28 March 2012

Đổ Lỗi Phật Giáo Làm Mất Miền Nam Là Một Trò Hề Của Thời Đại

Đổ Lỗi Phật Giáo Làm Mất Miền Nam Là Một Trò Hề Của Thời Đại


Sự đổ lỗi Phật giáo làm mất miền Nam là một trò hề vô cùng lố bịch của thời đại. Tiêu biểu cho những trò hề này, hung hăng nhất, trơ trẽn nhất, ngang ngược nhất, lố lăng và lỗ mãng nhất không ai khác hơn là đám dư đảng Cần Lao Thiên Chúa giáo Vatican La mã mũi tẹt da vàng Vietnamese không hơn không kém. 

Nguyên nhân dẫn đến những sự đổ lỗi bất lương bất chánh này, căn bản là do bởi phong trào tranh đấu của Phật giáo năm 1963 nhằm phản đối chế độ ông Ngô Đình Diệm đã cho thi hành một chính sách bất công về quyền bình đẳng tôn giáo. Cụ thể nhất mà những trang sử ngày nay vẫn còn lưu lại cho đời là việc triệt hạ giáo kỳ Phật giáo trong mùa Phật Đản PL 2507 (1963), tấn công chiến dịch nước lũ vào chùa chiền trên toàn cõi Nam Việt Nam vào đêm 20.8.1963 mà anh em ông Ngô Đình Diệm đã thảo luận, khẳng định rằng việc mấy ông ấy làm là "vì Chúa, vì Giáo hội" (xem "Đảng Cần Lao" của Chu Bằng Lĩnh!). 

Nhìn tổng quát hành tung anh em ông Ngô Đình Diệm đã cho thi thố suốt thời Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1954 đến 1963 thì không thể phủ bác về những tính chất bao hàm các thứ độc tài Gia đình trị, Thiên Chúa giáo trị và độc đảng Cần Lao trị. Ai có thể chỉ ra, có một đảng phái chính trị nào khác với Đảng  Cần Lao đương thời lúc bấy giờ mà có thể có được trạng thái bằng khung cảnh tự do để hoạt động trong mô thức tự do đa nguyên đa đảng thì chỉ ra xem? Các đảng phái, các tôn giáo khác với Đảng Cần Lao, khác với đạo Thiên Chúa Vatican La mã lúc bấy giờ đều bị chế độ Ngô triều lên kế hoạch để sẽ lần lần triệt tiêu. Những chính khách nào dám chỉ trích, phê bình, lên án, hay âm mưu đảo chánh thì bị mạng lưới Công An Mật Vụ âm thầm bắt cóc thủ tiêu vô cùng dã man, tàn bạo. Danh từ đạo "Công Giáo" áp đặt nhét vào miệng nhân dân miền Nam cũng là thời kỳ này. Chứ ngay từ hồi Giáo sĩ Đắc Lộ giảng đạo bằng tiếng Việt, chữ Việt thì ông ta cũng đâu đã dám ngạo mạn dùng hai chữ "Công Giáo"! Phải chăng vì lẽ chính bản thân ông ấy có lúc còn bị triều đình Việt Nam đuổi cổ thì ở đó mà "công"!? 

Phật giáo thì bị lâm cảnh phong ba bão tố vô tiền khoáng hậu đối với lịch sử như đã thoáng sơ qua. Cao Đài thì Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc suýt chút bị táng mạng, nếu Ngài không thoát thân được sớm để chạy lánh nạn sang Cao Miên. Lực lượng Hòa Hảo thì tướng Ba Cụt Lê Quang Vinh bị gạt ra hợp tác, sáp nhập quân đội vào với quân đội Quốc Gia rồi phục kích bắt cóc, đưa ra tòa, chém đầu. Không cho gia đình nhận xác đem về mai táng. Vậy mà ông Lâm Lễ Trinh, người nhận nhiệm vụ từ ông Diệm làm Biện Lý buộc tội Lê Quang Vinh sau này nói chuyện gian dối, vô trách nhiệm là "chỉ có trời đất biết". Ông LLT thừa sức biết tất cả mọi việc đều do mệnh lệnh anh em ông Diệm (nhưng giấu giếm, đố dám nói thật?) chứ "trời đất" gì? Cho nên có người đã phê phán ngay: Tư Pháp, Tòa Án, Hồ Sơ, Chánh Án, Biện Lý, Công Tố, Bồi Thẩm Đoàn gì mà lại có thể ném qua ý nghĩa để cho "trời đất biết" vậy hả? (xem Những Bí Ẩn Lịch Sử Dưới Chế Độ Ngô Đình Diệm của Lê Trọng Văn). 

Những tay dư đảng Cần Lao ngày nay, sau hàng mấy mươi năm ngậm miệng, vụt ồn lên đổ lỗi Phật giáo, chửi rủa tướng lãnh đảo chánh, điêu ngoa nỗ lực bào gọt, hy vọng cho trơn những lầm lẫn vô tình hoặc cố ý mà chế độ ông Diệm đã gây ra cảnh thất sách, tội ác lên nhân dân miền Nam. Nhưng đâu có được? Đâu có đơn giản vậy? 

