby triều đình, nên năm 1751, vua George II ra lệnh cấm các thuộc địa phát hành tiền giấy, mà phải dùng tiền "coins" của mẫu quốc [do các nhà bank Anh đã hợp thành một thể dưới tên là Bank of England phát hành]. Vua George III kế vị vua cha từ năm 1752 giữ nguyên lệnh ấy. Thì các thuộc địa bị ảnh hưởng tai hại. Vì thiếu tiền coins [do mẫu quốc siết để tạo sự kém phát deflation], người làm ruộng hay trồng tỉa không có đủ tiền mướn người làm nên lúa không ai gặt, trái không ai hái. Người có hảng xưởng không đủ tiền mướn thợ, hàng hoá không được sản xuất. Cả dân trong một vùng đất rộng lớn của 13 thuộc địa bị nghèo đói không gia đình nào không bị ảnh hưởng, nên họ đứng lên chống đối chánh quyền và đó là nguyên do sâu xa của cuộc Cách Mạng Mỹ năm 1774. Cái "Boston Tea Party" chỉ là giọt nước làm tràn cái bình.

2 - Việc đầu tiên Congress làm là phát hành tiền giấy được gọi là "the Continental" dưới hình thức IOU [I owe you.] nghĩa là giấy nợ mà Chánh Phủ Cách Mạng cam kết sẽ trả lại bằng tiền coins [vàng hay bạc] sau này. Lối chừng 200 triệu dollars dưới hình thức "continental scrip" được phát hành để chi phí cho cuộc chiến giành độc lập. Thì mẫu quốc phản ứng bằng cách in tiền giả để đổ ào ạt vào thị trường các thuộc địa, gây ra môt cuộc đại lạm phát, làm cho đến ngày Độc Lập tiền "the Continental" hầu như không còn giá trị gì hết. Thế là mẫu quốc thua trên chiến trường, nhưng thắng trên mặt trận kinh tế [dính liền với tài chánh].

3 - Vì thấy tiền Continental gần như không còn giá trị, nên các nhà "Quốc Phụ Lập Quốc [the Founding Fathers], không còn tin tưởng nơi giấy bạc, nên trong Hiến Pháp được viết ra, các ngài không nói tới tiền giấy mà ghi rằng Congress có quyền phát hành "coin money" [thay vì "create money"] và có quyền vay tiền dựa trên uy tín của chánh phủ ["and to borrow money on the credit of the United States]. Thì các nhà bank của mẫu quốc Anh củ, là các ngân hàng Anh Quốc tư nhân, xâm nhập vào HCQHK tạo dựng US Bank theo mẫu của England Bank. Mà England Bank từ thời thành lập cho đến ngày hôm nay là do các nhóm tài phiệt tư nhân gốc gác Hoà Lan [Amsterdam] nắm và chính các nhóm này xâm nhập vào hệ thống US Bank, khai thác lỗ hở to tát đó [the enormous loophole] mà nói rằng chiếu theo Hiến Pháp chánh phủ chỉ có quyền phát hành coins, và nhà bank có quyền phát hành tiền giấy. Vì tiền coins thì cồng kềnh và quá nặng khi cần tới nhiều, nên nhà bank in giấy cam két sẽ trả lại đúng số coins [bằng vàng hay bạc] ghi trên giấy, thì dân chấp nhận coi những giấy ấy như là tiền.

4 - Rồi với thời gian qua, các nhà bank để ý rằng rất ít người trở lại nhà bank để đòi lấy lại đồng tiền coins. Trung bình hằng năm chỉ có độ 10 % người làm việc đó, còn 90 % người còn lại thì không bao giờ thấy đến đòi lấy lại tiền coins. Thì nhà bank nghĩ rằng mình có thể phát hành thêm 90 % nữa mà không sao. Đó là nguồn gốc của cái gọi là "fractional reserve" dẫn tới việc phát hành tiền ma.

5 - Tổng Thống Thomas Jefferson (1801-1809) vị TT thứ 3 của Mỹ thấy cái nguy hại cho đất nước và gọi liên đoàn các nhà bank [the banking cartel] là "một con quái vật ăn thịt ngưởi có cái đầu của con hydra" và Ông nói rằng "Nếu dân Mỹ để cho nhà bank kiểm soát việc phát hành tiền tệ của mình, thì trước hết bằng sự lạm phát [inflation] rồi bằng sự kém phát [deflation] các nhà bank và các công ty [corrporations] sẽ phát triển và tước đoạt hết tài sản của dân, thì con cháu chúng ta sẽ thức dậy vô gia cư, trên cái lục địa mà cha mẹ của chúng đã chiếm được". Nên năm 1811 Congress không chấp nhận tái ban cho đặc quyền [renew the charter] cho First US Bank. Thì chiến tranh với Anh Quốc [the War of 1812] bùng nổ. Chiến tranh đưa quốc gia đến sự lạm phát [inflation] và nợ nần [debt]. Vì những lý do đó, Tổng Thống James Madison (1809-1817) vị TT thứ 4 của Mỹ, phải ký một đặc quyền 20 năm [a twenty year charter] cho Second Bank of The United States vào năm 1816.

6 - Tổng Thống Andrew Jackson (1829-1837) vị TT thứ 7 của Mỹ veto dự luật của Congress cho phép tiếp tục ban đặc quyền cho Second Bank of the United States. Trong bản veto Ông viết : "Không có cái gì nguy hại cho sự tự do và độc lập của chúng ta hơn là khi mà hệ thống nhà bank nằm trong tay của người ngoại quốc. Kiểm soát tiền tệ của chúng ta, lấy tiền của dân ta, và bắt giữ cả ngàn công dân của chúng ta phải lệ thuộc, thì còn đáng sợ hơn và nguy hiểm hơn là một thuỷ binh hay một quân đội của địch".

Nhưng Ông cũng biết cái veto chỉ là bước đầu của cuộc chiến với nhà bank nên Ông nói : "Con hydra của sự đồi bại mới bị chận lại chớ chưa chết". Ông ra lệnh cho Ông Tổng Trưởng Tài Chánh [Treasury Secretary] mới của Ông, chuyển hết tiền deposits của chánh phủ từ Second US Bank qua các nhà bank của Tiểu Bang [state banks] thì ông này từ chối không làm. Ông TT cách chức ông ấy, và bổ nhiệm một người khác. Ông này cũng từ chối không làm thì TT Jackson bổ nhiệm người thứ 3, Ông này thi hành lệnh nên TT Jackson vui mừng mà nói : "Tôi đã trói được con quái vật rồi". Nhưng ông chủ nhà Bank, lobby được Senat không chấp thuận người được Tổng Thống bổ nhiệm và gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế với việc siết chặt sự cung cấp tiền, để tạo ra một sự kém phát [deflation] bằng cách hồi [call in] các "loan" cũ, không cho thêm "loan" mới, nên một sự hoảng hốt tài chánh [a financial panic] xẩy ra trong dân chúng, thì báo chí lại đổ tội vào đầu Tổng Thống Jackson. Nhưng may thay Ông Governor của Pennsylvania [là nơi có trụ sở của nhà bank] xuất hiện để ủng hộ TT Jackson và phê bình nhà bank rất gắt gao và kế hoạch làm lũng đọan kinh tế của nhà bank bị phơi bày trước công chúng.

Cho nên đến tháng 04/1834 Hạ Viện [House of Representatives] với 134 phiếu thuân và 82 phiếu chống, đã huỷ bỏ việc tái ban đặc quyền [rechartering] cho Second US Bank. Đến tháng 01/1835 thì TT Jackson trả được hết các nợ của chánh phủ. Rồi ngày 30/01/1835, khi TT Jackson đến Capitol để dự tang lể của Dân biểu Warren R Davis của South Carolina thì ông bị mưu sát bởi một tên thợ sơn "điên" (?) núp trong rotunda cách Ông có 6 feet bắn 2 phát đều trật. Nhưng sau khi TT Jackson đóng cửa nhà bank trung ương [Central Bank] thì tiền giấy được dùng là những banknotes của của các nhà banks tư của các Tiểu Bang, hứa sẽ trả lại bằng vàng hay bạc chớ không phải là tiền của quốc gia [national currency].

7 - Sau TT Jackson, ông tổng thống dám đánh con hydra tiền tệ là TT Abraham Lincoln (1861-1865), vị TT thứ 16 của Mỹ. Liền sau khi Ông đắc cử và trước khi Ông nhậm chức thì Nội Chiến Nam Bắc [The Civil War] bùng nổ (1860) vì vấn đề "Nô Lệ" [Slavery]. Các nhà bank của vủng Đông [tức là thuộc về Union] đề nghị cho chánh phủ vay $150 triệu với bách phân lời quá nặng từ 24 tới 26 %. TT Lincoln từ chối và quyết định chánh phủ sẽ in tiền lấy. Tiền in ra có tên chính thức là "United Note' nhưng dân chúng quen gọi là "Greenback" vì phía sau in bằng mực màu xanh lá cây. Tiền được quan niệm không phải là một giấy nợ [IOU] với cam kết trả lại bằng vàng hay bạc, mà là một tờ giấy chứng nhận công lao cho xã hội. Công lao sản xuất [product] từ lúa gạo, trái cây cho tới vải sồ và vật dụng, công lao dịch vụ [service] từ thợ, cai, đến giám đốc, công lao bảo vệ an ninh trật tự, và gìn giữ đất nước, từ lính cảnh sát đến lính và quan trong quân đội, công lao điều khiển bộ máy cai trị, từ thơ ký đến giam đốc đến nguyên thủ quốc gia. Lãnh lương là lãnh giấy chứng nhận công lao, để mua thức ăn đồ dùng là trao giấy chứng nhận công lao của mình để nhận lấy món hàng được sản xuất với công lao tương đương của người bán.

