28 January 2015

Hồ ly qua kính chiếu yêu Trần Đức Thảo

Hồ ly qua kính chiếu yêu Trần Đức Thảo
Vạng Lộc

Hồ Chí Minh được đảng Việt cộng coi là người có một đầu óc siêu việt, hết lòng vì dân vì nước, không màn danh lợi, hy sinh đời sống riêng tư, đã chỉ đạo công cuộc đánh đuổi thực dân Pháp, đế quốc Mỹ để thống nhứt đất nước.

Tuy ông Hồ chết đã lâu (1969), ông vẫn còn tôn sùng như một ông thánh trọn tốt trọn lành, các hình tượng chẳng những đặt ở các công sở, công viên mà còn đặt trong các đền chùa miếu mạo, tập đoàn cầm quyền muốn tiếp tục ăn oản thì phải làm như thế (như lời mách cho Trịnh Kiểm của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: "Giữ chùa thờ Phật thì ăn oản.").

Thật hư thế nào?

Hãy nghe phân tích của triết gia Trần Đức Thảo, người đã quyết tâm về nước hầu giúp ông Hồ trong công cuộc giải phóng đất nước, đem lại ấm no hạnh phúc cho đồng bào, các đoạn chữ xiêng trích ra từ cuốn Trần Đức Thảo.-Những lời trăng trối do Tri Vũ -Phan Ngọc Khuê ghi lại do Tổ hợp xuất bản miền Đông Hoa kỳ ấn hành năm 2014.

Trước hết xin nhắc qua quyết tâm về phục vụ tổ quốc của Trần Đức Thảo, nhân trong cuộc tiếp xúc với ông Hồ với một số trí thức ở Paris năm 1946, ông bày tỏ: "Tôi rất mong được về nước cùng cụ xậy dựng thành công một mô hình cách mạng tốt đẹp ... tại quê hương ta"! ... Ông cụ lúc ấy chỉ mỉm cười, nhưng nét mặt thì vẫn lạnh lùng khi nhìn tôi. Tới lúc Hồ chủ tịch lần lượt bắt tay từ biệt mọi người. Khi bắt tay tôi thì "ông cụ" nói với tôi một cách nghiêm nghị: "Còn chú Thảo này thì cách mạng chưa cần tới chú lúc này đâu. Chú cứ ở lại Paris thì có lợi cho cách mạng và cho chú hơn." (259)

Dầu vậy, ông cũng cố lặn lội về nước cho bằng được, ông kể: "tôi về là do sự vận động của tôi với sự trợ giúp của đảng cộng sản Pháp. Và qua đảng cộng sản Pháp thì có cả sự giúp đỡ của phía lãnh đạo Liên Xô nữa." (242), "tôi trở về bằng đường xe lửa Liên Á của Liên xô. Rồi chuyển qua một tuyến xe lửa khác tới ga An Huy ở Mãn châu của Trung quốc" (84).

Đấy là một nghi vấn đối với ông Hồ, ông luôn "bị coi như là một kẻ phản động, bị nghi là "kẻ địch cài vào hàng ngũ cách mạng"" (tr 43), số phận hẩm hiu từ đó đeo đẳng suốt cuộc đời, nhờ thế mà chúng ta có được một chứng nhân lịch sử, những chứng tích cụ thể, những nhận định sâu sắc.

Theo ông Thảo, ông Hồ: "là một Tào Tháo muôn mặt của muôn đời, một con người không có tình bạn, không có tình yêu gia đình, tình yêu con cái, một bộ óc nung đúc một cuồng vọng, với một ưu tư duy nhất là phải leo lên đến tột đỉnh quyền lực để đạt tới mục tiêu của mình" (318)

Nhưng ông Hồ có thật là một đầu óc siêu việt không?