Riêng Phật giáo, những tay ôm mộng chạy tội ảo bằng cách nói rằng thời ông Diệm giúp xây chùa, nhiều trường Bồ Đề được thành lập này nọ là che mắt được lịch sử về hành vi bất minh bất chính mà anh em ông Diệm đã  làm "vì Chúa, vì Giáo Hội"? Chạy được tội trước tổ quốc, trước nhân dân đồng bào về việc ông Tổng Thống Diệm tuyên bố đem dâng nước Việt Nam cho một người đàn bà Do Thái còn trinh đẻ ra được con mà ông Bo Vu ở đâu đó cứ thắc mắc hoài?  

Nhưng, những điều dựng chuyện ba xạo đó (nói rằng ông Diệm giúp xây chùa Vĩnh Nghiêm, Xá Lợi…) đã thực sự bị chính tôi dẫn chứng để vạch mặt, bác bỏ thẳng thừng. Phải tự tin là hữu hiệu. Đơn giản chỉ vì đó là những sự thật mà thôi.

Nếu đám dư đảng Cần Lao viện lẽ dưới triều ông Diệm những chùa nào đã được xây dựng để biện minh rằng ông Diệm "tốt" với Phật giáo (cái này càng banh ra thì càng hiện rõ sự trớ trêu cay đắng)? Vậy thì, so với những chùa chiền, thậm chí thành những quần thể khu du lịch cho khách thập phương dưới thời CHXHCNVN hiện nay là điều khích lệ chứ không làm sao có thể tố cáo họ đàn áp được?! Nói tới chuyện "giúp đỡ" chùa chiền đối với những tay "thần dân của thành Rome" là làm tôi nhớ đến bối cảnh bi lụy, khốn nạn cho quê hương, cho Phật giáo Việt Nam về việc đám lính Gia Tô từ Bùi Chu Phát Diệm xuống Hà Nội lén đặt mìn phá hủy công trình kiến trúc Phật giáo có từ thời nhà Lý vào đêm 10.9.1954, đó là chùa Diên Hựu. Còn gọi là Chùa Một Cột.

Bây giờ, chúng ta thử ôn lại đôi nét về những diễn biến trên hoạn trường quan lộ, nhân sự và tình hình chính trị miền Nam trước đây xem sao việc những tay hoài Ngô muốn đổ lỗi cho Phật giáo về việc mất miền Nam có hợp lý hay không. 

Các tướng lãnh đảo chánh và những biến cố nghiêm trọng dưới triều ông Diệm: 

"Lần thứ nhất, Tướng Nguyễn Văn Hinh cuối năm 1954 bao vây Dinh Độc Lập, chiếm đài phát thanh, chỉ hằng ngày cho phát thanh chửi rủa gia đình họ Ngô nhưng không làm gì hơn nữa nên người ta gọi "đó là cuộc đảo chánh rùa bò".

Lần thứ hai, Tướng Nguyễn Văn Vỹ đảo chánh ngày 1-1-1955.

Lấn thứ ba, ông Hà Minh Trí (Cao Đài) ám sát hụt Tổng Thống Diệm ngày 21-2-1957 tại Hội Chợ Buôn Mê Thuột.

Lần thứ tư, Nguyễn Chánh Thi và Vương Văn Đông trong cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960. 

Lần thứ năm, hai phi công Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử lái chiến đấu cơ giội bom xuống Dinh Độc Lập sáng ngày 27-2-1962.

Lần thứ sáu, đảo chánh thành công bởi một tập đoàn tướng lãnh hùng hậu nhất từ trước, bắt đầu từ chiều ngày 1-11-1963 đến sáng ngày 2-11-1963 thì kết thúc chế độ." (Theo Trương Thanh Tân trên trang www.trungdao.net). 

Đoạn trích nêu trên, cho dù là của ai thì những sự kiện đó vẫn là sự thật đã xảy ra vào khung thời gian 9 năm anh em ông Ngô Đình Diệm cầm quyền. Trong sáu biến cố nghiêm trọng dẫn trên, không có cái nào là do Phật giáo, do mấy ông thầy, mà đó là do tướng lãnh, quân nhân, chí sĩ của miền Nam lúc bấy giờ.

Tình hình sau năm 1963:

Đảo chánh xong chế độ ông Ngô Đình Diệm ngày 2.11.1963, thì đến ngày 30.1.1964 tướng Nguyễn Khánh đảo chánh lần nửa, gọi là "chỉnh lý". Bắt nhốt hết mấy ông tướng nòng cốt lúc móc nối, đứng ra đảo chánh ông Diệm như Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim, Tôn Thất Đính, Mai Hữu Xuân và bắt luôn người cận vệ tướng Dương Văn Minh (nhưng ông Minh không dám can thiệp, che chở) là Thiếu Tá Nguyễn Văn Nhung (cho rằng là tay súng đã ám sát ông Diệm ông Nhu). Sau đó Nguyễn Văn Nhung chết.