Vì tiền được in ra vừa đúng nhu cầu của dân, cho dân, và vì dân, chớ không phải cho hay vì tư lợi nào hết, cũng như hồi thời Ông Benjamin Franklin lúc Hoa Kỳ còn là 13 thuôc địa phồn thịnh, nên trong có bốn năm tại chức mà ngoài việc chiến thắng lọan Miền Nam được Anh giúp tiền, và việc giải phóng bốn triệu người nô lệ, TT Lincoln đã thực hiện cho nước Mỹ những công tác vĩ đại như : xây dựng và võ trang một quân đội lớn nhứt thế giới lúc bấy giờ, biến Hoa Kỳ thành một nước kỹ nghệ khổng lồ [industrial giant], kỹ nghệ thép [steel industry] được thành lập, một hệ thống hoả xa xuyên luc địa được xây dựng, Bộ Canh Nông được thành lập để thúc đẩy viêc chế tạo máy và dụng cụ làm ruộng rẻ tiền, một hệ thống đại học miễn phí được thành lập nhờ Land Grant College System, lập lên những bộ máy hành chánh cho các vùng Miền Tây, tăng mức sản xuất lao động [labor productivity] lên từ 50 đến 75 %. Tất cả những viêc ấy thục hiện được là nhờ có một việc rất giản dị là chính chánh phủ phát hành tiền. Tức là cái đầu của con hydra tiền tệ đã bị TT Lincoln chặt.

Nhưng đến ngày 14/04/1865, thì một kịch sĩ tên là John Wilkes Booth ám sát TT Lincoln trong lúc Ông đang xem tuồng hát Our American Cousin trong rạp hát Ford's Theatre ở Washington. Thế là con hydra lại có cơ mọc đầu lại. Và đầu nó mọc lại thật, vì dân vẩn thích có tiền vàng nên tiền greenback mất giá dần dần đối với đồng tiền dollar vàng. Thì các nhà bank phát hành banknotes bảo đảm trả lại bằng vàng. Dân chúng tin nên dùng những banknotes đó như tiền thật, cho tới năm 1913 thì một con hydra mới xuất hiện nhờ luật Federal Reserve Act 1913.

III - Tân hydra chào đời.

Hỏi : Tại sao có Luật đó ?

Đáp : Vì năm 1907 xẩy ra một cuộc "Kinh Khủmg Tài Chánh" [a Financial Panic] nên năm 1908 TT Theodore Roosevelt (1901-1909), vị TT thứ 26 của Mỹ, cho thành lập cái National Monetary Commission để chỉnh đốn vấn đề tài chánh. Chủ Tịch của Commission đó là Ông Nghị Sĩ Nelson Aldrich [bên ngoại của David Rockefeller Sr.]. Ông Aldrich dẫn cả commission đi tour sang Âu châu để nghiên cứu trong vòng hai năm. Rồi khi trở về, Ông lập lên, một cách hoàn toàn bí mật, một nhóm bị gọi là "The First Name Club" vì cấm triệt để không được nhắc tới Last Name để cho đầy tớ và người làm, dù có nghe trộm được cũng không biết là ai, để nói lại cho người ngoài và báo chí biết là có những ai. Nhóm đó gồm có một số người được chọn lọc rất cẩn thận trong giới tài chánh và ngân hàng. Trong số đó người sẽ đống vai quan trọng nhất là Ông Paul Warburg (1868-1932) người gốc Đức di cư sang Mỹ năm 1904, được quốc tịch Mỹ năm 1911, và là thành viên của ngân hàng Kuhn, Loeb and Company Bankers ở New York [thuộc vào tài sản của Rothschild].

"First Name Club" được triệu tâp đến một hòn đảo nhỏ bé, riêng biệt và vắng vẻ có tên là đảo Jekyll Island, ở Georgia, hợp trong chín ngày liên tiếp, để viết một dự luật cải tổ hệ thống nhà bank và luật pháp tiền tệ [the banking and currency legislation] sẽ trình cho Congress.

Hỏi : Trong dự luật có cái gì là đặc biệt ?

Đáp : Có rất nhiều cái đặc biệt. Trước hết là cái tên : vì dân đã quá ghét. nên phải tránh cho kỳ được cụm từ "Central Bank " rồi phải làm sao cho dân tưởng rằng cơ quan này là của chánh phủ, do nhân viên chánh phủ điều khiển vì vậy mà có danh từ "Federal" và "Reserve" [chớ không phải là Central Bank] và có Governing Board mà ông Chủ Tịch là do TT bổ nhiệm, và trong đó có 2 nhân viên chánh phủ, mà trong thực tế thì Governing Board không có điều khiển được chánh sách của cơ quan. Rồi phải dùng những danh từ mờ ám khó hiểu để che giấu thực ý : như trong Lời Mở Đầu [Preamble] của dự luật nói : Mục đích của luật là để cho FED có thể "cung cấp một thứ tiền co dãn" [to furnish an elastic currency] nghĩa là gì ?

Trong thực tế nghĩa là tiền mà nhà bank đã có thì nhà bank có thể, tuỳ nghi, thổi phồng lên. Rồi như danh từ "tái chiết khấu "[rediscounting] nghỉa là gì ? Trong thực tế nghĩa là : một kỹ thuật cho phép nhà bank dùng để tăng gia tiền hiện có trong quỹ của nó, bằng cách cho vay thêm mà không cần chờ cho tới khi các loan trước hết hạn. Kết quả là Luật cho phép một nhà bank trung ương tư [a private central bank] tạo ra tiền từ chô không có gì hết [create money out of nothing] rồi cho chánh phủ vay số tiền đó để lấy lời và kiểm soát sự cung cấp tiền cho quốc gia bằng cách bôm phòng nó lên hay hút bớt nó xuống tuỳ theo ý muốn [control the national money supply, expanding or contracting it at will].

Hỏi : Thế mà không có Ông Nghị sĩ hay Dân biểu nào thấy sao ?

Đáp : Có chớ. một số thấy và la làng lên .Như ở Hạ Viện Dân Biểu Charles Lindbergh Sr. [bố của phi công trứ danh Lindbergh] nói : "Luật tạo ra FED là một cái tội pháp luật tệ hại nhứt của mọi thời đại. Hệ thống tài chánh đã bị lật lại cho một nhóm người chỉ có biết lợi dụng. Hệ thống là của tư nhân, được hướng dẫn về mục tiêu duy nhứt là lấy cho được những cái lợi tối đa từ việc xử dụng tiền của người khác ".

Và cũng còn một số dân biểu và nghị sĩ khác nữa la làng lên nhưng họ không đủ để đánh bại số dân biểu và nghị sĩ đã bị mua chuộc, đúng như lời của một người trong nhóm Rothschild ở London nói với một hội viên của nhà bank ở New York ngày 25/06/1863 rằng : "Số nhỏ người hiểu cái hệ thống là gì, thì, hoặc là vì thấy có lợi cho mình, hoặc là vì đã tuỳ thuộc vào những ân huệ đang được hưởng, nên sẽ không có sự chống đối từ những hạng người đó. Còn nhóm đa số người không có đủ trí khôn để hiểu, thì sẽ chịu cái gánh nặng mà không than phiền"

Bởi vậy cho nên ngày 18/09/1913, dự luật được Hạ Viện chấp thuận với 287 phiếu thuận và 85 phiếu chống, rồi lên Thượng Viện thì ngày 19/12/1913, dự luật được chấp thuận với nhiều sửa đổi bằng 54 phiếu thuận và 34 phiếu chống. Đến đây lại có một việc lạ nhứt chưa bao giờ xẩy ra trong lịch sử của HCQHK, là trong cái bản văn của dự luật ở Hạ Viện có cho tới 40 điểm mà Thượng Viện không đồng ý nên đã sửa lại. Thì sau khi Thượng Viên biểu quyết, 2 Viện phải ngồi chung lại để sữa lại sao cho cả 2 bên đều đồng ý. Thế mà việc đó được thực hiện chỉ có trong một weekend. Cho nên ngày Thứ Hai 22/12/1913 dự luật được biểu quyết ở Hạ Viện với 282 phiếu thuận và 60 phiếu chống rồi, cùng ngày, sang Thượng Viện được chấp thuận luôn với 43 phiếu thuận và 23 phiếu chống. Và TT Woodrow Wilson (1913-1921), vị TT thứ 28 của Mỹ, ký thành Luật ngày hôm sau Thứ Ba 23/12/1913.

Tất cả những việc ấy xẩy ra một cách hết sức mau lẹ và trái ngược với tục lệ và truyền thống của Quốc Hội và của Chánh Phủ Mỹ là không bao giờ Lập Pháp Congress [Thượng và Hạ Viện] thảo luận và biểu quyết một Dự Luật vào lúc gần Noel, để cho Congress "recess" [thường thường là kể từ 15, 17/12] và các Nghị Sĩ và Dân Biểu về quê của mình ăn mừng Christmas và New Year, và không bao giờ Hành Pháp [Chánh Phủ] ký một Đạo Luật vào Noel để cho TT về nhà riêng hay "ranch" của mình ăn mừng Christmas và New Year. Thế mà kỳ này Thượng Viẹn họp lại, thảo luận, và biểu quyết ngày Thứ Sáu 19/12. Rồi cả 2 viện làm việc với nhau weekend 20-21/12, để ngày Thứ Hai 22/12 cả hai Viện, họp lại, thảo luận và biểu quyết dự luật, và ngày Thứ Ba 23/12. TT ký thành Luật.

Dân Biểu Lindbergh nói ở Hạ Viện : "Dự luật này thành lâp cái "trust" khổng lồ nhất trên thế giới. Khi mà TT ký cái dự luật này (thành Luật), thì cái chánh phủ vô hình của Mãnh Lực Tiền Tệ sẽ được hợp pháp hoá. Dân chúng có thể không biết chuyện đó ngay, nhưng mà rồi sự biết được chuyện chỉ được dời lại vài năm sau mà thôi". Trong lúc đó thì báo chí [đã ở trong tay của "Mãnh Lưc Tiền Tệ"] thì ca tụng hết lời. Báo New York Times viết bằng chữ lớn ở trang đầu : "Tổng Thống Wilson ký Dự Luật Tiền Tệ. Sự phồn thịnh được tự do và sẽ giúp mọi giai cấp.

Hỏi : Thế là con hydra được khai sanh là đứa con hợp pháp của HCQHK để lớn lên với đất nước ?

Đáp : Hay đúng hơn thì phải nói "để lớn lên với đứa em song thai".

Hỏi : Nói gì lạ vây, đứa em song thai nào ?