Ông Thảo nhận định: "Thực tế mà nói thì "ông cụ" biết rằng về trình độ tư tưởng, lý luận, thì mình làm sao so được với những Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ là những người được đào tạo chính quy, ngay cả với Trường Chinh cũng vậy ..." (267), "Vậy mà "ông cụ" lật ngược lại mọi tình huống, qua mặt tất cả những trở ngại trong đảng như Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ, kể cả Trường Chinh ... để rồi vẻ vang vươn lên làm tổng bí thư kiêm chủ tịch nước năm 1945. Đây là một sự kiện lịch sử, cho tới nay, chưa có tư liệu nào làm sáng tỏ ... họ là kẻ cả đời vào tù ra khám ở trong nước, đã từng được đào tạo chính qui, với hậu thuẫn của Đệ tam quốc tế ... vậy mà cuối cùng họ cũng bị đẩy vào hàng thứ yếu, chôn vùi vào quên lảng, như trường hợp cay đắng của Trần Văn Giàu." (353), "Phải ghi nhận rằng lãnh tụ Hồ Chí Minh là một nhà chính trị "mưu thần chước quỷ, chuyên hành động muôn hướng, muôn mặt, trí trá còn hơn cả huyền thoại Tào Tháo trong cổ sử Trung quốc." (356) 

Kẻ không có tài lại có nhiều tham vọng, đúng ra là cuồng vọng, thể hiện qua việc thay đổi danh tánh: "Phải phân tích cặn kẽ từng cái biệt danh ấy như là một dấu hiệu tâm lý chính trị, từ lúc chỉ mong có cơ hội thành đạt (Tất Thành), cho tới lúc quyết tâm, bằng mọi giá, mọi cách để đạt tới tột đỉnh của quyền lực như là một ông vua (Vương), là một người yêu nước chân chính ('Ái Quốc'), là một lãnh tụ thông minh bậc nhất trong thiên hạ (CHÍ MINH)! ..... Một nhà túc nho, một người trí thức có đầu óc tỉnh táo, có liêm sỷ, một bộ não minh triết không bao giờ tự ý xưng mình là 'Vương', là 'Ái Quốc', là 'CHÍ MINH' như thế"  (292), để đạt mục đích ông Hồ rất giỏi các trò tiểu xảo, sử dụng dưới trướng toàn những tên nịnh bợ: "Trong vòng thân cận "ông cụ", không hề có một chuyên viên trí thức nào có bằng cấp tốt nghiệp đại học cả. Chỉ toàn là những hầu cận, cận vệ ít học được "ông cụ" đào tạo, để phục tùng thì sau đều được "ông cụ" đề bạt lên thành tướng, thành giám đốc, thành bí thư v.v. .. Còn giới học thức chỉ được làm việc ở vòng xa bên ngoài." (291), "chung quanh "ông cụ" có nhiều phe cánh kình chống nhau, ngầm hạ uy tín nhau rất là tàn nhẫn. Và điều đó cho thấy "ông cụ" lúc lên tới đỉnh cao quyền lực thì rồi đã lâm vào hoàn cảnh của một phù thủy không còn điều khiển được đám âm binh hung bạo, tùy tiện, hỗn xược do chính mình đã tạo ra!" (297)

Cũng "vì cuồng vọng quyền lực, mà "ông cụ" đã không ngần ngại công khai, lộ liễu viết sách , dù đã ký với những cái tên khác, để tự ca ngợi, tự tôn vinh chính mình. Tự chọn lựa từng chi tiết nhỏ nhặt nhất để đề cao, để sùng bái lãnh tụ là ... chính mình." (319), cuốn thứ nhứt: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch dưới bút hiệu Trần Dân Tiên, xuất bản năm 1948, cuốn thứ hai: Vừa đi đường vừa kể chuyện dưới tên T. Lan, xuất bản năm 1963,  việc ông Hồ được gọi bằng bác không phải do dân chúng kính trọng tôn xưng gì đâu mà do dàn dựng cả, ông Thảo kể lại lời dặn dò kỹ lưởng trong buổi "tập huấn" trước khi diện kiến: "không được xưng "tôi", y như là ngang hàng với "Người".
- Nếu không được xưng tôi thì xưng bằng gì?
- Đồng chí có thể xưng bằng "con" hay bằng "cháu" và phải gọi "Người" bằng "bác" như đồng bào vẫn gọi." (247), theo Lữ Phương: "ông Giàu (tức Trần Văn Giàu) thuật lại chuyện gặp Nguyễn Ái Quốc lần đầu (lúc ấy đã là Hồ Chí Minh) và cũng gọi bằng "anh" nhưng đã bị Hồ Chí Minh khuyên không nên gọi như vậy mà nên xưng hô như mọi người.", thậm chí còn thậm xưng là "Cha già dân tộc", ông Hồ viết trong Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch (trang chót): "Nhân dân gọi Hồ chủ tịch là Cha già của dân tộc, vì Hồ chủ tịch là người con trung thành nhất của tổ quốc Việt Nam.", nên nhớ lúc đó Hồ chỉ mới 58 tuổi.