Chúng ta hãy thử theo dõi đoạn này của vị cựu Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH qua hai thời kỳ Đệ Nhất và cuối thời kỳ Đệ Nhị VNCH, Trung Tướng Trần Văn Đôn mô tả trong Hồi Ký Việt Nam Nhân Chứng của ông, do Nhà Xuất Bản Xuân Thu, năm 1989 tại Hoa Kỳ, từ trang 367 đến 369 :

"Sau cuộc chỉnh lý, Nguyễn Khánh lên cầm quyền được các giới chức Mỹ ủng hộ. Tổng Thống Johnson gởi một thơ viết tay cho Nguyễn Khánh khen ngợi và hứa sẽ ủng hộ triệt để vì Nguyễn Khánh là người đang lãnh đạo Việt Nam chống Cộng đắc lực. Khối Thiên Chúa giáo coi ông như người của chế độ cũ ra chỉnh lý để trả thù cho ông Diệm. Với Phật giáo thì ông Khánh cho nha sĩ Châu là anh em bạn rể đến chùa Ấn Quang lân la phục vụ Thầy Trí Quang. Trong quân đội thì Nguyễn Khánh thăng cấp cho nhiều sĩ quan trong đó có Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Hữu Có… lên Trung Tướng và Nguyễn Cao Kỳ lên Thiếu Tướng. (Như vậy, với cấp bậc quân hàm cuối cùng làTrung Tướng và Thiếu Tướng của ông Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ là do Nguyễn Khánh ban cho - tqd). 

Lúc đầu Nguyễn Khánh được Tổng Trưởng Quốc Phòng Mỹ McNamara triệt để ủng hộ. Sau ông nầy thấy tham vọng của Khánh và kết quả của những việc ông ta làm nên thất vọng không nói gì đến Nguyễn Khánh nữa. Đến lúc Mỹ không những không tin tưởng mà còn đem lại nhiều khó khăn nên ông ta xoay qua liên lạc với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam." (Y chang anh em ông Diệm! - tqd).

Vợ Huỳnh Tấn Phát bị bắt, Nguyễn Khánh ra lệnh thả và viết thư riêng gởi cho Huỳnh Tấn Phát. Sau đó họ trả lời với Nguyễn Khánh là sẵn sàng đón tiếp về trong hàng ngũ của họ những người như Khánh. (Tháng 1 năm 1965 Khánh đến thăm tôi tại nhà 205 Hồng Bàng Chợ Lớn, có khoe  và đưa tôi đọc thư của Huỳnh Tấn Phát.)

Tình báo Mỹ biết nên Nguyễn Khánh phải ra đi ngày 25 tháng 2 năm 1965.

Trước đó Nguyễn Khánh là Chủ Tịch Hội Đồng Quân Lực. Khánh ra đi, Hội Đồng Quân Lực phải lựa người để đưa lên làm Chủ Tịch. Lẽ ra người đó phải là ông Dương Văn Minh – thâm niên nhất – nhưng ông minh đang lưu vong. Không ai dại gì dâng chức vụ cho ông ta khi họ nghĩ mình có thể nắm được. Vì vậy khi ông Dương Văn Minh về đến Bangkok thì người có thế lực lúc đó là các ông Thiệu, Kỳ không cho về nên phải lưu vong ở Bangkok. Những tướng trẻ đang dùng thì giờ làm những gì cần thiết để nắm chánh quyền. Tháng 4 năm 1965, nhóm tướng trẻ kéo nhau lại nhà Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu để yêu cầu ông cho về hưu tất cả Tướng Tá quân nhân đã hơn 25 năm ở trong quân đội tính luôn thời gian ở trong  quân đội Pháp. Lúc đầu ông Sửu đắn đo không ký nhưng về sau ông phải ký vì áp lực quá nặng. Vậy là tôi và Lê Văn Kim bị loại luôn. (Lúc ông Đôn là ông Tướng chỉ mới ở tuổi 48 – sinh năm 1917. Trong khi biết bao nhiêu Tướng, Tá Bắc Việt họ còn lớn tuổi hơn ông Đôn nhưng người ta vẫn đương nhiệm kinh nghiệm xông pha chỉ huy nơi chiến trường? - tqd).

Xong vấn đề nhân sự, còn lại là vấn đề thời thế và tình hình trong nước. Lúc đó ở thôn quê Việt Cộng gia tăng tấn công với những trận chiến khốc liệt. Trong thành phố lại biểu tình, biểu dương lực lượng mà hầu hết những vụ xuống đường này là phía Thiên Chúa giáo phản đối chính quyền yếu kém. (Đây là đám "thần dân của thành Rome" gây náo loạn trên đất nước Việt Nam! – tqd).

 Ngày 5 tháng 6 năm 1965, Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu và Thủ Tướng Phan Huy Quát cảm thấy bất lực trong việc ổn định tình thế nên đã từ chức trao quyền điều khiển Quốc gia lại cho Quân Đội." 

Trần Quang Diệu bàn đoạn trên:

Đặc điểm một: Nguyễn Khánh chỉnh lý bắt nhốt hết những ông Tướng lúc đảo chánh ông Diệm như Lê Văn Kim, Trần Văn Đôn, Tôn Thất Đính, Mai Hữu Xuân … và sau đó thì nhóm tướng trẻ áp lực nặng nề đòi Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu loại bỏ những Tướng, Tá có 25 năm kinh nghiệm quân ngũ.