Đáp : Khi nhóm của Nghị Sĩ Nelson Aldrich có Ông Paul Warburg chuẩn bị viết dự luật FED để trình cho Congress, họ đã tiên đoán rằng với sự áp dụng luật này thì CPLB sẽ mắc nợ FED càng ngày càng nhiều nên phải tím cách làm sao cho phép chánh phủ đánh thuế vào dân để có tiền trả nợ cho FED, thì họ kèm theo dự luật FED một Tu Chỉnh Hiến Pháp [là the Sixteenth Amendment] cho phép CPLB đánh thuế income tax vào dân. Lúc ấy bản văn của Tu Chỉnh chỉ có 1 trang giấy và nguyên Bộ Luật về thuế má chỉ có 14 trang mà bây giờ thì nó dày đến 17 ngàn trang, cũng như nợ của chánh phủ do FED gây ra lớn lên từ số không cho tới bây giờ là $8,5 trillion.

Hỏi : Bộ trước đó dân không phải đóng income tax cho CPLB sao ?

Đáp : Không, trước 1913, dân chỉ đóng thuế income cho Tiểu Bang của mình mà thôi.

Hỏi : Đã được hợp pháp hoá rồi, con hydra còn phá phách gì nữa không ?

Đáp : Nói là phá phách thì không hẳn là phá phách, nhưng khi được hợp pháp hoá rồi thì FED hoạt động tích cực hơn, nên gây tai nạn cho dân.

Hỏi : Tai nạn gì ?

Đáp : Cuộc Đại Khủng Hoảng [The Great Depression] năm 1930.

Hỏi : Bằng cách nào ?

Đáp : Bằng cách tạo ra tiền "out of nothing" qua trò ảo thuật "loan". Để khuyến khích dân vay tiền, nên FED hạ thấp bách phân lời [% interest] thì dân ùn ùn vay loan và loan để có tiền tiêu xài thả ga. Thì nhà bank thảy vào nền kinh tế quốc gia một số tiền khổng lồ, tạo ra một cuộc lạm phát [inflation]. Rồi nói là để kềm hảm sự lạm phát, thì lại siết chặt việc cung cấp tiền, thu hồi các loan đả phát ra, không cho vay loan mới, thì dân thiếu nợ phải vội vàng bán nhà cửa ruộng đất để trả nợ, nên những người có liên hệ với "Mãnh Lực Tiền Tệ [Monetary Power] có tiền mua những bất động sản ấy với giá rẻ mạt. Còn con cháu những người thiếu nợ thì trở nên vô gia cư vô nghề nghiệp đi lang thang thất thểu ngoài đường như hồi Mỹ còn là 13 thuộc địa dưới thời các vua George II và vua George III, trước ngày Cách Mạng Mỹ [American Revolution] năm 1774. Nhưng nhờ chánh sách "New Deal" của TT Franklin D Roosevelt (1933-1945) vị TT thứ 32 của Mỹ, và việc lập lên cái FDIC [Federal Deposit Insurance Corporation] mà tình thế trở lại yên ổn. Giáo sư Milton Friedman, Nobel Prize về kinh tế, viết : "Nhứt định là FED đã gây ra cuộc Đại Khủng Hoảng vì thu rút lại một phần ba [1/3] số tiền đang lưu hành từ năm 1929 tới năm 1930".

Còn Ông Louis T McFadden Chủ Tịch The House Banking and Currency Commttee, thì nói : "Cuộc khủng hoảng không phải là bất ngờ ngẫu nhiên mà là một việc được trù liệu rất cẩn thận … Những chủ nhà bank quốc tế tìm cách đem đến đây sự thất vọng để rồi họ có thể trở thành nhưng kẻ ra lệnh cho tất cả chúng ta".

Hỏi : Thế rồi kể từ đó không có Ông TT nào dám đụng tới FED nữa ?

Đáp : Có chớ, TT John F Kennedy, (1961-1963) vị TT thứ 35 của Mỹ. Ngày 04/06/1963 TT Kennedy ký 1 Hành Pháp Lệnh [an Executive Order số 11110] cho phép CPLB phát hành tiền mà không phải qua FED bằng cách cho phép Bộ Tài Chành The Treasury phát hành những giấy chứng nhận bạc đối với mọi thoi bạc, bạc, hay là mọi dollar dựa trên bản vị bạc của Bộ [the power to issue silver certificates against any silver bullion, silver or standard silver dollars in the Treasury]. Nghĩa là một khi Bộ Tài Chánh có trong kho một ounce bạc nào, thì Bộ có quyền phát hành ra một giấy bạc để lưu hành trong nền kinh tế. Như vậy TT Kennedy đã tung ra $4,3 tỷ dollars cho lưu hành. Thì Fed Bank của New York sẽ phá sản, vì dân chúng biết rằng các giấy chứng nhận bạc [silver certificates] của Chánh Phủ được bạc yểm trợ [backed by silver] chớ giấy bạc của FED [Federal Reserve Notes] không có cái gì yểm trợ hết. Lệnh số 11110 nói trên còn giúp chánh phủ trả hết nợ của mình mà không phải qua FED để trả tiền lời, do FED tạo ra tiền out of nothing. Tức là trên thực tế Lệnh sô 11110 cho CPLB quyền tạo ra tiền của mình có bạc yểm trợ, đúng theo Điều I, Phần 8 của Hiến Pháp Hoa Kỳ.

Năm tháng sau, ngày 22/11/1963, TT Kennedy bị tên Lee Harvey Oswald ám sát và 2 ngày sau tên này bị Jack Ruby (Rubenstein) giết chết trong Dallas Police Station.

Hỏi : Như thế thì phải chăng là một nhóm tài phiệt cai trị xứ này vì người ta hay nói : "Ai nắm được tiền là nắm được quyền" phải không ?

Đáp : Tôi không dám trả lời là phải hay là không [yes or no] vì tôi không đọc được sách nào nói rõ là đã có một toà án nào kết án một người nào trong giới Mãnh Lực Tiền Tệ [the Monetary Power] hay một vị nào trong nhóm những Nam Tước Trộm Cắp [the Robber Barons] về tội dùng tiền của mình mua được quyền thế. Cho nên tôi xin để cho quý bạn đọc mỗi người kết luận theo ý kiến của mình.

Tôi chỉ xin phép nhắc lại lời nói của Ông Nathan Rothschild hồi năm 1838 : "Để cho tôi phát hành và kiểm soát tiền của một quốc gia, thì tôi cóc cần biết ai viết luật pháp", và tôi cũng xin phép nhắc lại số phận của những vị Tổng Thống đã có gan dám chặt đầu con hydra tiền tệ : TT Andrew Jackson bị mưu sát, TT Abraham Lincoln và TT John F Kennedy bị ám sát.

Tài liệu được tham khảo :

The Web of Debt by Ellen Hodgson Brown, nxb Third Millennium, Baton Rouge, 2007 http://www.webofdebt.com
The Secrets of the Federal Reserve by Eustace Mullins nxb Bankers Research Institute Staunton, 1993
Modern Money Mechanics published by the Federal Reserve Bank of Chicago, now out of print : http://landru.i-link-2.net
The Federal Reserve is a privately owned corporation by Thomas D Schauf. 11/281998 in http://www.apfn.org/


BS Nguyễn Lưu Viên

http://lotus-revolution.blogspot.com/2011/02/lan-theo-me-lo-co-uong-ham-cua-he-thong.html



Người Quốc Gia là những người đặt Tổ Quốc lên bản vị tối cao, tối cao có nghĩa là trên tất cả mọi vật, kể cả tôn giáo, đảng phái, và cả chính bản thân mình.


Quê Hương và Chủ Nghĩa



Quê Hương và Chủ Nghĩa

(Gửi tuổi trẻ Việt Nam)

Em hãy ngồi xuống đây
Anh kể câu chuyện này
Trên cánh đồng cỏ cháy
Ngậm ngùi như khói bay
Con ngựa già một đời
Chưa thấy được ngày vui
Mắt mỏi mòn trông đợi
Những mầm cỏ xanh tươi.
Đã bao nhiêu năm rồi
Hướng nhìn về xa xôi
Tâm tư đau nhức nhối
Cuộc đời vẫn nổi trôi
Em nhìn về tương lai
Cố dấu tiếng thở dài
Mắt dường như ngấn lệ
Có phải vì khói cay?

Em thấy đó, trên đường đi không đến,
Quê hương đau, chồn cáo vẫn nghêng ngang
Những con thú người nhảy múa kiêu căng
Ngửa mặt hú một bài ca chủ nghiã.
Ngôn ngữ văn nô, đỉnh cao trí tuệ,


Chủ nghiã dạy em: thù hận hờn căm
Chủ nghiã dạy em: độc ác bất nhân
Chủ nghiã dạy em: lọc lừa xảo trá
Chủ nghiã dạy em: dối gian trăm ngả
Chủ nghiã dạy em: bội phản vong ân
Chủ nghiã dạy em: giết chết lương tâm
Chủ nghiã dạy em: vô thần đấu tố
Chủ nghiã mù: rước voi dày mả Tổ
Chủ nghiã ngu: thờ đồ tể ngoại bang
Chủ nghiã bưng bô: xây dựng thiên đàng
Chủ nghiã lừa em: những con bò sữa
Chủ nghiã bất lương: ma cô nhà chứa
Chủ nghiã tú bà: dụ dỗ thơ ngây
Chủ nghiã cò mồi: vơ vét luôn tay
Chủ nghiã cai thầu: bán buôn Tổ-Quốc
Chủ nghiã lưỡi câu: móc mồi dân tộc
Chủ nghiã bịp lừa: bánh vẽ tự do
Chủ nghiã cá ươn: tư tưởng vong nô
Chủ nghiã chết đi, Quê Hương vẫn sống

Ai nhân danh hạnh phúc
Thứ hạnh phúc ngục tù
Ai nhân danh dân chủ
Thứ dân chủ si ngu
Ai nhân danh chân lý

Thứ chân lý đui mù
Bao nhiêu năm, ai nhân danh chủ nghiã,
Tự-Do xích xiềng, Dân-Chủ dối gian
Mác-Lênin, đâu phải người Việt Nam!
Sự thật đó có làm em đau nhói ?
Vẫn chập chờn lượn bay bầy quạ đói
Chồn cáo kia có rình rập trước sau

Ngẩng mặt cao và đừng sợ đớn đau
Đứng lên em bằng tâm hồn biển động.
Em đứng lên như đại dương dậy sóng
Tiếng sét thần tuổi trẻ nổ ầm vang
Những tượng hình, chủ nghiã, phải tiêu tan
Cây Dân-Chủ bừng lên ngàn sức sống,
Em bây giờ khôn lớn
Mắt rực lửa yêu thương,
Biết đâu là sự thật
Em tìm thấy con đường.
Tự-Do sẽ nở hoa
Trên quê hương khốn khó
Anh như con ngựa già
Vẫn cúi đầu kiên nhẫn
Đốt những đám cỏ khô
Dọn đường cho em đi làm lịch sử


