12 March 2012

Trung Quốc Hán Hóa Cam Bốt



Trung Quốc Hán Hóa Cam Bốt

Trần Khải

Đó là chuyện đang xảy ra: trong khi Hải Quân Trung Quốc ầm ĩ ngoaì Biển Đông, một mặt trận khác đang áp sát bên hông Việt Nam, nơi những cánh rừng biên giới Cam Bốt và Lào.

Với tiền tung ra như mưa, các công ty tư bản đỏ Bắc Kinh đang mua quyền khai thác nhiều ngàn hecta rừng Cam Bốt. Và không có gì bảo đảm là, sau khi mãn hạn 99 năm khai thác, các công ty TQ sẽ trả lại đất này cho Cam Bốt, và sau nhiều thế hệ tuổi trẻ trong các vùng sẽ nói hai thứ tiếng Hoa và tiếng Khmer, không có gì để bảo đảm căn cước các thế hệ tương lai không phải là dòng máu TQ.

Thông tin này do Reuters đưa ra hôm 7-3-2012. Lược dịch như sau:

Một thời là những rừng già, nơi cư ngụ của cọp, voi, gấu... nhưng bây giờ rừng quốc gia Botum Sakor National Park ở tây nam Cam Bốt đang bị xóa sổ nhanh chóng để nhường chỗ cho các tay đánh bạc Trung Quốc.

Chut Wutty, giám đốc của hội bênh vực môi trường Natural Resource Protection Group bản doanh ở Nam Vang, nói rằng một thời nơi này là rừng, bây giờ chính phủ bán đất cho tư bản đỏ TQ rồi. Ông nói đó là Tianjin Union Development Group, một công ty điạ ốc từ bắc TQ, hiện đang biến 340 kilomét vuông rừng Botum Sakor trở thành khu giaỉ trí sòng bài khổng lồ.

Một xa lộ dài 64 km gần hoàn tất sẽ cắt xuyên rừng với 4 lằn chạy qua nơi hầu hết là rừng nguyên sinh. Các khu rừng và nơi trú ẩn cho thú rừng ở Cam Bốt đang biến mất nhanh chóng trước làn sóng đầu tư của tư bản TQ, theo lời Chut Wutty và các nhà hoạt động khác.

Năm ngoái, chính phủ Cam Bốt nhượng quyền khai thác đất cho nhiều công ty TQ để phát triển 7,631 kilômét vuông đất, hầu hết là rừng quốc gia, theo khảo sát của Tổ Chức Phát Triển và Nhân Quyền Cam Bốt (ADHOC).
Vùng đất nhượng quyền này tăng gấp 6 lần từ năm 2010 tới 2011, phần lớn vì tư bản TQ tập trung bơm tiền vào đầu tư.

Các gia đình ngư dân ở Botum Sakor nói rằng công ty Union Group dùng kỹ thuật bạo lực để đẩy họ vào sâu hơn. Srey Khmao, 68 tuổi, từ Thmar Sar, nói, "Đây là đất của ông nội tôi để lại. Tôi sống bình yên cho tới khi Union Group tới đe dọa dân làng, buộc phải dọn đi."

Viện trợ Trung Quốc thường mang hình thức các dự án xây hạ tầng với không ràng buộc điều kiện, nên đã giúp Thủ Tướng Hun Sen bớt lệ thuộc các nước cấp viện Tây Phương, nơi thường đòi minh bạch hồ sơ và đòi tôn trọng nhân quyền.

Chiếm đất, khai thác gỗ rừng lậu và cưỡng chế trục xuất là bình thường ở Cam Bốt. Nhưng với nhượng quyền khai thác đất, chính phủ Cam Bốt đã hợp pháp hóa các hành vi trên ở diện rộng trên các khu rừng hoang dã cuối cùng, theo lời các nhà hoạt động.

Hội nhân quyền Cambodian Center for Human Rights nói, các công ty từ Cam Bốt, từ Việt Nam và nhiều nước khác đang túa vào mua quyền khai thác đất, chủ yếu trồng cao su và các cây nông nghiệp. Nhưng các dự án lắm tiền nhất là khai thác mỏ vàng và các khoáng sản khác thì hầu hết là trao cho các công ty Trung Quốc.