Đặc điểm hai: "Lúc đó (1965 – tqd) ở thôn quê Việt Cộng gia tăng tấn công với những trận chiến khốc liệt. Trong thành phố lại biểu tình, biểu dương lực lượng mà hầu hết những vụ xuống đường này là phía Thiên Chúa giáo phản đối chính quyền yếu kém." 

Vậy mà, ngày nay, những tay hoài Ngô vì cái hồn ma của Ngô Đình Diệm mà họ không tiếc lời đổ thừa, rủa sả những vụ xuống đường biểu tình là chỉ có Phật giáo? Họ chửi rủa luôn những Tướng lãnh làm đảo chánh ông Diệm là làm loạn, là "bọn côn đồ". 

Và sau khi Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu, Thủ Tướng Phan Huy Quát từ chức, thì tới người nhận vai trò Thủ Tướng với danh xưng là Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương là ông Nguyễn Cao Kỳ mà ông Trần Văn Đôn đã viết:

"Hội Đồng (Quân Lực – tqd) cũng bầu một người nhận vai trò Thủ Tướng với danh xưng Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương. Trong phiên họp đó thoạt đầu có người đề nghị Nguyễn Chanh Thi nhưng Đại Tá Phạm Văn Liễu bàn với Nguyễn Chánh Thi không nên nhận bây giờ vì tình hình chưa được ổn định vì vậy nên Nguyễn Chánh Thi từ chối. Hội Đồng mới bầu Nguyễn Cao Kỳ vào chức vụ này." (TVĐ, sđd, tr 369. Từ đây người ta hay gọi là "Nội Các Chiến Tranh của Nguyễn Cao Kỳ", ra đời vào ngày 19.6.1965 - tqd).

Ông Đôn, trang 370:

"Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương Nguyễn Cao Kỳ cho dựng năm trụ cột trước chợ Bến Thành để xử tử những người làm hại quốc gia. Năm cột đó dành cho:

. Thương gia, đầu cơ tích trử lũng đoạn kinh tế,

. Công chức tham nhũng,

. Quân nhân tham ô,

. Tỉnh trưởng bóc lột,

.  Ăn cơm quốc gia hoạt động cho cộng sản.

Nhưng rồi Nguyễn Cao Kỳ chỉ cho bắn mỗi một mình Tạ Vinh người buôn bán gạo chợ đen và một Việt cộng đã có án tử hình. Mỹ (Do Thái? – tqd) cho rằng bắn người công khai là vô nhân đạo nên bắt phải dẹp mấy cột đó."

Biến Động Miền Trung:

"Suốt tháng 3 năm 1966 Miền Trung thật sôi động không những Phật giáo đồ mà dân chúng và các anh em quân nhân thuộc Quân Đoàn I cũng chống nhóm Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ và Nguyễn Hữu Có (1). Cuộc biến động Miền Trung càng lúc càng trầm trọng. Lúc đó Nguyễn Cao Kỳ đã lôi kéo được Thầy Tâm Châu ủng hộ Chính Phủ, nên khối Phật giáo chia làm hai là khối Ấn Quang và khối Vĩnh Nghiêm. Tháng 5 năm 1966, Thầy Thích Tâm Châu cho người đến chiếm Việt Nam Quốc Tự (nên gọi là Khối Việt Nam Quốc Tự), vì vậy mà hành động tranh đấu của Phật giáo không thống nhứt như lúc năm 1963" (2). 

Có thể nói, tình hình chính trị, nhân sự thì quân phiệt, độc tài, ép Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu và Thủ Tướng Phan Huy Quát chịu không thấu để phải từ chức; loại các sĩ quan thâm niên kinh nghiệm; thọc tay gây phân hóa nội bộ Phật giáo v.v… (tôi đang nắm một số văn kiện gốc ngay giai đoạn đương thời lúc bấy giờ 1966, 1967 về việc gây phân hóa nội bộ Phật giáo này ra sao khi người PG lúc đó lên tiếng). 

Là một quốc gia VNCH thì phải có nền dân chủ Hiến Định qua trưng cầu dân ý, bầu cử để bầu lên một Tổng Thống và soạn thảo Hiến Pháp chứ không thể chỉ để một Hội Đồng Quân Lực và một Nội Các Chiến Tranh của Nguyễn Cao Kỳ đóng vai Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương mãi mãi được. Đấy là lý do Phật giáo, Thượng tọa Thích Trí Quang, nhân dân, đồng bào Phật tử và anh em quân nhân miền Trung Quân Đoàn I đòi hỏi. 

Ông Đôn viết về điều đó:  

"Cuộc tranh đấu của Phật giáo và và dân quân miền Trung là đòi hỏi Chính Phủ quân nhân của Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ phải thành lập Quốc Hội Lập Hiến để có Hiến Pháp cho Miền Nam Việt Nam."