Nguyễn Quốc Chánh
Sài Gòn

Nhà thơ Nguyễn Quốc Chánh sinh năm 1958 ở Bạc Liêu, hiện sống tại Sài Gòn. Tác giả của nhiều tập thơ như Ðêm mặt trời mọc, Khí hậu đồ vật và Của căn cước ẩn dụ, và Ê, tao đây. Thơ của ông đã được nhiều tác giả dịch ra tiếng Anh. Trong bài phỏng vấn dành cho nhà văn Vi Ký, nhà thơ Nguyễn Quốc Chánh nhận xét về đảng Cộng Sản: "Ðảng Cộng sản thắng Tây và Mỹ bằng máu của dân tộc, bằng vũ khí của Nga và Tàu, rồi nộp "độc lập dân tộc" cho cộng sản Tàu và Nga. Ai chỉ ra tình trạng thế chấp và bán đứng đó đều bị cho là phản động. Kẻ phản động có thể gây tai họa cho Ðảng nhưng lại là phúc của dân. Những ai vì Ðảng sẽ kết án kẻ phản động, còn những ai vì con người thì sẽ hoan hô kẻ phản động. Hãy nhớ câu nói lịch sử của ông Nguyễn Văn Thiệu: "Ðừng tin những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn những gì cộng sản làm".



Người Quốc Gia là những người đặt Tổ Quốc lên bản vị tối cao, tối cao có nghĩa là trên tất cả mọi vật, kể cả tôn giáo, đảng phái, và cả chính bản thân mình.


Bao giờ "Cách Mạng Nhung" đến Việt Nam ?

Bao giờ "Cách Mạng Nhung" đến Việt Nam ?

Phạm Trần

Cuộc cách mạng tự phát của nhân dân các nước ở Trung Đông và Bắc Phi tuy chưa đến Việt Nam mà đội ngũ cán bộ tuyên truyền của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã chột dạ lên tiếng buộc tội cho Hoa Kỳ chủ mưu cuộc cách mạng này đồng thời khuyến cáo phải đề phòng "đấu tranh phòng, chống âm mưu, thủ đoạn"Diễn biến hòa bình" của các thế lực phản động, thù địch".

Nhưng trong lúc những người làm công tác tuyên truyền cố ý viết cho mọi người tin rằng làn sóng nổi lên của nhân dân các nước Hồi Giáo là "Made in USA" thì họ lại hớ hênh nêu ra những nguyên nhân giống hệt như ở Việt Nam đã đưa cuộc cách mạng này đến thành công mau chóng ở Tunisia và Ai Cập, đó là độc tài, tham nhũng, đói nghèo và thất nghiệp.

Ông Nguyễn Thế Kỷ, Tiến sỹ, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, đưa ra những khuyết điểm này trong bài viết trên Báo điện tử của ĐCSVN ngày 20/02/2011 gồm có:

"Thứ nhất,
 đó là các nguyên nhân nội tại, bắt nguồn từ việc các nước này lệ thuộc quá nhiều vào nước ngoài, cả về chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, nhất là sự lệ thuộc về kinh tế. Khi kinh tế toàn cầu suy giảm, nền tài chính, tiền tệ thế giới rơi vào khủng hoảng, chính các nước này bị tác động sớm và mạnh mẽ nhất.
Thứ hai, là đường lối chính trị, là cách thức lãnh đạo, điều hành đất nước của nhà cầm quyền, nhất là của những người đứng đầu, sai lầm. Tình trạng độc đoán, chuyên quyền, gia đình trị, tham nhũng kéo dài, tạo nên sự bất bình ngày càng gia tăng của các giai tầng trong xã hội. Khi các đảng phái đối lập, các nhóm Hồi giáo cực đoan trỗi dậy, nêu chiêu bài "dân chủ", "chống tham nhũng", "chống độc quyền, gia đình trị"…, rất dễ tranh thủ sự ủng hộ, đi theo của người dân. 
Thứ ba, là tình trạng đói nghèo, thất nghiệp, mù chữ, tội phạm và tệ nạn xã hội gia tăng, khoảng cách giàu nghèo ngày càng bị khoét sâu, tạo nên mâu thuẫn xã hội sâu sắc. Từ ba nguyên nhân trên, dẫn đến nguyên nhân thứ tư là, nhà cầm quyền không nhận được sự trung thành, ủng hộ thật lòng của quân đội và lực lượng cảnh sát, khi xảy ra nguy biến, rốt cuộc, các lực lượng này phản ứng yếu ớt, thậm chí buông xuôi. Có thể có thêm một vài nguyên nhân nội tại khác nữa".

Như vậy thì có khác gì những tệ nạn đang có ở Việt Nam?

Tuy không lộ liễu nhưng có người dân nào ở Việt Nam không biết đảng và nhà nước đã lệ thuộc vào đàn anh Trung Hoa để tồn tại. Việc để cho Tàu vào khai thác bauxite trên Tây Nguyên và phản ứng yếu ớt trước các hành động xâm lược, đàn áp ngư dân Việt Nam của Bắc Kinh ở Biển Đông là một bằng chứng không thể chối cãi được.

Ở Việt Nam không công khai chế độ gia đình trị nhưng việc đưa Nông Quốc Tuấn (con Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư ĐCSVN hai khoá IX và X); Nguyễn Thanh Nghị (con Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng); Nguyễn Xuân Anh (con Nguyễn Văn Chi, Trưởng ban Kiểm tra Trung ương ĐCSVN khoá X) vả Nguyễn Chí Vịnh, con tướng Nguyễn Chí Thanh vào Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN khoá XI có dính líu đến tham quan không?

Còn tham nhũng thì sao, đã ngập đầu chưa hay phải đợi cho tình trạng cách biệt giầu nghèo giữa thành phố và nông thôn dãn ra vài cây số nữa thì mới thấy rõ hơn bây giờ?

Vậy khi các thợ tuyên truyền của đảng ra sức tấn công, buộc tội Mỹ chủ mưu thúc đẩy các cuộc nổi loạn ở Trung Đông thì hẳn phải có lý do để khua lên cho mọi người biết đề phòng.

Nỗi lo này của ĐCSVN đã được ông Nguyễn Thế Kỷ viết:
"Khi đi vào vấn đề này, rất cần có cái nhìn toàn diện, đi vào chiều sâu, vào bản chất sự việc, vừa không xem nhẹ nguyên nhân bên trong, càng không được xem nhẹ các nhân tố bên ngoài. Đó là bài học cảnh tỉnh, cảnh giác cho nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giới. Đó cũng là cách tiếp cận cần thiết để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta nỗ lực phấn đấu; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; phát triển kinh tế nhanh và bền vững; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; đấu tranh phòng, chống âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hòa bình" của các thế lực phản động, thù địch; thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, tất cả vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh."

Nhưng lối hô hoán này cũng không có gì mới lạ mà chỉ chứng minh thêm lần nữa rằng vũ khí tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Trung ương đã "hết đạn".

Cũng vẫn luận điệu cũ quen thuộc như sử dụng các con bài ma xó "diễn biến hòa bình" và "các thế lực phản động, thù địch" tưởng tượng để hù họa hòng che lấp thất bại của chính mình nên dân đã lánh xa và không còn muốn liên hệ "máu thịt" với đảng nữa.

Do đó, tại Hội nghị về Công tác Dân vận ngày 22/02/2011, ông Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã nhìn nhận:
"Bên cạnh những thành tích, tiến bộ nêu trên, công tác dân vận còn bộc lộ những mặt hạn chế, yếu kém. Chúng ta nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ, nói đúng sự thật là: một số cấp ủy đảng, chính quyền chưa thật sự quan tâm đầy đủ đối với công tác dân vận, còn xem nhẹ công tác vận động quần chúng; chưa thật sự đầu tư thỏa đáng cho công tác dân vận; chưa cử được nhiều cán bộ có năng lực, phẩm chất tốt để làm công tác dân vận; chậm đổi mới nội dung, phương thức vận động, tập hợp quần chúng trong tình hình mới; chưa thật sự dựa vào dân để xây dựng Ðảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh."

Ngoài ra ông Trương Tấn Sang còn tự thú:
"Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn nghiêm trọng; các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện âm mưu 'diễn biến hòa bình', gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài 'dân chủ', 'nhân quyền' hòng chống phá đất nước ta, làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta". (Tạp chíCộng sản, 23/02/2011)

Cảnh giác của ông Trương Tấn Sang không mới mà chỉ lập lại những điều đã nói nhiều lần từ mấy năm qua cho thấy đảng cũng đã cạn cả sáng kiến trong cuộc đấu tranh với nguy cơ sống còn của đảng trước nguy cơ "tự diễn biến, tự chuyển hóa" đã được nói tới trong kỳ Đại hội đảng XI hồi trung tuần tháng 1 năm 2011.

Trước tình trạng suy thoái đạo đức và xuống dốc tư tưởng ngày một lan nhanh trong đảng, cán bộ tuyên truyền đã gặp phải nhiều trường hợp nói dân không nghe mà còn bị chửi vào mặt nên ông Trương Tấn Sang đã yêu cầu:
"Trong bối cảnh đó, công tác dân vận của Ðảng cần bám sát diễn biến tình hình; tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, nhất là cần nắm bắt diễn biến tư tưởng của nhân dân và đổi mới công tác vận động, tập hợp; tăng cường công tác dân vận của chính quyền, lực lượng vũ trang, tạo sự đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân".

Nhưng tình trạng "đồng thuận mà không đồng lòng" đã tràn lan trong ĐCSVN từ lâu lắm rồi. Những trường hợp cấp trên bảo cấp dưới phải "cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư" nhưng chính mình lại mất phẩm chất, tìm mọi cách để xà xẻo của công, ăn bẩn, đánh cắp tiền thuế của dân để tậu xe hơi, xây nhà lầu và gửi con ra nước ngoài du học không còn là chuyện nói không ai tin nữa.