Luật về tài nguyên đất của Cam Bốt năm 2001 cấm việc nhượng quyền khai thác đất rộng hơn 10,000 hectares (tức 24,700 acres). Nhưng hãng TQ Union Group đã ký được hợp đồng 99 năm nhờ một sắc lệnh hoàng gia năm 2008 để cho khai thác 36,000 hectares đất từ Botum Sakor.

Trong cùng năm, một hợp đồng ký bởi Bộ Trưởng môi Trường Mok Mareth và chủ tịch hội đồng quản trị Li Zhi Xuan của Union Group: công ty năm ngoái được trao thêm 9,100 hectares giáp giới đất đã ký để xây một đập thủy điện.

Union Group có tham vọng lớn cho khu vực này, sẽ làm một mạng lưới đường lộ, một phi trường quốc tế, một hải cảng cho các tàu du thuyền lớn, 2 hồ trữ nước, các khu nhà condo, các khách sạn, các bệnh viện, các sân golf và một sòng bài có tên là "Angkor Wat on Sea," theo bản hợp đồng và theo thông tin từ trang web công ty.

Như thế sẽ bơm 3.8 tỷ đôla vào khu nghỉ dưỡng Botum Sakor, theo con số đưa ra bởi Bun Leut, tỉnh trưởng tỉnh ven biển Kok Kong, được các hội nhân quyền dẫn ra. Vùng khai thác này rộng gần phân nửa diện tích Singapore. Dân chúng trong vùng nói rằng nơi này đã được các kỹ sư TQ đặt tên là "Rồng 7 Đầu" (Thất Đầu Long), hay là "Hong kong II."

Cheang Sivling, quản đốc người Cam Bốt biết tiếng TQ làm về phân xưởng xây đường của Union Group, nói nơi naỳ chưa có tên gọi, chỉ là tin đồn thôi.

Xa lộ có 4 lằn đường, xây với chi phí 1.1 triệu đô/dặm, một phần trong mạng lưới đường sẽ do Union Group xây cho cả Botum Sakor, theo lời Cheang.

Mathieu Pellerin, nhà nghiên cứu trong hội nhân quyền Licadho của Cam Bốt, ghi nhận rằng xây mạng lưới đường này sẽ cho dân khai thác gỗ lậu có lối xe lớn vào, và sẽ tăng tốc xóa sổ rừng.

Ông nói, "Botum Sakor đang tan chaỷ rồi." Nơi làm việc dọc xa lộ đã dựng lên nhiêù căn nhà cho kỹ sư TQ, và được canh gác bởi chiến binh Cam Bốt.

Chey Pheap, 42 tuổi, chủ 1 tiệm tạp hóa, nói, "Tôi bất mãn, nhưng không làm gì được." Ông và các dân làng còn lại sẽ phải dọn sang các căn nhà xa 10 kilômét cách đó.

Khi được hỏi về nơi sắp dọn tới, một ngươì hàng xóm của Chey là Nhorn Saroen, 52 tuổi, trong nhóm hàng trăm gia đình sắp phải dọn nhà để chỗ cho tư bản TQ lấy đất, nói, "Nơi sẽ tới thì không có việc làm, không có nước, không trường học, không chùa. Chỉ có sốt rét. Chúng tôi được lệnh chỉ thị rằng đó là đất TQ, nên chúng tôi không có quyền chặt 1 cây nào cả. Có vài người phản đốâi, nói sẽ không đi rồi. Thế là họ bị lấy đất và bây giờ họ khôngcó gì hết."

Pellerin nói hợp đồng nhượng đất của Cam Bốt với Union Group thật là chấn động, khó hiểu, vì "Cam Bốt đang trao 36,000 hectares đất cho 1 công ty ngoại quốc mà không giám sát gì bao nhiêu mà cũng không có lợi ích hiển nhiên gì cho dân chúng."

Một phần hợp đồng: Union Group ký thác 1 triệu đô vào Hội Đồng Phát Triển Cam Bốt, nhưng không trả lệ phí nào trong thập niên đầu tiên của hợp đồng.

Nhà hoạt động Chut Wutty nói, "Bạn tin rằng sau 99 năm đất này sẽ được trả lại cho Cam Bốt sao? Bạn nghĩ là người ta sẽ đá văng mấy ông TQ ra chăng? Không đâu. Mất vĩnh viễn rồi."

Trần Khải
http://www.vietbao.com/D_1-2_2-349_4-188401_5-50_6-1_17-178380_14-2_15-2/

No comments:

Post a Comment