"Kết quả vụ biến động miền Trung là Thiệu, Kỳ đồng ý lập một Quốc Hội Lập Hiến để soạn thảo hiến pháp cho nước nhà. Quốc Hội Lập Hiến ra đời vào tháng 6 năm 1966, tháng 12 năm 1966 thì soạn xong Hiến Pháp." (Trần Văn Đôn sđd, tr 372, 373).

Vậy mà, biến động Miền Trung đã phải gây ra những vụ đàn áp khốc liệt, đưa đến có trên "200 người vừa chết vừa bị thương. Khoảng 6,000 sĩ quan, hạ sĩ quan và quân nhân đào ngũ, một số người không lối thoát phải chạy lên chiến khu của Việt Cộng." (TVĐ, sđd, cũng trang 372).

Đọc tiếp Trần Văn Đôn mô tả:

"Lúc đó Tướng Nguyễn Chánh Thi đang điều khiển Quân Đoàn I cùng một số đông anh em quân nhân công chức yểm trợ cuộc tranh đấu của đồng bào và Phật tử Miền Trung. Thị trưởng Đà Nẵng là Bác sĩ Nguyễn Văn Mẫn, tín đồ Thiên Chúa giáo nhưng thấy nguyện vọng tranh đấu của đồng bào và Phật tử hợp lý nên ủng hộ nhiệt tình. Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ gạt mời Nguyễn Chánh Thi vô họp rồi bắt giam giữ lại ở Sài gòn." (TVĐ, sđd, tr 371)

Tiếp theo, Sài gòn cứ gởi tướng nào ra miền Trung để thu xếp cho êm thắm, thì những tướng như Tôn Thất Đính, Huỳnh Văn Cao khi ra đấy thì ông nào cũng thấy nguyện vọng hợp lý của đồng bào, Phật tử, anh em quân nhân Quân Đoàn I cho nên không ông nào làm gì được, bèn xông vô Bộ Tư Lệnh Thủy Quân Lục Chiến Mỹ ở Đà Nẵng xin tị nạn chính trị.  Xin tị nạn chính trị như vậy nghĩa là Huỳnh Văn Cao và Tôn Thất Đính không thể trở lại Sài gòn chứ gì? 

Cuối cùng, một cuộc tấn công khốc liệt từ Sài gòn thì do đâu? Cũng theo Trần Văn Đôn, tr 371:

"Mỹ cho một số máy bay (cũng Mỹ nữa! – tqd) để Nguyễn Cao Kỳ và Tướng Cao Văn Viên Tổng Tham Mưu Trưởng đổ quân ra chiếm Đà Nẵng (đặng đến 1975 thì bỏ quân, bỏ nước, bỏ cả đồng bào mà dzọt êm thắm mất? – tqd) rồi từ Đà Nẵng tiến ra Huế cùng lúc đó không quân yểm trợ bắn chiếm các chùa. Thầy Trí Quang mới ra lệnh tất cả Phật tử đưa bàn thờ Phật ra đường để ngăn quân xa. Một số anh em Đuân Đoàn I cùng Phật tử và dân chúng kháng cự lại nhưng trước sự đàn áp thẳng tay của chính quyền Sài gòn, trước xe tăng và phi pháo thi nhau khạc đạn, những người lãnh đạo Miền Trung không muốn gây thêm chết chóc nên khuyên những ổ kháng cự của dân quân buông súng." (3) 

Đưa bàn thờ Phật ra đường là hình thức tranh đấu bất bạo động. Nhưng bàn thờ Phật có ngăn chặn được quân xa, chiến đấu cơ giội bomb và nòng súng khạc đạn hay không mà ngày nay nhóm Liên Thành và đám dư đảng Cần Lao cứ nhai tới nhai lui mãi? Bộ đám này luyến tiếc không còn cơ hội một thở tung hoành ngang dọc, làm mưa làm gió giết hại nhân dân đồng bào miền Trung qua lịnh của ông cậu Cẩn rồi đâm ra hậm hực mãi?

Chỗ đó, làm tôi tưởng, phải chi mà ông Viên, ông Kỳ, Mỹ cùng nhịp nhàng, thủy chung đến những ngày cuối của năm 1975 cương quyết yểm trợ chiến đấu cơ, cho súng khạc đạn như đã tấn công bắn phá chùa ở Đà Nẵng, Huế năm 1966 thì miền Nam không mất, khỏi đổ thừa? 

Sau biến động Miền Trung năm 1966, Phật giáo, TT Thích Trí Quang không làm gì đáng ngại nữa (Hiến Pháp Đệ Nhị VNCH đã ra đời). Ông Thiệu, ông Viên, ông Kỳ cứ mà lãnh đạo Đệ Nhị VNCH suốt 10 năm, không có ai ra tranh cử Tổng Thống với mình, nghĩa là "độc diễn". Mỹ đổ qua lần lần trên nửa triệu quân, một triệu quân VNCH, quân Nam Triều Tiên, Thái Lan, Úc, Tân Tây nữa mà để cho thua thì thôi chứ sao lại đổ thừa cho Phật giáo?