Cho nên khi nghe ông Trương Tấn Sang ra lệnh cho cán bộ, đảng viên tại Hội nghị Dân vận là họ "Phải 'thật sự phát huy dân chủ đi đôi với giữ gìn kỷ luật, kỷ cương; giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, tăng cường đoàn kết thống nhất, gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Ðảng" thì có ma nào nghe không?

Vậy mà cũng tại Hội nghị này vào ngày 23/02/2011, ông Nguyễn Viết Thông, Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương còn lên giọng dạy đời:
"Các cơ quan, đơn vị làm tốt công tác đối ngoại, quan tâm triển khai các hình thức dân vận mới để thu hút và tập hợp ngày càng đông đảo người Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài hướng về đất nước, tạo sự đồng thuận, ủng hộ của bạn bè quốc tế trong các hoạt động phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước ta, vạch trần những luận điệu sai trái, phản động của các thế lực thù địch, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phá hoại công cuộc đổi mới đất nước".

Chắc hẳn khi nói năng như thế, ông Thông chưa biết công tác vận động người Việt Nam ở hải ngoại về giúp nước hay đóng vai bù nhìn cho chế độ đã thất bại thê thảm ra sao kể từ khi đảng đưa ra Nghị quyết 36 năm 2004?

Nêu không tin, ông Thông cứ hỏi ông Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Ngọai giao, Chủ nhiệm Ủy ban Người Việt Nam ở nước ngoài thì rõ.

Nói tóm lại, không phải không có lý do mà các thợ viết tuyên truyền của ĐCSVN đã sôi sục nổi lên viết bài cáo buộc Mỹ đã nhúng tay đạo diễn các biến cố chính trị đang lan nhanh ở Trung Đông.
Đơn giản chỉ vì Việt Nam cũng có những yếu tố dễ khiến dân tự phát giống như bên Trung Đông, chẳng hạn như chuyện đảng độc tài, độc trị và chuyện Nhà nước đã tước bỏ của dân các quyền tự do ngôn luận, nhóm họp và lập hội thì cũng giống như nhau.

Có khác chăng là ý thức của người dân và tầng lớp thanh niên chưa có cơ hội ngóc đầu lên đó thôi.




Người Quốc Gia là những người đặt Tổ Quốc lên bản vị tối cao, tối cao có nghĩa là trên tất cả mọi vật, kể cả tôn giáo, đảng phái, và cả chính bản thân mình.


25 February 2011

Vài cảm nghĩ nhân đọc bài " Phật Giáo Việt Nam Đang Lụi Tàn hay Khởi Sắc "

Vài cảm nghĩ nhân đọc bài
" Phật Giáo Việt Nam Đang Lụi Tàn hay Khởi Sắc "


Võ Hưng Thanh


Bài viết "Phật giáo Việt Nam đang lụi tàn hay khởi sắc" là bài viết ngày 23/02/2011 (Mùa Xuân Tân Mão), tại Napa-Sacramento của ông Trần Kiêm Đoàn 
(1). Bài viết này nhằm góp mặt cùng với một bài viết cũ của tác già Nguyễn Hữu Liêm vừa mới được đăng trên Báo điện tử Phật giáo Việt Nam, xuân Tân Mão 2011, nhan đề "Tính Không và Thượng đế : Từ thoái trào Phật giáo đến cao trào Tin lành ở Việt Nam"(2), cũng như kết hợp với một bài điểm sách của tác giả nước ngoài khác là Allen Carr với nhan đề gây sốc "Lên kế hoạch ngày tàn của Phật giáo Việt Nam"(3).

Theo ý kiến của ông Trần Kiêm Đoàn thì các bài viết của hai tác giả Allen Carr và Nguyễn Hữu Liêm, đều có chủ đích nói lên thực trạng đáng quan ngại về Phật giáo trước sự vận động truyền đạo và cải đạo quy mô, năng động của các tôn giáo viễn chinh thế giới.

Tôi tuy không phải là người theo đạo Phật, đúng ra chỉ có cảm tình, nhưng thấy đây quả là một chủ đề lớn, vả lại bài viết của ông Đoàn có gửi trực tiếp cho tôi qua thư điện tử, bởi vậy nhân đó cũng xin có vài dòng cảm nghĩ. Ông Đoàn có trưng dẫn cuốn sách của tác giả Hattaway, dài 453 trang, trong đó chủ yếu nói về nổ lực và các phương thức vận động, lôi kéo, chinh phục mới – quyết liệt và năng động nhất – để truyền đạo, và tìm cách cải qua đạo Tin Lành đối với thế giới đạo Phật tại Á châu. Đối tượng được liệt kê và điều nghiên cụ thể, là 316 nhóm dân tộc, trải dài và vòng quanh từ Ấn Độ, Tây Tạng, Trung Hoa, Mông Cổ, Đại Hàn, Nhật Bản, Việt Nam, Lào, Thái Lan, Cam Bốt, Miến Điện, Tích Lan, và các vùng xa, vùng sâu, nằm giữa biên giới núi rừng của các nước châu Á.

Hattaway nhấn mạnh, và đưa ra nhiều dẫn chứng cụ thể trong tác phẩm của mình rằng, với cấu trúc lỏng lẻo của một hệ thống tôn giáo quá tự do, các tu sĩ và tín đồ Phật giáo là những đối tượng rất dễ chinh phục đối với những nổ lực vận động cải đạo. Nếu cộng thêm vào đó việc tăng già không hòa hợp, gây trở ngại cho tứ chúng đồng tu, thì kiến trúc của tổ chức Phật giáo cũng rất dễ chao đảo, và bị nghiêng đổ trước những cơn gió quét đến của thời đại. Allen Carr thì tỏ ra quan ngại về khả năng lụi tàn của Phật giáo. Theo ông ta, nếu không có một sự chấn hưng để bắt kịp thời đại, thì trước sự tấn công cải đạo như thế, Phật giáo sẽ rất khó vững vàng để truyền thừa hành đạo trong một tương lai trước mắt. Ông Đoàn cũng cho biết ông Nguyễn Hữu Liêm là một luật sư, một giáo sư triết học đang hành nghề tại Hoa Kỳ. Ông cũng là một cây bút về nhiều đề tài rất tế nhị và nhạy cảm thuộc thể loại chính luận.

Theo ông Liêm, trí thức Phật tử Việt Nam ở hải ngoại bỏ chùa để theo tu học các giáo phái khác, quần chúng ở trong nước, nơi các vùng thôn quê, tuy trước kia vốn có ảnh hưởng Phật giáo, nay lại đi theo đạo Tin lành ngày càng đông. Ông Liêm cho rằng động lực làm cho đạo Phật Việt Nam thoái trào, là vì giáo lý nhà Phật xa vời, khó hiểu, giống như một hiện tượng biểu dương chữ nghĩa, không đáp ứng được khát vọng tri thức cũng như nhu cầu tâm linh của những con người trong thời đại mới. Ông viết : "Có nhiều lý do cho sự thoái trào này. Nhưng trong bài này tôi chỉ nêu lên hai vế của một vấn đề về khái niệm và ngôn ngữ : cái gọi là "Tính Không" và "Thượng Đế". Khi giáo lý nhà Phật – vốn được hiểu bởi quần chúng - phủ nhận "Thượng Đế" và "linh hồn", thì đối với tâm thức khát khao niềm tin của con người thời đại, Phật giáo không còn hấp dẫn đối với họ. Trên phương diện học thuật, khi "Tính Không" trở thành một đối thể tri thức cho trí thức Phật giáo, khi trò chơi ngôn ngữ nay đã trở thành một "bình ruồi" (nói theo Wittgenstein) mà kẻ tham dự không thoát ra được, Phật giáo chỉ còn là một hoài niệm, hay là một tự ái bản sắc cá nhân".

Theo ông Đoàn, thì ông Liêm đã dùng quan điểm triết học ứng dụng của trường phái chữ nghĩa thực dụng Wittgenstein, Heidegger, Dewey và Marx, vào thời kỳ những năm 1930, để làm phương tiện nhận định và phân tích về khái niệm thuộc phạm trù tri thức luận cho "Tánh Không" của đạo Phật. Qua lăng kính "ứng dụng" đó, ông Liêm đã thấy nhìn "Tánh Không" của đạo Phật cũng tương tự như cái bình ruồi của Wittgenstein. Đây là một cách hình tượng hóa về tính chất phù phiếm, về trò chơi chữ nghĩa xa vời, viễn mơ, mà chẳng thực hiện được điều gì cụ thể trong thực tế, của hệ thống triết học cổ điển. Wittgenstein và những triết gia cùng khuynh hướng đã ra sức cổ xúy cho một nền triết học ứng dụng, đem tư tưởng và chữ nghĩa vào đời sống hiện thực nhằm để góp phần xây dựng và cải tạo xã hội.

Ông Đoàn cho biết, Sau ngày mừng Xuân Tân Mão 2011, bài viết Lên Kế hoạch Ngày Tàn Phật giáo của Allen Carr được phổ biến rộng rãi trong môi trường truyền thông báo chí Phật giáo trong và ngoài nuớc, phản ứng của quần chúng Phật tử khá sôi nổi, nhưng nóng bỏng nhất là luồng ý kiến "vận động quốc tế chống cải đạo". Ông cũng nói, hiện nay có khoảng 345 ngôi chùa, trung tâm thiền học và viện nghiên cứu Phật giáo của người Việt Nam tại nước ngoài. Với khoảng 1500 tăng ni người Việt thuộc các bộ phái, pháp môn khác nhau đang hành đạo ở hải ngoại. Trong số đó có hai phần ba là tu sĩ trẻ. Nhìn chung, tu sĩ và tín đồ Phật giáo Việt Nam hiện đang có từ 9 đến 13 nhóm phái đang sinh hoạt tự trị như những hình thức "Giáo hội" độc lập. Ông Đoàn cũng nói thêm, theo ý kiến của ông Liêm thì giới trí thức Phật giáo đang bỏ dần đạo Phật, vì họ thất vọng trước một hệ thống giáo lý không còn hấp dẫn và không đáp ứng được nhu cầu tâm linh của thời đại.