Một con người bất cố liêm sỉ đến thế thì liệu có thể lo nghĩ gì đến hạnh phúc của người dân?

"Cứ theo thực tại mà xét, thì "ông cụ" là một con người cực kỳ vị kỷ, mang mặc cảm tự tôn tuyệt đối. Từ cách mang đôi dép râu bình dân, từ cách để hở ra cái áo lót nâu đơn sơ, thủng vào lổ bên trong, từ cách không cài hết khuy áo sơ mi, tới cách khoác hờ cái tấm nhựa bên ngoài ... đó là những cách thức phô diễn đã được chọn lựa cân nhắc kỹ. Những chi tiết ấy tạo ra một thứ vương bào siêu vật chất, đầy hào quang của cách mạng vô sản!" (264), "Cụ Hồ còn nêu gương thanh đạm, bắt làm nhà gỗ để cụ ở, nhưng chung quanh và những người thừa kế cụ, có ai theo gương sống thanh đạm như thế đâu. Bởi chung quanh đều biết tấm gương ấy chỉ là thứ đạo đức hình thức, bề ngoài nhưng trong thực tế thì lại khác, ông cụ vẫn sống rất là đầy đủ về mọi mặt, kể cả về vấn đề sinh lý." (83), ngoài bà vợ Tàu Tăng Tuyết Minh coi như chính thức, còn chuyện ba lăng nhăng của Hồ thì diễn ra mọi lúc mọi nơi, nhiều người đã biết, Ông Bảo Đại kể trong cuốn Le Dragon d'Annam, tr 134: "Pendant son séjour à Moscou, Hô Chi Minh a vécu avec une Russe dont il aurait eu une fille." (Trong thời gian ở Mạc tư khoa, Hồ Chí Minh sống với một phụ nữ Nga, có một người con gái), Ông Trần Trọng Kim kể trong cuốn Một cơn gió bụi, tr 75: "Về khoảng cuối năm 1944, Việt Nam cách mạng đồng minh hội ... cho ông Hồ Chí Minh cùng 22 đảng viên phần nhiều là người trong đảng phục quốc về nước để khởi sự hành động. Trong số 22 người ấy có một nữ đảng viên tên Đỗ Thị Lạc là người sau có đứa con gái với Hồ Chí Minh.", các chuyện lem nhem này loại thâm cung bí sử, nhưng màn bí mật đã hé lộ dần, như tằng tịu với Nguyễn thị Minh Khai, Nông thị Xuân, Nguyễn Thị Phương Mai, ..., cứ nhìn cách ôm hôn "kỳ quái" các "cháu ngoan nhi đồng" giữa thanh thiên bạch nhựt của lão hẳn hiểu chuyện thâm cung.
Cứ nhìn cách ôm hôn "kỳ quái" các "cháu ngoan nhi đồng" giữa thanh thiên bạch nhựt của lão...
Một người nghĩ đến hạnh phúc của đồng bào không thể sử dụng một giai cấp này để triệt tiêu một giai cấp khác, kết quả là hàng trăm ngàn người bị sát hại dã man trong công cuộc cải cách ruộng đất, chính Hồ minh thị: "trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản" ("Hồ Chí Minh -Những sự kiện" -Nhà xuất bản thông tin lý luận Hà Nội 1987, tr 40), Cụ Trần Trọng Kim giải thích: "Dù có nói tranh đấu cho quốc gia hay cho dân tộc nữa, cũng chỉ là cái phương pháp dùng tạm thời trong một cơ hội nào để cho được việc mà thôi, chứ mục đích cốt yếu là tranh đấu cho giai cấp vô sản ... " (Một cơn gió bụi, tr 113).