Anh em ông Diệm (Đệ Nhất VNCH) liên lạc với CS; ông Khánh (người thăng chức Trung Tướng và Thiếu Tướng cho ông Thiệu, ông Kỳ) cũng liên lạc với CS; ông Thiệu, ông Viên cầm viết kẽ lên bản đồ là sẽ giữ VNCH từ Ninh Hòa trở vào Nam nhưng cuối cùng lại sớm từ chức, được CIA Mỹ thu xếp co giò nhảy sớm thì thôi chứ sao lại đổ thừa cho Phật giáo? Thời Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu, Thủ Tướng Phan Huy Quát, những "thần dân của thành Rome" là Thiên Chúa giáo biểu tình chống "chính quyền yếu kém"; thời ông Nguyễn Văn Thiệu năm 1974 Thiên Chúa giáo – Lm Trần Hữu Thanh cũng biểu tình "chống"  chính quyền "tham nhũng" sao không chịu đổ thừa vậy hả? 

Mỹ "Do Thái" biết anh em ông Diệm liên lạc, móc nối với MTGPMN (ngoài chuyện giả dạng săn bắn để vô rừng là nhà của ông Tàu Chệt Mã Tuyên nằm ngay Chợ Lớn cho nên Mỹ "bật đèn xanh" cho đảo chánh. Ông Nguyễn Khánh cũng liên lạc với MTGPMN cho nên Mỹ biết, Mỹ cho lưu vong ra hải ngoại. Chính Mỹ là kẻ phát hiện ra Vũ Ngọc Nhạ v.v… Mỹ rất dữ. Vậy mà, ông TT Thích Trí Quang lại được Mỹ bảo vệ cho tị nạn suốt mấy tháng trời, từ đêm 20.8.1963 cho đến sau ngày 1.11.1963 lẫn cả thời gian chạy dài đến ngày Mỹ cuốn cờ rời khỏi miền Nam VN thì, Mỹ cũng không hề nói rằng ông TT Thích Trí Quang là "đồng chí" theo kiểu cách, theo luận điệu của những tay Cần Lao hoài Ngô vác thánh giá bao giờ. CSVN cũng không thể có lương phạn gì cho ông thầy Thích Trí Quang. Vì ông ta có công gì đâu? CS Bắc Việt rất thích để cho quân phiệt (không có chính phủ dân cử, không có Hiến Pháp) lãnh đạo miền Nam thì lòng dân càng nhanh chóng biến thành nhân dân của chính phủ CMLTCHMNVN nhiều hơn. Nhưng, ông thầy Thích Trí Quang lại làm hỏng mất ý muốn của họ nữa là khác. Cho nên, kẻ nào sử dụng hai chữ "đồng chí" để gán vào cho ông thầy Thích Trí Quang thì chỉ là trò hề kệnh cỡm, lố bịch.

Hai bên bờ giới tuyến:

Trong cuộc chiến tranh tương tàn dã man, khốc liệt bởi các thế lực tài phiệt và siêu cương quốc tế chỉ biết có quyền lợi của họ là trên hết, tôi không loại trừ có những thành phần Phật giáo lẫn Thiên Chúa giáo đều có ngã sang phe phái ở hai bên bời vĩ tuyến. Tuy nhiên, riêng trường hợp ông thầy Thích Trí Quang mà có kẻ bảo ông là "đồng chí" thì tôi phản đối quyết liệt. 

Đơn cử:

Miền Nam thì cả hai tôn giáo lớn là Phật giáo và Thiên Chúa giáo đều có tu sĩ tham gia ngành Tuyên Úy, có lương, có xe, có súng, có quân phục, có cận vệ v.v… Miền Bắc thì có những ông sư là đảng viên, cán bộ. MTGPMNVN thì có những ông sư như Thích Minh Nguyệt, Thích Thiện Hào đã từng là "Chủ Tịch Hội Phật Giáo Cứu Quốc Nam Bộ" – Thích Minh Nguyệt, lúc mà toàn dân nghe theo tiếng gọi "dậy mà đi hỡi đồng bào ơi" trong thời kháng chiến chống Pháp cứu nước. Có điều, ông thầy Thích Minh Nguyệt hoàn toàn là một nhà sư đi tu từ nhỏ, có tham gia phong trào Việt Minh chống Pháp rồi trở thành hàng ngũ của họ và bị bắt đày đi Côn Đảo cho đến năm 1974 thì trao đổi tù binh tại Lộc Ninh chứ không phải là "Đỗ Tấn Hời thợ hớt tóc" như Trần Trung Quân nói bậy ở sách "Trong Lòng Địch". Ông sư Minh Nguyệt sinh năm 1907 tại Thủ Dầu Một, Bình Dương, khi mà Ngài Đệ Tứ Tăng Thống GHPGVNTN Thích Huyền Quang mới 15 tuổi thì nhà sư Thích Minh Nguyệt này đã là cây viết chuyên nghiệp phụ trách tiết mục "Khởi Nguyên của Thiên Thai Thiền Giáo Tông" đăng trên Tạp Chí Bát Nhã Âm xuất bản năm 1935 lận cơ.