Tuy vậy, ông Đoàn nói hiện tượng "trí thức Phật giáo từ bỏ đạo Phật..." như nhận định của Liêm, không thực sự xảy ra trên thực tế, trong cũng như ngoài nước, kể cả Phật giáo Việt Nam và Phật giáo thế giới. Nếu có chăng chỉ là một mớ hiện tượng "thoái trào" của giới trí thức thuộc nhiều tôn giáo, nhưng Phật giáo chiếm đa số, là một hiện tượng "phiêu lưu thám hiểm" tôn giáo, đã xảy ra vào những năm 1980 tại hải ngoại. Đấy là hiện tượng một số người Việt, tương đối còn trẻ, có học vị cao về "Tây học", nhưng thiếu sự hòa điệu và sự tiếp cận với ngọn nguồn và gốc rễ văn hóa Việt Nam, vì họ được du học hay di cư ra nước ngoài Sự xôn xao của thời 1980 nhạt dần trong thập niên 1990, và đã gần như vắng bóng trong thập niên 2000. Thế nhưng, ông Đoàn cũng nói hiện vẫn có hiện tượng có nhiều trí thức Phật giáo ngày nay chọn sinh hoạt Phật sự ở nhà, thay vì đến chùa như thường lệ. Thái độ không đến chùa sinh hoạt thường xuyên và trực tiếp với "tăng bảo" như thế, hoàn toàn không đồng nghĩa với hành động bỏ đạo hay cải đạo.

Theo ông, điều đó là do phương tiện truyền thông hiện đại quá phong phú, người ở nhà cũng có thể tham gia đàm luận, tu tập, nghe pháp, thăm viếng Chùa, Viện qua hệ thống vi tính. Hai là do hệ thống tổ chức của giáo quyền tan rã và bất lực, bởi mỗi chùa có một vị trú trì, một đạo tràng riêng, có sự độc lập về mọi mặt tổ chức, kinh tế, tài chánh, lễ nghi, tu học, mà nếu cần, cũng có thể tự đặt tên, xưng danh, và sinh hoạt như một "Giáo hội" riêng biệt, hoàn toàn hợp pháp trong bối cảnh xã hội phương Tây. Thứ ba là hiện trạng tăng già chống báng nhau, làm Phật tử mất niềm tin và nản lòng. Bốn là truyền thống lễ nghi, lễ nhạc của Phật giáo Việt Nam đang bị "phát huy" một cách tùy tiện, tự phát, và mang nặng tính trình diễn hời hợt, do hàng tăng ni cao niên và tuổi trẻ thiếu sự hợp tác cần thiết, cả trong vai trò chủ động lễ nghi tôn giáo, trong lúc nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt và tu học lại đang cần đến, tức sử dụng phương tiện nghi thức, lễ nhạc hài hòa, thống nhất và đồng bộ, để hoằng dương Phật pháp. Sau chót, sự bế tắc đối với một khả năng hóa giải về những dị biệt trong cộng đồng tăng lữ, vì mặc cảm (tự tôn là chính), và định kiến (khuynh hướng chính trị, viễn kiến bảo thủ và cấp tiến). Tuy thời đại mới, nhưng bản chất vẫn cũ, không chấp nhận và thỏa hiệp đối với sự khác biệt để hóa giải, cứ khăng khăng bảo thủ, cho cái riêng của mình là đúng.

Ông Đoàn cũng nhấn mạnh, đạo Phật đã ra đời cách đây hơn hai ngàn rưỡi năm, cũng đã trải qua bao biến đổi tồn vong, hưng phế, dưới nhiều hình thái và hoàn cảnh khác nhau. Trong khi đó, đạo Phật nhắm tiến đến cái Tính Không (rỗng lặng) như một chân lý giải thoát cùng tột. Hơn thế, đối với tinh thần truyền thừa của Phật giáo, ngôn ngữ chỉ được xem là phương tiện "hữu lậu" (lỏng lẻo, rơi vãi, không mô tả hết được bản chất đích thực), dễ gây ra nhiều hiểu lầm và biên kiến nhất. Ông cũng nói đức Phật không phải là một đấng thần linh, và đạo Phật cũng không tin vào một Thượng Đế. Đạo Phật chỉ giúp cho con người giác ngộ (enlightment), mà không phải là sự cứu rỗi (salvation). Đạo Phật chủ trương vô ngã (nonself), cũng như phủ nhận sự hiện hữu của linh hồn bất biến, thường tại. Đạo Phật không chinh phục, và cũng không thuyết phục người theo bằng bùa chú, tín điều, hay phép lạ. Bởi vì Phật giáo chủ trương Duyên khởi, tức tất cả đều quay theo vòng sinh diệt của quá trình thành, trụ, hoại, không, từ vô thủy đến vô chung.

Ông cũng nói, trong giáo lý nhà Phật, con người cũng như mọi loài có sinh có chết, đều tồn tại dưới một dạng năng lượng "chủng tử", và biến hiện không ngừng trong dòng sinh diệt đó. Như thế, Thượng Đế của đạo Phật (nếu cần phải gọi theo kiểu ngôn ngữ quy ước của lý tính phương Tây), thì đó chính là Duyên khởi. Tức vũ trụ, vạn vật vốn được tạo nên, hay hủy diệt, là do duyên khởi, và duyên hợp hay duyên tan, là qua vô số các hình tướng hợp thể mang tính giả tạm, tuyệt đối không hề có một tự tánh thường hằng, bất biến. Có nghĩa, đạo Phật phủ nhận một nguyên nhân đầu tiên sáng tạo ra muôn vật, và hệ luận tất nhiên là không hề có một Đấng thần linh uyên nguyên và chủ tể nào vốn đứng ra sáng tạo muôn vật, muôn loài như thế. Bởi vậy, trong sinh hoạt tín ngưỡng, tâm linh, Đạo Phật không hướng lên trên, không vọng ra ngoài để cầu xin ơn cứu rỗi của một tha lực đầy quyền năng hay tối thượng nào đó cả, mà chỉ chủ trương quay vào bên trong để tìm tòi, soi rọi, nhận ra, và tiếp cận với "Đấng" cao cả nhất nằm trong chính mình, đó là Chân tâm, là Phật tánh, là Bản lai diện mục, là Tự tánh thường hằng, là Thật tánh tuyệt đối.

Ông Đoàn cũng dẫn chứng một trí thức cư sĩ Phật giáo nói là có không ít những trí thức Phật giáo Việt Nam hiện nay càng có cái Tâm quy ngưỡng đạo Phật mạnh mẽ chừng nào, họ lại càng tìm cách quay lưng với việc 'Phật sự' ở các chùa chiền người Việt chừng ấy. Thậm chí, họ xa lánh chư Tăng, Ni, và bạn đạo, bởi họ không còn chịu đựng nỗi nữa cái cảnh chùa chiền bị biến thành những trung tâm quyên tiền, gây quỹ, còn thô phàm hơn cả cảnh thương mãi ngoài đời. Có nhiều trí thức Phật giáo khác thất vọng và giảm lòng quy phục đối với các 'trưởng tử Như Lai' kiểu như thế đó. Ông Đoàn cũng nói, theo nhận định của Allen Carr trong bài điểm sách nói trên, thì các nhà truyền giáo Tin Lành đang gặp phải những bức tường bảo vệ kiên cố của đạo Hồi ở Trung Đông, châu Phi, "vòng đai thánh kinh" đã có sẵn ở châu Mỹ, chiếc nôi đạo Chúa ở châu Âu, nên hướng tiến còn lại của những binh đoàn truyền giáo lắm của nhiều người, chính là Á châu. Nơi mà đa số người dân theo đạo Phật, với đời sống tâm linh từ bi, hiếu hòa, bất bạo động.

Ông cũng đặt câu hỏi, là trong dụng công tiếp cận với bất cứ nhóm dân tộc theo Phật giáo nào, Hattaway cũng đều tìm thấy khả năng đầy triển vọng cho việc vận động quần chúng tập thể bỏ đạo Phật, để cải sang đạo Chúa. Nếu vậy, thì đạo Phật sẽ phải có một ngày bị tàn đi hay không ? Tuy vậy, ông lại lạc quan khẳng định, có một chân lý khách quan đã được khẳng định trong tiến trình tất yếu của sự "thành, trụ, hoại, diệt", hay Duyên khởi của đạo Phật là một sự biến tướng của sinh khởi trùng trùng, bất tận, chứ chẳng có gì còn, mà cũng chẳng có gì là mất cả. Và để kết luận, ông Đoàn nói, trước những nguồn thông tin khá sôi nổi về chuyện truyền đạo, cải đạo ở quê nhà, đặc biệt là những vùng quê, vùng cao, vùng sâu nghèo khổ, phản ứng của giới Phật tử trong và ngoài nước, tuy rất khác nhau về mức độ, nhưng tựu trung lại cũng rơi vào một trong hai tuyến chính, là tuyến bảo thủ, và cấp tiến. Khuynh hướng bảo thủ thì dè dặt và vô ngại. Những vị theo khuynh hướng nầy cho rằng, đạo Phật lấy tinh thần từ bi, hỷ xả làm đầu, nên cứ hoan hỷ chấp nhận bất cứ sự việc nào xảy ra, và nên "thương hại" những thế lực nào muốn ra tay đánh phá Phật giáo.

Chẳng hạn như lời nhận định của một cư sĩ cho rằng từ bi mà thiếu trí tuệ thì thường đưa tới thái độ dễ dãi thỏa hiệp bề mặt, nặng tính trình diễn, hơn là phát khởi từ chánh niệm. Chánh niệm không phải chỉ là ngồi yên, gỏ mõ tụng khinh, mủ ni che tai, mà phải biết dụng công, cải tà quy chánh, dụng chánh để đuổi tà. Trái lại, khuynh hướng cấp tiến thì xông xáo, quái ngại. Những vị theo khuynh hướng này vẫn cho rằng cải đạo là vi phạm quyền tự do tâm linh của con người, vì vậy họ đề nghị những phương tiện nhằm "phản công" chống lại sự cải đạo, như phát hành tài liệu sách báo và vận động dư luận quốc tế nhằm chống cải đạo. Như có cư sĩ bảo cổ thư có dạy muốn giữ thành cho vững thì phải giữ vững lòng tin của người trong thành trước đã. Nên khi tăng già hòa hợp, tứ chúng đồng tu, thiền môn thanh tịnh, thì đạo Phật hưng thịnh. Và khi đạo Phật hưng thịnh, làm sáng niềm tin, thì khi đó chẳng cần chống ai cả, mà những vọng ngữ và vọng động phi Phật giáo đều sẽ tự lụi tàn.