Nên việc coi Hồ có công đánh đuổi thực dân Pháp, đế quốc Mỹ để thống nhứt đất nước là chuyện lừa mị. Một người thật sự nghĩ đến quyền lợi đất nước không thể không tiếc máu xương của hàng triệu sanh linh trong cảnh huynh đệ tương tàn, theo ông Trần Đức Thảo: "Tiềm lực của mỗi quốc gia, là ở trong ý thức thuộc về cùng một dân tộc, cùng một lịch sử, cùng một ngôn ngữ, cùng một đất nước. Không thể quên rằng nội lực một dân tộc là nên tảng đạo lý ngay thẳng do tổ tiên để lại. Nhưng lịch sử nước ta thì đã trải qua những giai đoạn đau buồn dẹp bỏ di sản đạo đức của tổ tiên để đón nhận thứ "đạo đức cách mạng mác xít". Chấp nhận việc chia cắt lãnh thổ dù chỉ là tạm thời, nhưng việc đó thực sự đã chia rẽ dân tộc, đã tạo ra sự phân biệt đối xử vì khác "ý thức hệ" mà coi nhau như kẻ thù. ... đã coi nhau là kẻ thù thì rất dễ phạm tội ác. Cái lô gích của chiến tranh nào, của cách mạng nào mà không hề gây tội ác? Lén lút ném lựu đạn, ám sát nhau ở thành thị và nông thôn không phải là tội ác sao? Vậy mà nay đảng đã công khai khoe thành tích ám sát, ném lựu đạn ở vùng địch, khoe lén lút đưa đại quân, len lỏi rừng già Trường sơn vào Nam, để xé hiệp định Genève, xé hiệp định Paris ... Như khi đảng ký hiệp định Genève, là biết sẽ chẳng thể tôn trọng nó. Vì thế đảng chỉ rút ra Bắc một phần lực lượng, phần còn lại, để mai phục sẵn ở miền Nam, chờ cơ hội ra tay mở lại chiến tranh. Lúc ký hiệp định Paris, theo định nghĩa là để chấm dứt chiến tranh, là để duy trì hòa bình, nhưng đảng đã ký để dùng chúng chuẩn bị mở lại chiến tranh cho rộng hơn, ác liệt hơn. ... Chung quanh ta, ở khắp vùng Đông Nam Á, chẳng có một nước nào đi theo con đường chiến tranh trường kỳ và triệt để như thế. Họ đã cố tránh hiểm họa của chiến tranh." (357).

Vậy động cơ trực tiếp nào thúc đẩy Hồ làm những điều tàn độc như thế? ÔngThảo giải thích: "Phải nói thẳng ra rằng là Mao đã như trực tiếp bẻ lái "ông cụ". Cái mảng tối nên tìm hiểu là lúc được bố trí vào làm việc trong "Bát lộ quân" của đảng cộng sản Tàu, với quân hàm thiếu tá thì "ông cụ" đã tuyên thệ đã gia nhập đảng cộng sản Trung quốc vào lúc nào, do ai đỡ đầu? Tuyên thệ như thế thì có phải từ bỏ quốc tịch VN hay không? Ngay khi vào tiếp thu Hà nội, tôi đã được nghe kể nhiều về "sự ưu ái của Mao chủ tịch vĩ đại"  đối với "bác Hồ" ... chỉ đạo "bác" đứng ra thành lập đảng CS VN để kết nghĩa anh em với đảng CS Trung quốc ..." (254).

Hiểu ngọn nguồn như thế thì mới hiểu vì sao đất nước bị cột chặt vào Tàu, mới hiểu tội ác tày trời của Hồ đối với dân tộc.

Dầu vậy, vẫn có nhiều tác giả viết ca ngợi ông Hồ, sao có sự nghịch thường này?

Lý do theo triết gia Trần Đức Thảo: ".. các nhà sử học khi nghiên cứu về "bác Hồ" đã chỉ căn cứ trên những tư liệu của đảng cộng sản, nên không thể nào nhìn rõ sự thật; ... Họ chỉ là những ông thầy bói mù được sờ vào, không phải là một con voi, mà là một con khủng long ba đầu chín đuôi!" (292)

Như vậy, qua lăng kính Trần Đức Thảo, Hồ ly đã hiện nguyên hình./-

Vạng Lộc
1-2015

No comments:

Post a Comment