Nhân đây, tôi cũng muốn góp ý với tác giả Vũ Ánh ở Oakland, CA trong  một bài viết gần đây được phổ biến trên các diễn đàn bằng chủ đề "Thuong Toa Thich Quang Long" (Thượng Tọa Thích Quảng Long?). Có lẽ tác giả muốn nói về Thượng Tọa Thích Thanh Long, quyền Giám Đốc Nha Tuyên Úy Phật giáo sau khi TT Thích Tâm Giác (Giám Đốc) viên tịch/qua đời, nhưng ông Vũ Ánh lại viết lầm là "Thích Quảng Long" (người tham gia Nội Các của chính phủ Nguyễn Bá Cẩn năm 1975). 

Điểm thứ hai mà tác giả Vũ Ánh đã lầm là đoạn này: "

"Trong thời gian mới bị giam giữ, một hôm thầy (Thích Thanh Long? –tqd) được gọi ra làm việc để gặp hai vị sư quốc doanh là Thượng Tọa Thích Minh Nguyệt và Thích Thiện Siêu. Hai vị này ra sức thuyết phục và chiêu dụ thầy để thầy ủng hộ phong trào "Phật giáo yêu nước", và nói sẽ bảo lãnh cho thầy ra khỏi tù ngay để nhờ thầy góp công góp sức xây dựng phong trào Phật Giáo Yêu Nước này. Hai vị sư này chính là người mà Cảnh Sát Đặc Biệt thuộc lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia đã bắt giam trước năm 1975 vì hoạt động cho Cộng Sản."

Tôi nghĩ hai ông thầy mà tác giả Vũ Ánh đề cập ở đây là ông chỉ đúng có một là nhà sư Thích Minh Nguyệt. Còn nhà sư Thích Thiện Siêu mà Vũ Ánh muốn nói có lẽ Vũ Ánh đã lầm với nhà sư Thích Thiện Hào, sinh quán ở An Phú Đông, Gò Vấp, Gia Định. Hai ông Thích Minh Nguyệt và Thích Thiện Hào là cùng sư với nhau và tham gia từ thuở phong trào Việt Minh kháng Pháp cứu quốc. Hai ông sư Thích Minh Nguyệt và Thích Thiện Hào mới là những người đứng ra thành lập "Ban Liên Lạc Phật Giáo Yêu Nước" (BLLPGYN) chứ không phải Hòa thượng Thích Thiện Siêu. Nhà sư Thích Thiện Siêu cũng chưa bao giờ bị Cảnh Sát Đặc Biệt VNCH bắt lần nào trước năm 1975 vì hoạt động cho Cộng Sản. 

Chỉ từ Thích Thanh Long mà tác giả Vũ Ánh đã lầm sang Thích Quảng Long thì làm sao bảo đảm để ông có thể không lầm về nhà sư Thích Thiện Siêu này! 
Ngôi chùa Giác Ngạn tọa lạc trên đường Trương Minh Ký trước năm 1975 (hiện nay là đường Lê Văn Sĩ) mà Thượng tọa Thích Thanh Long trụ trì là ngôi chùa mà trước đó nhà sư Thích Thiện Hào làm tọa chủ trước khi ông được người ta "đưa vào chiến khu an toàn" rồi chuyển ra Bắc. Nhà sư Thích Thiện Hào cũng có một vị đệ tử là Đại Úy Tuyên Úy Phật giáo, đó là thầy Thích Tâm Đạt. Sau năm 1975 cũng phải đi tù "cải tạo" như bao nhiêu người khác. 

Kinh nghiệm về một cuộc chiến khốn nạn đã tàn, thì cả hai bên bờ vĩ tuyến một thời mà anh em, cha con, họ hàng ruột thịt và nghĩa đồng bào thi nhau bóp cò cho nòng súng khạc đạn vào mỗi khi màn đêm buông xuống. Bây giờ, con người cho dù có nung nấu, phun mửa lòng hận thù tới đâu đi chăng nữa cũng chẳng giải quyết được gì. Một ngày nào đó xã hội Việt Nam cho dù có thay đổi ra sao thì thiết nghĩ không một chính phủ đương hành nào lại có thể ngu ngốc cho phép con người tiếp tục lao vào con đường nồi da xáo thịt. Quốc tế, Liên Hiệp Quốc, lương tâm nhân loại  thời đại văn minh nào lại cho phép chúng ta làm điều đó, phải không vậy hả? 

Tôi nói, những người Việt Nam, nhất là những người Việt Nam theo đạo Thiên Chúa giáo Vatican La Mã, điều tốt nhất là quý vị hãy nên xác định vị trí đứng của mình cho rõ ngay trong huyết quản về một trong hai điều là giữa con dân Việt Nam với "thần dân của thành Rome" trước khi quý vị có thể hung hăng mắng nhiếc về bất cứ nhà sư Phật giáo Việt Nam nào, một đồng bào Việt Nam nào đã sinh ra và trưởng thành trên xứ mẹ đã từng hệ lụy trong hai cuộc chiến tranh trong thời cận đại là: Quân viễn chinh thực dân xâm lăng Pháp và cuộc chiến tranh tương tàn về hai chủ nghĩa Quốc, Cộng mà kẻ cầm cân điều hành là những bàn tay, những cái vòi sút tu bạch tuộc tài phiệt và siêu cường quốc tế gây nên, trong đó có Vatican La Mã. 