Và để gút lại, ông Đoàn nói, thái quá và bất cập đều dễ đưa tới cực đoan, vọng động và vọng nghiệp. Con đường phong quang và tinh túy nhất của đạo Phật, chính là Trung Đạo. Phải có trí tuệ để nhìn đúng, mới biết làm đúng. Có từ bi để thương yêu, mới biết cách sống cho và sống với. Có hỷ xả để vui, mới giữ được tâm an lành và hạnh phúc. Hoa sen vẫn nở được trong biển lữa. Hỷ xả có được trong mọi hoàn cảnh để giữ cho tâm bồ đề kiên cố, phát huy năng lực hoằng pháp, độ sanh bất thối chuyển, đó chính là cái hạnh dũng tuyệt vời trong tam pháp hạnh gồm Bi, Trí, Dũng của người Phật tử. Đặc biệt, bản chất từ bi, chánh kiến hòa bình, và tinh thần an lạc của Phật giáo, vẫn là vốn quý của nhân loại toàn cầu, trong một thế giới dẫy đầy chiến tranh, bạo loạn và thường xung đột như ngày nay. Cho nên ông kết luận là nếu nói về mặt triết lý thì sự lụi tàn hay khởi sắc của vạn pháp chỉ là sự biến tướng do nhu cầu hình tướng bên ngoài. Đó chỉ là ảo ảnh. Mọi sự cố xảy ra đều do duyên khởi. Tánh Phật là Tánh Không. Không có tự tánh thì lấy gì để còn hay mất, khởi sắc hay lụi tàn.

Tất nhiên ông Trần Kiêm Đoàn đã nhận xét chính xác khi nói việc bàn đến sự liên quan của thần thánh và con người đã xảy ra từ 9.000 năm trước, trong kinh Vệ Đà của Ấn giáo, và trong các thần thoại cổ Hy lạp và La Mã. Nhưng hình ảnh một Thượng Đế mang hình ảnh con người, hay con người mang hình ảnh Thượng Đế, chỉ đã xuất hiện trong tín lý của đạo Hồi, đạo Do Thái và đạo Thiên Chúa. Tuy trong Áo Nghĩa Thư, ngôn từ chính yếu để nói về Thương Đế, là "Neti Neti". Có nghĩa "không phải cái nầy, mà cũng Chẳng phải cái khác". Nhưng cho đến nay, chỉ có đạo Thiên Chúa La Mã là đã hình tượng hóa Thượng Đế qua hình ảnh của con người. Và cả 3 tôn giáo Hồi, Do Thái và Thiên Chúa, đều xác định sự hiện hữu của Thượng Đế bằng sự xác lập mối tương quan giữa đấng cứu rỗi (Thượng Đế) và kẻ được cứu rỗi (con người). Có một ý trong Tân Ước mà ông Nguyễn Hữu Liêm đã trích dẫn về lời Chúa Jesus, "các ngươi đều là Thượng Đế", vốn đã được nhà thần học Irenaeus xứ Lyon sống vào thế kỷ thứ 2 minh giải rằng "Cha là Thiên Chúa, Con cũng là Thiên Chúa, vì bất cứ ai sinh ra từ Thiên Chúa là Thiên Chúa". Tức con người do Thượng Đế sinh ra, nên mang bản thể của Thượng Đế, chứ không thể nào chính con người là Thượng Đế.

Trên đây là tóm lược những ý chính trong bài viết của tác giả Trần Kiêm Đoàn mà tôi đã nhận được. Qua đó người đọc tất cũng hiểu được tinh thần bài viết của ông Nguyễn Hữu Liêm cũng như ý nghĩa các tài liệu liên quan mà cả hai ông này đã đề cập. Dĩ nhiên theo tôi thấy, ông Đoàn có hiểu rất sâu sắc về đạo Phật cũng như ý nghĩa những vấn đề có liên quan hiện nay của nó. Tôi không rõ ông Đoàn có là Phật tử không, nhưng tinh thần của ông cho thấy đúng là người Phật tử, và ngôn ngữ của ông đúng là ngôn từ rất hàm súc và rất chuyên sâu của những người trong đạo Phật. Các tác giả liên quan kia cũng vậy, tôi không biết họ có là Phật tử không, nhưng chí ít tôi nghĩ họ cũng là những người có quan tâm hoặc có cảm tình nào đó đối với lý thuyết nhà Phật. Như ông Liêm chẳng hạn, được ông Đoàn cho biết hiện nay là một luật sư và đang giảng dạy triết học. Điều này đối với tác giả bài viết này cũng là một sự trùng hợp, có nghĩa về nghề nghiệp và mục đích làm tư duy triết học, ông Liêm quả cũng có nét giống tôi. Riêng các ông Allen Carr và Hattaway, tôi nghĩ họ là người nước ngoài, chắc là người phương Tây, nên tất nhiên cái nhìn của họ về đạo Phật không thể nào hoàn toàn giống được với ông Đoàn, ông Liêm cũng như nhiều người khác. Dù sao, ý nghĩa của họ cũng là thiện chí mà không phải có ý làm phương hại gì đến đạo Phật.

Riêng đối với ông Liêm, tôi nghĩ chắc ông làm việc ở nước ngoài lâu, lại có nhiều hiểu biết về triết học phương Tây, thành cái nhìn về đạo Phật và nhận thức về Phật giáo dường như không hẳn đã mang tính chất bản lai diện mục về đạo Phật như ông Liêm cũng đã nhìn thấy và phần nào phê phán. Bởi tôi nghĩ mỗi nền triết học vẫn có các đặc thù riêng, nếu nhận thức về các đạo giáo, các tư tưởng phương Đông lại thuần túy bằng phạm trù tư duy suy lý như kiểu phương Tây thì thật sự có thể có nhiều thiếu sót và khó có thể đạt tới được nhứng mặt sâu lắng, những ý nghĩa trực nhận mà chính những người trong bản thân của ý thức nhận thức đó bắt buộc phải có. Nhất là nếu ông Liêm lại "chơi" triết học ứng dụng (applied) theo lối Anh Mỹ, kiểu như Wittgenstein để đánh giá hoặc hiểu về đạo Phật thì tôi e rằng có thể có những phần nào đó rất phiến diện. Bởi ai cũng biết rằng mọi khía cạnh của ngôn ngữ diễn đạt hình thức luôn có phần hạn chế, mọi tư duy theo kiểu lô-gích duy lý bề ngoài có thể nhiều khi rất xa với trực giác hay những trực nhận bản thân của người khác mà chính người nhắm đến đo không thể nào diễn đạt được hoàn toàn trọn vẹn hay đầy đủ được. Đây cũng chính là ý nghĩa của triết học Phật giáo, được trải nghiệm bởi chính bản thân đức Phật, mà nếu chỉ phê phán nó thuần túy bằng các suy nghĩ, các phạm trù nhận thức phương Tây, các lý luận lô-gích hình thức bề ngoài, có khác gì nhìn một trái cây bề ngoài có bao giờ biết ra được các bản thân mùi vị bên trong của nó được. Nên nói tóm lại, hình ảnh về cái bình ruồi của Wittgenstein là có phần hời hợt và không xác đáng.

Tuy vậy, đọc các bài viết trên, mọi người có thể giật mình là mối đe dọa đối với Phật giáo hiện nay là có thật. Chính vì vậy tuy tôi không phải là người Phật giáo nhưng tôi thấy có mối quan tâm, và chắc những người Phật giáo thật sự còn phải quan tâm rất nhiều hơn như thế. Trường hợp của ông Đoàn hay ông Liêm viết bài, có thể là những ví dụ chẳng hạn. Tính phát sinh của điều đó đúng ra chỉ là lẽ công bình bên ngoài, mình thấy có điều gì chính đáng mà lại có thể bị phương hại hay mai một đi, vậy thì phải quan tâm, thế thôi. Đạo Phật cũng vậy, nó là điều rất chính đáng, chính đáng trong giáo lý của đức Phật, chính đáng trong ý nghĩa xã hội thường xuyên của nó, nên nếu đạo Phật bị phương hại hay mai một quả thật là điều rất đáng tiếc. Về lý thuyết đạo Phật, xin để dành cho các tu sĩ Phật giáo. Tuy nhiên hiểu lý thuyết đạo Phật, tức giáo lý của đức Phật sâu tới đâu lại là chuyện khác. Tu sĩ và nhà nghiên cứu Phật học hoàn toàn là chuyện khác. Nhà nghiên cứu Phật học và nhà tư tưởng Phật giáo hoàn toàn là chuyện khác. Người noi theo giáo lý của Đức Phật theo nghĩa nào đó và người có thể vận dùng và thực hành giáo lý ấy hoàn toàn độc lập, tự chủ, sâu lắng trong chính bản thân mình lại là chuyện khác. Ngay cả đạo Phật, hay Phật giáo và triết học Phật giáo cũng là chuyện khác. Phật là nhà tư tưởng, nhà triết học lớn, hay Phật là người tu đạo, vị giáo chủ, người chỉ đường thực hành cho người khác, cho xã hội, cũng không phải chỉ là những điều dễ hiểu hoặc suy nghĩ hời hợt được. Đấy ý nghĩa chiều sâu của Phật giáo là thế, và ý nghĩa của những người thực hành đạo Phật cũng thế.

Cho nên nói đến tôn giáo là nói đến vị giáo chủ, lý thuyết của vị giáo chủ đó đưa ra, và những tín đồ, tức những người thực hành và hoạt động theo tôn giáo đó. Điều đó có nghĩa một tôn giáo nào đó có mai một hay không qua từng thời đại hoặc xã hội thực chất là còn tùy cả ba yếu tố đó. Có khi tôn giáo mai một nhưng ý nghĩa và giá trị của vị giáo chủ và lý thuyết vị giáo chủ đưa ra vẫn luôn có ý nghĩa, giá trị và vẫn tồn tại muôn đời. Đó cũng là ý nghĩa của việc Phật giáo từ xưa đã bị đẩy ra khỏi Ấn độ, nhưng lại phát triển và tồn tại mạnh mẽ ở các quốc gia châu Á khác, trong đó có Việt Nam. Đó có nghĩa là sự phù hợp hay ít phù hợp của một lý thuyết nào đó đối với khung cảnh xã hội, truyền thống xã hội, hay chính bản chất và các sắc thái tinh thần của xã hội, dân tộc, đất nước đó. Tất nhiên những chuẩn mực đó không thể chủ quan, bởi vì nó vẫn có thể biên thiên, thay đổi theo từng hoàn cảnh cụ thể khác nhau của những thời đại. Vậy nên về mặt thực tế, nói cho cùng, sự tồn tại và phát huy được hay không của một tôn giáo còn tùy chính những con người cá nhân cụ thể đang họp thành tôn giáo đó, tức là các tín đồ của nó. Bởi ai cũng biết tín đồ chủ yếu là ở niềm tin, ở sinh hoạt tôn giáo, ở sự tổ chức của giáo hội, ở chất lượng và số lượng của những người theo đạo, ở ý nghĩa, hiệu lực của những hệ thống chức sắc và bản thân giá trị của mọi thành phần chức sắc trong chính hệ thống tổ chức, thực hành của tôn giáo đó. Ý nghĩa của Phật giáo nhất thiết cũng không ra ngoài nguyên lý ấy, và sự tìm tòi, cách tân lại những gì là ưu điểm, những gì còn là nhược điểm của mình, cũng là điều hoàn toàn cần thiết, sáng suốt, và ích lợi.

Như vậy, ý nghĩa còn lại ở đây qua bài viết của các tác giả về nguy cơ của đạo Phật hiện nay chính là niềm tin về "tính Không" và "Thượng đế". Các tác giả đều cho rằng điểm mạnh của đạo Tin lành đối với quần chúng vẫn luôn là sự cứu rỗi của Thượng đế, còn điểm yếu của Phật giáo đối với quần chúng hiện nay chính là việc không công nhận có sự cứu rỗi của một Thượng đế, và ý nghĩa của tính Không. Các quan điểm này đúng ra hoàn toàn chính xác và thực tế. Bởi vì bất cứ tôn giáo nào, hay ngay cả những trào lưu chính trị cũng thế, lực lượng chính yếu của nó vẫn chính là số đông quần chúng đi theo, mà phần lớn những người này đều là những sự hiểu biết bình dân, luôn luôn hướng đến cái lợi trước mắt, hoặc là lợi ích vật chất hay tinh thần, hoặc là cả hai, hoặc là sự thú vị hay ích lợi thiết thân, sát sườn nào đó mà họ quan niệm. Do đó, lý tưởng và thực lợi ở đây hoàn toàn là điều khác. Đạo Tin lành ai cũng biết là một tôn giáo giàu có, trong khi Phật giáo mang ý nghĩa xuất tục, hướng về sự tự thân giải thoát, hướng về tính từ bi và chịu đựng, không đặt nặng về lợi ích vật chất mà hướng đến tinh thần siêu thoát, hướng đến sự giải phóng tuyệt đối về cá nhân, thế thì điều này có thích hợp với thời đại ngày nay phần lớn là thời đại thực dụng, đó cũng là điều nên đáng quan tâm cũng như rất cần bàn tới, nhất là những người có quan tâm, tâm huyết, hay cả những chức sắc, những người trong chính lòng đạo Phật. Tất nhiên ý nghĩa là sự tự do tôn giáo của mọi người, cho nên sự lôi kéo bằng các hình thức nào đó là không thể bị cấm, bởi vì đó cũng là những yêu cầu tự do nhất định, nhưng cái chính là sự tự vệ, sự không để bị cám dỗ nhất thời nào đó, cái chính là ý nghĩa chân lý khách quan của từng tôn giáo, cái chính là tự thân mỗi người có đạo, dù là đạo gì cũng vậy, tức cái chính là ý nghĩa đạo lý hiểu theo nghĩa rộng, ý nghĩa của chân giá trị khách quan, ý nghĩa của chân lý tối hậu, ý nghĩa của bản thân nhận thức đúng đắn và chân chính của mỗi chủ thể cá nhân, đó hoàn toàn là những gì chính đáng nhất mà không thể ai xâm phạm.

Cho nên ý nghĩa cuối cùng còn lại vẫn là ý nghĩa về Thượng đế, về giải thoát, và về tính Không như từ đầu đã nói. Khái niệm Thượng đế tất nhiên là khái niệm về sự tồn tại của một chủ thể siêu nhiên, một ý chí tuyệt đối, một năng quyền và tình thương yêu đích thực mang ý nghĩa cứu rỗi, giả thoát mọi cá nhân con người. Đó là ý nghĩa của những tôn giáo hữu thần, cụ thể là Do thái giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo, Tin lành giáo mà mọi người đều biết, cho dầu khái niệm Thượng đế như thế có được hóa thân ra hình ảnh con người hay hoàn toàn không có ảnh tượng chỉ là chuyện khác. Trong khi đó Phật giáo đúng ra chỉ là một trải nghiệm tâm linh, đó là toàn bộ cuộc đời sống đạo của đức Phật, ngài đã thấu thị được mọi điều về bản thân vũ trụ qua chính tâm thức của riêng mình và để truyền lại cho đời. Giáo lý đạo Phật do vậy là giáo lý của sự tự giải thoát mà không hề mong vào sự giải thoát bên ngoài nào khác. Phật nói khi bàn tay chỉ mặt trăng, phải nhìn vào mặt trăng mà không thể chỉ nhìn vào bàn tay. Mặt trăng đó là giáo lý đạo Phật, bàn tay đó là bản thân đức Thích ca hay cả giáo hội Phật giáo. Bởi vậy ý nghĩa bình dân là đi chùa cúng Phật, cầu xin Phật, còn ý nghĩa trí thức là đi chùa để chiêm bái Phật, để ngưỡng mộ ý nghĩa cao khiết và chân lý chỉ ra của ngài, đi chùa để tịnh lòng, để trực quan thêm về ý nghĩa chân lý, mà hoàn toàn không phải để cầu xin bất cứ điều gì. Đạo Phật quả đúng là cái Đạo, tức là con đường đi, tự đi thì mới đến. Tức đạo Phật không phải hữu thần cũng không phải vô thần theo nghĩa thông thường. Trong khi đó các tôn giáo khác rõ ràng có tin điều, có niềm tin cứu rỗi cụ thể, có sự tổ chức và những lễ nghi chặt chẽ của giáo hội, nói tóm nó giống như con đường rây, mọi toa tàu phải được đặt vào đúng vị trí trên đường, và toa tàu nhất thiết phải có lộ trình cũng như phải tự động và an toàn đến đích. Đó chính là ý nghĩa tôn giáo đích thực, là tính chất được dẫn dắt theo niềm tin, mà không phải có niềm tin rồi tự mình phải hành trình đi cho đến đích. Điều đó cũng cho thấy ý nghĩa của đạo Phật là ý nghĩa về triết học, ý nghĩa của một hệ thống tư tưởng, ý nghĩa của yêu cầu phải trải nghiệm bản thân, mà không hoàn toàn là ý nghĩa thuần túy tôn giáo như những tôn giáo khác. Bởi đối với các tôn giáo nói chung, niềm tin, tín điều là chính, rồi mới đi đến lý thuyết hay giáo lý. Trong khi đó đạo Phật hoàn toàn ngược lại, chính lý thuyết hay giáo lý tạo thành niềm tin, đức tin, thành mục đích hành đạo mà không là gì khác. Do đó, tính trí thức là tính triết học của đạo Phật, còn tính bình dân, đó là tính tôn giáo của đạo Phật.

Vậy thì để kết luận, cái khác và cái giống nhau giữa Chân lý và Thượng đế là gì. Thật ra giữa hai cái này không có gì khác cả. Nếu Thượng đế không phải là Chân lý, tất nhiên đó cũng không phải là Thượng đế. Còn nếu Chân lý khách quan nó quả là như thế, thì đó cũng chính là Thượng đế duy nhất rồi còn gì. Cho nên ý nghĩa của con người chỉ là ý nghĩa của niềm tin mà không là gì khác. Khi ta tin rằng Chân lý là Thượng đế, thì đúng là ý nghĩa cao tột sau cùng chính là Thượng đế. Nhưng khi ta tin Thượng đế mới là Chân lý, thì làm gì có cái gì khác hơn Thượng đế như là ý nghĩa và giá trị sau cùng. Có nghĩa Chân lý khách quan chỉ là duy nhất, còn nhìn hay quan niệm Chân lý khách quan đó ra sao lại là chuyện khác. Giống như một cái lộc bình có quai. Khi nhìn từ trên xuống, có thể người ta chỉ thấy một vành tròn, bên trong trống rỗng. Nhưng khi nhìn từ dưới lên, đó cũng là một vành tròn, nhưng hoàn toàn đặc kín. Khi nhìn nghiêng, có khi là một hình như thế nào đó có một quai, có hai quai, hay chẳng có cái quai nào. Như vậy cách nhìn, cách quan niệm có làm thay đổi gì bản thân cái lộc bình khách quan không. Hẳn nhiên là hoàn toàn không. Thế thì Chân lý và niềm tin cũng vậy. Đúng ra Chân lý là phải có, nhất thiết phải có, thậm chí chỉ có thể có một. Nhưng niềm tin thì hoàn toàn phong phú, hoàn toàn đa dạng, và đó lại chính là một thực tế. Bởi vậy không có niềm tin về Chân lý tối cao, tối hậu, đó chính là tính cách vô thần. Còn có niềm tin về Chân lý tối cao, tối hậu, đó là ý nghĩa hữu thần, hay ý nghĩa của các tôn giáo nói chung.

Tôi không phải là người theo tôn giáo, cụ thể tôi không phải là người đạo Phật, nhưng thực chất tôi là người làm triết học, theo đuổi tư duy triết học, nên tôi không phản đối tôn giáo mà còn cảm tình, tìm hiểu, hay đồng hành với các tôn giáo, nói chung mọi tôn giáo đích thực nhất, trong đó tất nhiên kể cả triết lý Phật giáo, tức đạo Phật. Bởi vậy bài viết này chính là một bài viết để cho những người trong đạo Tin lành cùng suy nghĩ, những người trong Phật giáo cùng suy nghĩ, những người trong mọi tôn giáo khác cùng suy nghĩ, và tất nhiên kể cả những người không tin vào tôn giáo, những người phi tôn giáo, tức những người hoàn toàn chủ trương vô đạo, cũng vậy.


Đà Lạt, một sớm mùa Xuân Tân Mão
(25/02/2011)
VÕ HƯNG THANH




Người Quốc Gia là những người đặt Tổ Quốc lên bản vị tối cao, tối cao có nghĩa là trên tất cả mọi vật, kể cả tôn giáo, đảng phái, và cả chính bản thân mình.