Chính tôi đã từng cảm động với nỗi bùi ngùi nhắc lại qua những lời nhạc của một nhạc sĩ nào đó: 

"Hằng đêm quê hương đạn bay súng nổ". Không một ai, không một tuổi trẻ nào có thể không ước mơ khung cảnh thanh bình lên quê hương, và cương quyết phản đối, chống lại hiểm họa nồi da xáo thịt vì lý do gì đó mà nó có thể phải bị lập lại. 

Vào một dạo nào đó trong các đạo binh mà con người hùng hổ lao vào con đường chém giết, ở đấy, cả hai bên thì phía nào cũng có một vị Linh mục cầu nguyện cho đạo quân của phe mình bình an cho đến khi ca khúc khải hoàn thắng trận. Hoàn cảnh oái oăm nghiệt ngã và trái khoáy như vậy, người ta không thể biết được là Chúa sẽ đang đứng về phía nào? Nếu Chúa đứng ở hai bên thì con người sao lại có thể chém giết được? Còn bằng như Chúa mà thiên vị thì làm sao có thể nói được là "Thiên Chúa công bằng", "Thiên Chúa lòng lành vô cùng"?

Hy vọng những "thần dân của thành Rome" có gốc cội cha ông của họ là dòng dõi Việt Nam sớm quay về với chính quê hương dân tộc và nghĩa đồng bào (một bọc) để khả dĩ vơi đi bớt lòng thù hận vô lý mà xem ra đa phần người ta chỉ có biết vâng phục vào đấng "thánh cha" "bề trên" ngồi đâu một góc nhỏ bên khung trời nước Ý. Tôi nói như thế không phải là vô căn, khi mà, trước đây Linh mục Hoàng Quỳnh đã từng khẳng khái: "Thà mất nước chứ không thà (để cho) mất Chúa". "Hồn thiêng sông núi" xứ Việt thường được phô diễn trên vành môi, qua lỗ miệng lúc bấy giờ mang để ở đâu mà có thể ăn nói kỳ lạ vậy?


Trần Quang Diệu

------------------------------------
1) Nguyễn Khánh chỉnh lý bắt nhốt một số tướng lãnh làm đảo chánh lật đổ ông Diệm (để rồi sau này liên lạc với MTGPMN như anh em ông Ngô Đình Diệm trước đó đã làm) như đã nêu trong bài. Còn mấy ông này cũng vậy thôi: Ông Thiệu thì Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Thuỷ Quân Lục Chiến bao vây tấn công Thành Cộng Hòa và Dinh Gia Long. Ông Nguyễn Cao Kỳ thì nắm đơn vị Không Quân, chiến đấu cơ cho quân đảo chánh. Ông Nguyễn Hữu Có thì ra lệnh lính của Sư Đoàn 7 kéo hết tàu bè từ phía Bến Tre sang bên Mỹ Tho, làm cho lính sư đoàn 9 của Huỳnh Văn Cao và Đại Tá Bùi Dinh đùn ở Bến Tre, không qua sông để về Sài gòn cứu giá cho chúa Ngô Đình Diệm được.

2) Vậy mà ngày nay cỏ kẻ chỉ nghe lóm cho nên họ mới tố cáo bậy là mấy ông thầy Ấn Quang chiếm Việt Nam Quốc Tự. Rồi đặt đĩa máu lên trên bàn để đe dọa Thầy Tâm Châu. Phải chăng đĩa máu ấy là do những bàn tay du côn, lông lá đã ném đá giấy tay, giở thủ đoạn gây nghi ngờ cho nội bộ Phật giáo mà chính Thầy Tâm Châu cũng không ngờ để mới có thể viết đại vào "Bạch Thư" gì đó rồi đám dư đảng Cần Lao mới khoái mà chụp lấy để rêu rao bêu rếu? Tại sao ông Nhu đã cho có đến 200 Mật Vụ cạo đầu làm sư (theo Quốc Tuệ trong sách Phật giáo Tranh Đấu 1963) để len lỏi phá hoại nội bộ Phật giáo được mà một đĩa máu với một con dao mà bọn ma mãnh chính trị không có thể làm được?

3) Vị cựu Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH đều có can dự chức vụ tương tự trong hai thời kỳ Đệ Nhất và Đệ Nhị VNCH, Trung Tướng Trần Văn Đôn cho ra đời Hồi Ký của ông năm 1989 trong lúc mà gần như hầu hết những nhân vật trọng yếu mà tập Hồi Ký đề cập đều còn sống và đang có mặt ở hải ngoại, nhất là tại Hoa Kỳ. Chúng ta cũng không thấy ai phản ứng gì đáng kể về những nội dung mà "Việt Nam Nhân Chứng" của ông Trần Văn Đôn ghi xuống. Do đó, mức độ khả tín phải nói là rất cao.

No comments:

Post a Comment